Nguy cơ ô nhiễm vì nhập 'rác' sắt thép
- 11:21 05-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện mỗi ngày VN nhập khẩu hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu. Chỉ trong quý 1 vừa rồi, lượng thép nhập khẩu đã lên tới hơn 1 triệu tấn khiến nhiều người lo ngại, nguy cơ ô nhiễm môi trường gia tăng từ việc luyện thép từ phế liệu.
Đừng để thành bãi rác công nghiệp của các nước
Thống kê của Tổng cục Hải quan trong 3 tháng đầu năm cho thấy, cả nước đã nhập khẩu (NK) hơn 1 triệu tấn sắt thép phế liệu với tổng trị giá hơn 276,76 triệu USD, tăng hơn 44% về lượng và 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường cung cấp sắt thép phế liệu về VN chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc… Trong đó, lượng phế liệu NK hầu hết từ các thị trường đều tăng rất mạnh từ 200 - 700% so với cùng kỳ năm trước như: Úc, Singapore, Chile, Canada, New Zealand và Campuchia (giảm từ Nhật, Philippines...). Thậm chí NK sắt thép phế liệu từ Mỹ tăng 961% về lượng và tăng đến 1.615% trị giá, thị trường Nam Phi tăng đột biến tới 2.730% về lượng và tăng 2.470% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dù không có những thống kê phân loại chi tiết nhưng sắt thép phế liệu NK có nhiều loại, nếu là thép xây dựng được loại bỏ từ các công trình sẽ được tận dụng tối đa để luyện gang, thép. Nếu sắt thép phế liệu ở dạng cấu kiện như: máy móc, thiết bị, linh kiện, vi mạch, hoặc tàu thuyền, dây chuyền... phải qua quá trình tháo dỡ từng linh phụ kiện mới đưa vào sản xuất. Điều này cũng khiến mất thêm chi phí, lưu kho bãi và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, đây là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất phôi thép theo công nghệ lò điện hồ quang. Lượng sắt thép phế liệu NK trong quý 1 tăng mạnh cho thấy nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước đang phát triển. Tại VN, các nhà máy sản xuất theo công nghệ này hiện đang chiếm khoảng hơn 70% công suất của cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động NK phế liệu luôn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nhiều mặt hàng như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, linh kiện điện tử có chứa chất thải nguy hại đã bị NK trái phép vào VN thông qua khai báo là sắt thép phế liệu.
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết những mặt hàng phế liệu được NK “chui” đều là những mặt hàng bị cấm như ắc quy, dầu nhớt thải, các linh kiện điện tử có chứa các chất gây ô nhiễm như chì… Báo cáo của hơn 54 sở TN-MT gửi Bộ TN-MT cho thấy, nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) tái chế sắt thép phế liệu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015 - 2016, đã có nhiều vụ NK sắt thép phế liệu tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng “ruột” là linh phụ kiện tàu thuyền, máy móc đã qua sử dụng. Ví dụ, một trong những vụ “NK rác” lớn nhất mà cơ quan chức năng phát hiện tại Hải Phòng DN khai báo là sắt thép phế liệu nhưng sau khi kiểm tra, chỉ có 2 container là hàng đúng khai báo, còn lại 18 container là các linh kiện điện tử, vi mạch điện tử... đã qua sử dụng. Đây là nguy cơ khiến VN có thể trở thành bãi rác công nghiệp của các nước.
Không khuyến khích sản xuất thép
Dù đã có quy định chỉ cho phép các DN đáp ứng tiêu chí có nhà xưởng, kho bãi chuyên dụng, có mái che, xử lý thoát nước... mới được NK sắt thép phế liệu; hay khi NK, các DN phải ký quỹ 20% lô hàng để đảm bảo nếu xảy ra tác động đến môi trường sẽ lấy kinh phí xử lý và ứng phó, thế nhưng trên thực tế như đã nêu, vẫn có nhiều đơn vị gian lận để lách NK hàng loạt phế liệu khác.
Theo GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thời gian qua việc cho phép NK phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất chỉ làm lợi cho các DN liên quan. Nhưng lại khiến vấn đề môi trường của VN càng ô nhiễm hơn bởi những “rác thải” công nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
Đó là chưa kể sản xuất thép tại VN không thể cạnh tranh được với giá thép đang rất rẻ từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc. Sản xuất thép dù bằng công nghệ tái chế phế liệu hay luyện từ quặng thì đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Thay vì khuyến khích một ngành sản xuất không thân thiện môi trường thì đã đến lúc VN cần tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh hơn, sẽ hiệu quả hơn cho cả kinh tế lẫn môi trường.
Còn theo một nghiên cứu của hai chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quang Thái và TS Bùi Trinh, tỷ lệ ô nhiễm của VN đang gia tăng rất nhanh và dự báo có thể đứng trong hàng đầu thế giới sau 10 năm nữa.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu mức tăng trưởng bình quân GDP hằng năm từ 2012 - 2020 là 6,5% thì khối lượng chất thải CO2 tăng từ 139 triệu tấn năm 2010 lên 263 triệu tấn năm 2020 và tổng số chất thải khí tăng từ 268 triệu tấn lến 480 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy mức tăng bình quân về CO2 là 6,8%.
TS Bùi Trinh nhấn mạnh: Sản xuất thép nói chung là một ngành công nghiệp có lượng khí thải rất cao, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nếu không được kiểm soát chặt. Thậm chí, nếu theo tính toán của các chuyên gia trên thế giới, năm 2014 Mỹ đã chi đến 6,36 tỉ USD để khử ô nhiễm trong sản xuất 88,174 triệu tấn thép.
Tính ra Mỹ phải chi đến 74 USD để làm sạch môi trường khi sản xuất 1 tấn thép. “Nếu như các nhà máy sản xuất thép tại VN làm đúng tiêu chuẩn như Mỹ thì tôi nghĩ sẽ không có ai còn lợi nhuận. Như vậy dù sản xuất thép bằng công nghệ nào thì việc kiểm soát ô nhiễm cũng đặc biệt quan trọng, nếu không dễ dàng gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, VN cần hướng đến sản xuất xanh, sạch hơn là lựa chọn công nghiệp nặng như trước đây. Do đó không thể khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất thép trong thời gian tới”, TS Bùi Trinh nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích thêm: Sản xuất thép là ngành thâm dụng nhiên liệu. VN được dự báo sẽ thiếu hụt lớn về điện nên không thể đi phát triển ồ ạt thép. Bởi việc đầu tư về điện như thủy điện, nhiệt điện cũng gây tác hại lớn đến môi trường.
Bên cạnh đó, sản xuất thép không phải là ngành có lợi thế cạnh tranh của VN khi nguồn nguyên liệu phải NK. Hơn nữa, xu thế phát triển của kinh tế thế giới hiện nay không phải dựa trên nền tảng phát triển công nghiệp nặng như trước đây. Trong đó, quan trọng nhất là khai thác lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Ví dụ, VN chưa khai thác hết được giá trị gia tăng của kinh tế biển, chưa đẩy mạnh phát triển nuôi trồng chế biến thủy hải sản hay tiềm năng của du lịch...
Thống kê của Tổng cục Hải quan trong 3 tháng đầu năm cho thấy, cả nước đã nhập khẩu (NK) hơn 1 triệu tấn sắt thép phế liệu với tổng trị giá hơn 276,76 triệu USD, tăng hơn 44% về lượng và 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường cung cấp sắt thép phế liệu về VN chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc… Trong đó, lượng phế liệu NK hầu hết từ các thị trường đều tăng rất mạnh từ 200 - 700% so với cùng kỳ năm trước như: Úc, Singapore, Chile, Canada, New Zealand và Campuchia (giảm từ Nhật, Philippines...). Thậm chí NK sắt thép phế liệu từ Mỹ tăng 961% về lượng và tăng đến 1.615% trị giá, thị trường Nam Phi tăng đột biến tới 2.730% về lượng và tăng 2.470% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dù không có những thống kê phân loại chi tiết nhưng sắt thép phế liệu NK có nhiều loại, nếu là thép xây dựng được loại bỏ từ các công trình sẽ được tận dụng tối đa để luyện gang, thép. Nếu sắt thép phế liệu ở dạng cấu kiện như: máy móc, thiết bị, linh kiện, vi mạch, hoặc tàu thuyền, dây chuyền... phải qua quá trình tháo dỡ từng linh phụ kiện mới đưa vào sản xuất. Điều này cũng khiến mất thêm chi phí, lưu kho bãi và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, đây là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất phôi thép theo công nghệ lò điện hồ quang. Lượng sắt thép phế liệu NK trong quý 1 tăng mạnh cho thấy nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước đang phát triển. Tại VN, các nhà máy sản xuất theo công nghệ này hiện đang chiếm khoảng hơn 70% công suất của cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động NK phế liệu luôn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nhiều mặt hàng như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, linh kiện điện tử có chứa chất thải nguy hại đã bị NK trái phép vào VN thông qua khai báo là sắt thép phế liệu.
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết những mặt hàng phế liệu được NK “chui” đều là những mặt hàng bị cấm như ắc quy, dầu nhớt thải, các linh kiện điện tử có chứa các chất gây ô nhiễm như chì… Báo cáo của hơn 54 sở TN-MT gửi Bộ TN-MT cho thấy, nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) tái chế sắt thép phế liệu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015 - 2016, đã có nhiều vụ NK sắt thép phế liệu tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng “ruột” là linh phụ kiện tàu thuyền, máy móc đã qua sử dụng. Ví dụ, một trong những vụ “NK rác” lớn nhất mà cơ quan chức năng phát hiện tại Hải Phòng DN khai báo là sắt thép phế liệu nhưng sau khi kiểm tra, chỉ có 2 container là hàng đúng khai báo, còn lại 18 container là các linh kiện điện tử, vi mạch điện tử... đã qua sử dụng. Đây là nguy cơ khiến VN có thể trở thành bãi rác công nghiệp của các nước.
Không khuyến khích sản xuất thép
Dù đã có quy định chỉ cho phép các DN đáp ứng tiêu chí có nhà xưởng, kho bãi chuyên dụng, có mái che, xử lý thoát nước... mới được NK sắt thép phế liệu; hay khi NK, các DN phải ký quỹ 20% lô hàng để đảm bảo nếu xảy ra tác động đến môi trường sẽ lấy kinh phí xử lý và ứng phó, thế nhưng trên thực tế như đã nêu, vẫn có nhiều đơn vị gian lận để lách NK hàng loạt phế liệu khác.
Theo GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thời gian qua việc cho phép NK phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất chỉ làm lợi cho các DN liên quan. Nhưng lại khiến vấn đề môi trường của VN càng ô nhiễm hơn bởi những “rác thải” công nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
Đó là chưa kể sản xuất thép tại VN không thể cạnh tranh được với giá thép đang rất rẻ từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc. Sản xuất thép dù bằng công nghệ tái chế phế liệu hay luyện từ quặng thì đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Thay vì khuyến khích một ngành sản xuất không thân thiện môi trường thì đã đến lúc VN cần tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh hơn, sẽ hiệu quả hơn cho cả kinh tế lẫn môi trường.
Còn theo một nghiên cứu của hai chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quang Thái và TS Bùi Trinh, tỷ lệ ô nhiễm của VN đang gia tăng rất nhanh và dự báo có thể đứng trong hàng đầu thế giới sau 10 năm nữa.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu mức tăng trưởng bình quân GDP hằng năm từ 2012 - 2020 là 6,5% thì khối lượng chất thải CO2 tăng từ 139 triệu tấn năm 2010 lên 263 triệu tấn năm 2020 và tổng số chất thải khí tăng từ 268 triệu tấn lến 480 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy mức tăng bình quân về CO2 là 6,8%.
TS Bùi Trinh nhấn mạnh: Sản xuất thép nói chung là một ngành công nghiệp có lượng khí thải rất cao, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nếu không được kiểm soát chặt. Thậm chí, nếu theo tính toán của các chuyên gia trên thế giới, năm 2014 Mỹ đã chi đến 6,36 tỉ USD để khử ô nhiễm trong sản xuất 88,174 triệu tấn thép.
Tính ra Mỹ phải chi đến 74 USD để làm sạch môi trường khi sản xuất 1 tấn thép. “Nếu như các nhà máy sản xuất thép tại VN làm đúng tiêu chuẩn như Mỹ thì tôi nghĩ sẽ không có ai còn lợi nhuận. Như vậy dù sản xuất thép bằng công nghệ nào thì việc kiểm soát ô nhiễm cũng đặc biệt quan trọng, nếu không dễ dàng gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, VN cần hướng đến sản xuất xanh, sạch hơn là lựa chọn công nghiệp nặng như trước đây. Do đó không thể khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất thép trong thời gian tới”, TS Bùi Trinh nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích thêm: Sản xuất thép là ngành thâm dụng nhiên liệu. VN được dự báo sẽ thiếu hụt lớn về điện nên không thể đi phát triển ồ ạt thép. Bởi việc đầu tư về điện như thủy điện, nhiệt điện cũng gây tác hại lớn đến môi trường.
Bên cạnh đó, sản xuất thép không phải là ngành có lợi thế cạnh tranh của VN khi nguồn nguyên liệu phải NK. Hơn nữa, xu thế phát triển của kinh tế thế giới hiện nay không phải dựa trên nền tảng phát triển công nghiệp nặng như trước đây. Trong đó, quan trọng nhất là khai thác lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Ví dụ, VN chưa khai thác hết được giá trị gia tăng của kinh tế biển, chưa đẩy mạnh phát triển nuôi trồng chế biến thủy hải sản hay tiềm năng của du lịch...
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết những mặt hàng phế liệu được nhập khẩu “chui” đều là những mặt hàng bị cấm như ắc quy, dầu nhớt thải, các linh kiện điện tử có chứa các chất gây ô nhiễm như chì... |
Tác giả bài viết: Mai Phương
Nguồn tin: