Ước mơ của cậu bé 13 tuổi cao 80 cm
- 09:23 06-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vừa sinh nhật tuổi 13 nhưng Nguyễn Nhật Huỳnh (xóm 1/5, xã Tân Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn chỉ thấp bé như một học sinh lớp 1 với chiều cao 80 cm, nặng 24kg. Bởi từ khi sinh ra, em đã mắc phải căn bệnh “không thể lớn” do di chứng của chất độc da cam. Thế nhưng, vượt qua bao khó khăn, cậu bé tí hon ấy vẫn nỗ lực đi tìm con chữ để vẽ nên bức tranh tương lai đầy màu sắc.
Vượt khó đến trường
Tôi gặp Huỳnh trong một buổi đến trường giữa tháng Tư với những cơn gió Lào nóng đến rát da thịt ở mảnh đất xứ Nghệ. Dáng người loắt choắt nhưng trông khá nhanh nhảu, đôi mắt to tròn, đen láy hấp háy. Giọt mồ hôi lăn lấm tấm trên vầng trán vuông vức, rám nắng cho tôi cảm nhận về sự khó nhọc của hành trình đi tìm con chữ dài hơn 5 cây số đường đồi dốc. Để rồi ấn tượng đọng lại trong tôi là một vẻ mặt ẩn chứa nhiều nỗi buồn thầm kín và dường như em ngần ngại chia sẻ.
Kể về gia cảnh của mình, Huỳnh cho biết, em là con thứ 2 trong một gia đình có 3 anh chị em. Cha em bị dị tật từ lúc mới sinh, do di chứng chất độc da cam truyền từ ông nội lúc đi tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam. Vì vậy, một mình mẹ Huỳnh phải tảo tần sớm hôm làm đủ thứ nghề để vừa chăm chồng tật nguyền, vừa nuôi các con ăn học. Và dường như cũng vì những điều đó mà cả 3 chị em Huỳnh sớm có tính tự lập, chịu khó học hành.
Trước Huỳnh là chị gái tên Nguyễn Thị Duyên (SN 2001), mặc dù học giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn mà vừa hết lớp 9, Duyên phải bỏ dở con đường tương lai để đi làm thuê giúp mẹ chăm lo cho gia đình. Sau Huỳnh là người em trai “lỡ kế hoạch” tên là Nguyễn Nhật Đông mới hơn 1 tuổi.
Trong số 3 chị em, thì mẹ thương và chiều chuộng Huỳnh nhất. Lý do giải thích cho điều này không phải vì em là đứa duy nhất trong 3 chị em bị tật nguyền mà còn bởi sự hiếu thảo đối với cha mẹ và những cố gắng của Huỳnh. Điều đó được thể hiện trên những bước chân khó nhọc để tìm đến con chữ mà hàng ngày em vẫn đi.
Những ngày đầu cắp sách tới trường, Huỳnh luôn bị các bạn chọc ghẹo, đùa cợt, bị nhìn bằng những ánh mắt tò mò, hiếu kỳ từ những người đối diện. “Ai lần đầu tiên gặp em cũng nhìn mình bằng ánh mắt lạ lẫm và thậm chí có những bạn còn buông lời giễu cợt, trêu đùa. Cái cảm giác đó cứ ám ảnh mình mỗi khi đến đường. Nhiều lần bị bạn bè trêu chọc mà em cảm thấy sợ đến lớp, sợ những đám người xúm lại bàn tán về ngoại hình không bình thường của mình khiến mỗi lần có người lạ đến thì em lại trốn chạy. Nhưng vì thương mẹ và chị vất vả kiếm tiền nuôi mình ăn học, lại được mọi người động viên nên lâu dần cũng thành quen, em chấp nhận điều đó mà cố gắng hơn”.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày được mẹ đứa đi đón về lẫn ngày em phải xin ngồi nhờ xe bạn, suốt 7 năm qua, Huỳnh vẫn cố gắng bám trường lớp để giấc mơ con chữ đang dang dở của người chị gái sẽ được hiện thực hoá. Và đó cũng là điều mà cả bố và mẹ em đang trông mong ở 2 anh em Huỳnh.
“Con đường từ nhà đến trường học dài gần 7 cây số, lại chỉ toàn đèo dốc cao. Ngày trước, khi chưa mở đường lớn, việc đi lại khó khăn, vất vả lắm, hoặc mẹ hoặc em xin đi nhờ xe các bạn để đến lớp rồi hết giờ lại về. Những ngày học hai buổi, em phải tự chuẩn bị cơm nắm cho bữa trưa. Hôm nào được ăn cơm nắm với muối vừng là em thấy ngon miệng lắm rồi”, Huỳnh tâm sự.
Mơ về tương lai tươi sáng
Bước sang tuổi 13, Huỳnh không khác cậu học sinh lớp 1 khi chiều cao chỉ đạt 80 cm và cân nặng chỉ 24 kg. Căn bệnh “không thể lớn” mà nguyên nhân chính là di chứng chất độc màu da cam truyền từ ông nội khiến em “chìm” đi khi đứng cùng đám bạn cùng lớp. Để từ ngày đi học cho đến hiện tại, vị trí ngồi của em luôn được ưu tiên bàn đầu tiên.
“Trong cơ thể em như có một luồng khí nóng ran luôn thường trực trong người, mỗi khi trái gió trở trời nó lại tái phát làm em khó chịu vô cùng. Lúc đó em cảm thấy người như không còn sức lực, đầu óc quay cuồng, cùng với đó là cảm giác mệt mỏi khiến em không thể làm gì được và cách duy nhất lúc đó là nhắm mắt lại rồi ngủ thiếp đi để xua tan cơn khó chịu, mệt mỏi”, Huỳnh kể.
Khó khăn là thế, nhưng với nghị lực phi thường, Huỳnh vẫn không thôi quyết tâm theo đuổi con chữ để sau này biến những ước mơ mà cậu ấp ủ bấy lâu trở thành hiện thực.
Chia sẻ về sự nỗ lực của học sinh Nguyễn Nhật Huỳnh, thầy Lê Xuân Quyền - Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thắng cho biết: Nguyễn Nhật Huỳnh là một học sinh giàu nghị lực. Mặc dù bị tật khiến việc đi lại không được thuận lợi như các bạn khác, trong khi hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, con đường từ nhà đến trường lại xa xôi nhưng em vẫn cố gắng đến lớp để theo học cùng bạn bè. Hiện tại, nhà trường cũng đã cố gắng tạo điều kiện để Huỳnh và các bạn có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp đầy đủ.
Tôi gặp Huỳnh trong một buổi đến trường giữa tháng Tư với những cơn gió Lào nóng đến rát da thịt ở mảnh đất xứ Nghệ. Dáng người loắt choắt nhưng trông khá nhanh nhảu, đôi mắt to tròn, đen láy hấp háy. Giọt mồ hôi lăn lấm tấm trên vầng trán vuông vức, rám nắng cho tôi cảm nhận về sự khó nhọc của hành trình đi tìm con chữ dài hơn 5 cây số đường đồi dốc. Để rồi ấn tượng đọng lại trong tôi là một vẻ mặt ẩn chứa nhiều nỗi buồn thầm kín và dường như em ngần ngại chia sẻ.
Kể về gia cảnh của mình, Huỳnh cho biết, em là con thứ 2 trong một gia đình có 3 anh chị em. Cha em bị dị tật từ lúc mới sinh, do di chứng chất độc da cam truyền từ ông nội lúc đi tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam. Vì vậy, một mình mẹ Huỳnh phải tảo tần sớm hôm làm đủ thứ nghề để vừa chăm chồng tật nguyền, vừa nuôi các con ăn học. Và dường như cũng vì những điều đó mà cả 3 chị em Huỳnh sớm có tính tự lập, chịu khó học hành.
Trước Huỳnh là chị gái tên Nguyễn Thị Duyên (SN 2001), mặc dù học giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn mà vừa hết lớp 9, Duyên phải bỏ dở con đường tương lai để đi làm thuê giúp mẹ chăm lo cho gia đình. Sau Huỳnh là người em trai “lỡ kế hoạch” tên là Nguyễn Nhật Đông mới hơn 1 tuổi.
Trong số 3 chị em, thì mẹ thương và chiều chuộng Huỳnh nhất. Lý do giải thích cho điều này không phải vì em là đứa duy nhất trong 3 chị em bị tật nguyền mà còn bởi sự hiếu thảo đối với cha mẹ và những cố gắng của Huỳnh. Điều đó được thể hiện trên những bước chân khó nhọc để tìm đến con chữ mà hàng ngày em vẫn đi.
Những ngày đầu cắp sách tới trường, Huỳnh luôn bị các bạn chọc ghẹo, đùa cợt, bị nhìn bằng những ánh mắt tò mò, hiếu kỳ từ những người đối diện. “Ai lần đầu tiên gặp em cũng nhìn mình bằng ánh mắt lạ lẫm và thậm chí có những bạn còn buông lời giễu cợt, trêu đùa. Cái cảm giác đó cứ ám ảnh mình mỗi khi đến đường. Nhiều lần bị bạn bè trêu chọc mà em cảm thấy sợ đến lớp, sợ những đám người xúm lại bàn tán về ngoại hình không bình thường của mình khiến mỗi lần có người lạ đến thì em lại trốn chạy. Nhưng vì thương mẹ và chị vất vả kiếm tiền nuôi mình ăn học, lại được mọi người động viên nên lâu dần cũng thành quen, em chấp nhận điều đó mà cố gắng hơn”.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày được mẹ đứa đi đón về lẫn ngày em phải xin ngồi nhờ xe bạn, suốt 7 năm qua, Huỳnh vẫn cố gắng bám trường lớp để giấc mơ con chữ đang dang dở của người chị gái sẽ được hiện thực hoá. Và đó cũng là điều mà cả bố và mẹ em đang trông mong ở 2 anh em Huỳnh.
“Con đường từ nhà đến trường học dài gần 7 cây số, lại chỉ toàn đèo dốc cao. Ngày trước, khi chưa mở đường lớn, việc đi lại khó khăn, vất vả lắm, hoặc mẹ hoặc em xin đi nhờ xe các bạn để đến lớp rồi hết giờ lại về. Những ngày học hai buổi, em phải tự chuẩn bị cơm nắm cho bữa trưa. Hôm nào được ăn cơm nắm với muối vừng là em thấy ngon miệng lắm rồi”, Huỳnh tâm sự.
Mơ về tương lai tươi sáng
Bước sang tuổi 13, Huỳnh không khác cậu học sinh lớp 1 khi chiều cao chỉ đạt 80 cm và cân nặng chỉ 24 kg. Căn bệnh “không thể lớn” mà nguyên nhân chính là di chứng chất độc màu da cam truyền từ ông nội khiến em “chìm” đi khi đứng cùng đám bạn cùng lớp. Để từ ngày đi học cho đến hiện tại, vị trí ngồi của em luôn được ưu tiên bàn đầu tiên.
“Trong cơ thể em như có một luồng khí nóng ran luôn thường trực trong người, mỗi khi trái gió trở trời nó lại tái phát làm em khó chịu vô cùng. Lúc đó em cảm thấy người như không còn sức lực, đầu óc quay cuồng, cùng với đó là cảm giác mệt mỏi khiến em không thể làm gì được và cách duy nhất lúc đó là nhắm mắt lại rồi ngủ thiếp đi để xua tan cơn khó chịu, mệt mỏi”, Huỳnh kể.
Khó khăn là thế, nhưng với nghị lực phi thường, Huỳnh vẫn không thôi quyết tâm theo đuổi con chữ để sau này biến những ước mơ mà cậu ấp ủ bấy lâu trở thành hiện thực.
Chia sẻ về sự nỗ lực của học sinh Nguyễn Nhật Huỳnh, thầy Lê Xuân Quyền - Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thắng cho biết: Nguyễn Nhật Huỳnh là một học sinh giàu nghị lực. Mặc dù bị tật khiến việc đi lại không được thuận lợi như các bạn khác, trong khi hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, con đường từ nhà đến trường lại xa xôi nhưng em vẫn cố gắng đến lớp để theo học cùng bạn bè. Hiện tại, nhà trường cũng đã cố gắng tạo điều kiện để Huỳnh và các bạn có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp đầy đủ.
Tác giả bài viết: Như Sương
Nguồn tin: