Người cựu binh già cùng cả nhà hiến xác
- 09:09 05-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quyết định hiến xác của ông rất nhẹ nhàng. Nhưng với gia đình ông, đó là quá trình dài đấu tranh tư tưởng.
Tôi gặp ông Lương Quang Tỏ (ngụ 380/17 đường số 10, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM) tại buổi họp mặt đồng đội đầu tháng 5 vừa qua. Ở cái tuổi 83, ông vẫn giữ một tinh thần lạc quan, sôi nổi không ngờ. Và thật bất ngờ khi tôi được biết ông đã vận động cả gia đình hiến xác cho y học.
Khi người vợ yêu quý của ông mất cách đây ba năm, thi hài của bà đã được ĐH Y Dược TP.HCM tiếp nhận phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Hiện thi hài bà vẫn được bảo quản tại đó. Ông Tỏ cho biết đối với ông, quyết định hiến xác rất nhẹ nhàng nhưng với gia đình ông, đó là một quá trình đấu tranh tư tưởng.
“Chết vẫn giúp được, tại sao không làm?”
Trước đây ông làm y tá, hoạt động trong đội biệt động 67B Gò Môn (sau này tách ra làm bốn quận, huyện gồm: Quận Gò Vấp, quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi). Năm 1969, ông bị địch bắt và tra tấn. Không khai thác được gì từ ông, địch chuyển ông ra nhà tù Phú Quốc. Ở đây, ông đã bị quay điện đến mức suýt chết. Ông nhớ lại: “Cơ thể tôi đang đau đớn, bỗng nhẹ bâng, hồn lìa khỏi xác. Cái chết không có gì ghê gớm đối với tôi nữa. Không ngờ họ dừng lại và làm cho tôi tỉnh dậy. Tôi đã bị tra tấn chết đi sống lại hai lần”.
Hai lần chết đi sống lại là một trải nghiệm quá đắt giá đối với ông. Ông nói: “Chết là xong thôi. Thân thể này lúc sống mình còn dám hy sinh cho đất nước, chết đi rồi cố chấp giữ đó để làm gì. Chết rồi vẫn giúp ích được cho ai đó thì tại sao không làm?”.
Năm 2003, đến dự lễ tri ân người hiến xác tại ĐH Y Dược TP.HCM cùng một người bạn, ông Tỏ đã viết đơn tự nguyện đăng ký hiến xác ngay trong ngày hôm đó. Cả gia đình và nhiều người quen đều không tán thành ý nguyện này của ông bởi nếp nghĩ và văn hóa tôn trọng người chết tuyệt đối, không được đụng chạm đến thi thể người quá cố và “người chết phải được mồ yên mả đẹp” vẫn còn hằn sâu trong mỗi người.
Vậy là ông thực hiện chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. Ông vận động vợ mình là bà Nguyễn Thị Nhung đăng ký hiến xác nhưng bà phản đối. Ông cứ thủ thỉ với bà về ý nghĩa tốt đẹp của việc cứu người. Một ngày, bà vui vẻ tự nguyện viết đơn. Đến năm 2012, con trai và con dâu ông cũng đã đăng ký hiến xác cho y học. Ông vận động thêm ba người bạn của mình cùng đi đăng ký tự nguyện hiến xác.
Không có gì quý hơn sự sống
Khi vợ mất, đó là một ngày buồn không thể nào quên đối với ông. Nhưng ông Tỏ vẫn đủ bình tĩnh gọi điện thoại cho ĐH Y Dược TP.HCM. Sau tám tiếng giữ bà ở nhà cho con cháu được gặp lần cuối, bệnh viện đã đưa thi hài của bà về bảo quản phục vụ nghiên cứu khoa học. Ông nói với bà: “Sau này tôi cũng sẽ ở cạnh bà thôi. Còn bây giờ, khi nào nhớ bà, tôi sẽ vào thăm”.
Chị Lê Thị Bé Bảy, con dâu ông Tỏ, cho biết: “Có lần tôi vô thăm má chồng, thấy nhiều xác người mà tôi cứ tưởng là mô hình. Đến khi biết tất cả họ đều đã hiến xác, tôi xúc động suýt bật khóc”. Chị nhiều lần đưa cha chồng vào bệnh viện thăm bà. Qua những lần như vậy, chị cảm thấy trong lòng bình yên và nhận ra giá trị cao quý của sự sống.
Chị Bé Bảy cũng bày tỏ cách đây khoảng một tháng, chị đã xem một phóng sự vô cùng xúc động về những gia đình hiến xác trên truyền hình. Một người mất đi có thể cứu được rất nhiều người còn sống. Chị nói: “Tôi biết là không chỉ có một mình gia đình tôi hiến xác cho khoa học. Tôi tin tưởng và kính trọng ba rất nhiều”. Chị cũng cho rằng những người còn ngần ngại, lo lắng về định kiến xã hội hoặc tôn giáo một lúc nào đó sẽ chấp nhận và ủng hộ nghĩa cử này.
Mỗi sáng, ông Tỏ dậy sớm để đạp xe, tập thể dục. Ở tuổi 83, ông vẫn còn rất minh mẫn và hài hước khi trò chuyện với người khác. Rồi ông nói nhẹ tênh: “Tuổi này rồi như lá vàng thôi. Chết rồi cũng về với đất. Thôi để mấy đứa sinh viên nó nghiên cứu cho giỏi, vậy có ích hơn nhiều à”.
Khi người vợ yêu quý của ông mất cách đây ba năm, thi hài của bà đã được ĐH Y Dược TP.HCM tiếp nhận phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Hiện thi hài bà vẫn được bảo quản tại đó. Ông Tỏ cho biết đối với ông, quyết định hiến xác rất nhẹ nhàng nhưng với gia đình ông, đó là một quá trình đấu tranh tư tưởng.
“Chết vẫn giúp được, tại sao không làm?”
Trước đây ông làm y tá, hoạt động trong đội biệt động 67B Gò Môn (sau này tách ra làm bốn quận, huyện gồm: Quận Gò Vấp, quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi). Năm 1969, ông bị địch bắt và tra tấn. Không khai thác được gì từ ông, địch chuyển ông ra nhà tù Phú Quốc. Ở đây, ông đã bị quay điện đến mức suýt chết. Ông nhớ lại: “Cơ thể tôi đang đau đớn, bỗng nhẹ bâng, hồn lìa khỏi xác. Cái chết không có gì ghê gớm đối với tôi nữa. Không ngờ họ dừng lại và làm cho tôi tỉnh dậy. Tôi đã bị tra tấn chết đi sống lại hai lần”.
Hai lần chết đi sống lại là một trải nghiệm quá đắt giá đối với ông. Ông nói: “Chết là xong thôi. Thân thể này lúc sống mình còn dám hy sinh cho đất nước, chết đi rồi cố chấp giữ đó để làm gì. Chết rồi vẫn giúp ích được cho ai đó thì tại sao không làm?”.
Năm 2003, đến dự lễ tri ân người hiến xác tại ĐH Y Dược TP.HCM cùng một người bạn, ông Tỏ đã viết đơn tự nguyện đăng ký hiến xác ngay trong ngày hôm đó. Cả gia đình và nhiều người quen đều không tán thành ý nguyện này của ông bởi nếp nghĩ và văn hóa tôn trọng người chết tuyệt đối, không được đụng chạm đến thi thể người quá cố và “người chết phải được mồ yên mả đẹp” vẫn còn hằn sâu trong mỗi người.
Vậy là ông thực hiện chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. Ông vận động vợ mình là bà Nguyễn Thị Nhung đăng ký hiến xác nhưng bà phản đối. Ông cứ thủ thỉ với bà về ý nghĩa tốt đẹp của việc cứu người. Một ngày, bà vui vẻ tự nguyện viết đơn. Đến năm 2012, con trai và con dâu ông cũng đã đăng ký hiến xác cho y học. Ông vận động thêm ba người bạn của mình cùng đi đăng ký tự nguyện hiến xác.
Không có gì quý hơn sự sống
Khi vợ mất, đó là một ngày buồn không thể nào quên đối với ông. Nhưng ông Tỏ vẫn đủ bình tĩnh gọi điện thoại cho ĐH Y Dược TP.HCM. Sau tám tiếng giữ bà ở nhà cho con cháu được gặp lần cuối, bệnh viện đã đưa thi hài của bà về bảo quản phục vụ nghiên cứu khoa học. Ông nói với bà: “Sau này tôi cũng sẽ ở cạnh bà thôi. Còn bây giờ, khi nào nhớ bà, tôi sẽ vào thăm”.
Chị Lê Thị Bé Bảy, con dâu ông Tỏ, cho biết: “Có lần tôi vô thăm má chồng, thấy nhiều xác người mà tôi cứ tưởng là mô hình. Đến khi biết tất cả họ đều đã hiến xác, tôi xúc động suýt bật khóc”. Chị nhiều lần đưa cha chồng vào bệnh viện thăm bà. Qua những lần như vậy, chị cảm thấy trong lòng bình yên và nhận ra giá trị cao quý của sự sống.
Chị Bé Bảy cũng bày tỏ cách đây khoảng một tháng, chị đã xem một phóng sự vô cùng xúc động về những gia đình hiến xác trên truyền hình. Một người mất đi có thể cứu được rất nhiều người còn sống. Chị nói: “Tôi biết là không chỉ có một mình gia đình tôi hiến xác cho khoa học. Tôi tin tưởng và kính trọng ba rất nhiều”. Chị cũng cho rằng những người còn ngần ngại, lo lắng về định kiến xã hội hoặc tôn giáo một lúc nào đó sẽ chấp nhận và ủng hộ nghĩa cử này.
Mỗi sáng, ông Tỏ dậy sớm để đạp xe, tập thể dục. Ở tuổi 83, ông vẫn còn rất minh mẫn và hài hước khi trò chuyện với người khác. Rồi ông nói nhẹ tênh: “Tuổi này rồi như lá vàng thôi. Chết rồi cũng về với đất. Thôi để mấy đứa sinh viên nó nghiên cứu cho giỏi, vậy có ích hơn nhiều à”.
Ông Lương Quang Tỏ là hội viên hội cựu chiến binh đã hơn 20 năm nay. Ông tuổi cao rồi nhưng rất nhiệt tình, gương mẫu. Hội có việc gì ông cũng tham gia ngay. Tôi rất trân trọng nghĩa cử hiến xác cho khoa học của ông và gia đình. Hội đã biểu dương nhiều lần nghĩa cử này. Trong hội còn có ba đồng chí khác cũng có nghĩa cử cao đẹp tương tự. Họ là những người cống hiến cho cuộc đời cả lúc sống cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ông TRẦN QUANG LIÊM, nguyên Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM |
Tác giả bài viết: HỒNG MINH
Nguồn tin: