Người cựu chiến binh sưu tầm hàng nghìn tư liệu về Bác Hồ
- 07:36 05-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hàng nghìn tấm ảnh, hàng trăm bài báo và hàng chục cuốn sách viết về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông Phạm Ngọc Bỉnh sưu tầm, lưu giữ mấy chục năm qua.
Kỷ niệm lần gặp Bác Hồ
Đến xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, không khó để tìm gặp cựu chiến binh, thương binh 4/4 Phạm Ngọc Bỉnh. Sinh năm 1936, quê ở xóm 6, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn trong gia đình có 8 anh em, ông là con thứ 6. Lớn lên tham gia công tác đoàn rồi làm địa chính của xã, đến năm 1960, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Ngọc Bỉnh nhập ngũ về Tiểu đoàn 25 công binh thuộc Tỉnh đội Nghệ An, đóng quân ở rú Đụn, Nam Đàn.
Chính những năm tháng công tác ở đơn vị này, ông và đồng đội may mắn gặp Bác Hồ, và rồi cái duyên đưa ông đến với niềm đam mê sưu tầm tư liệu về Bác từ đó.
Ông Bỉnh chia sẻ: Năm 1961, một hôm trực ban, tiểu đoàn xuống thông báo Đại đội 1 chọn 10 đồng chí có sức khỏe, phẩm chất chính trị tốt, giỏi chuyên môn để chỉ huy tiểu đoàn giao một nhiệm vụ đặc biệt và ông được tham gia. Tối đó, ông Bỉnh và đồng đội rất hồi hộp, lo lắng không biết nhiệm vụ gì mà thực hiện rất khẩn trương, yêu cầu tiêu chuẩn cao.
Đến giờ giao nhiệm vụ, đồng chí Tiểu đoàn trưởng đứng dậy, cho biết: Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê lần thứ 2, cấp trên yêu cầu đơn vị chọn 10 cán bộ, chiến sỹ công binh tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành và xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Thời gian làm rất gấp, khối lượng công việc nhiều, đề nghị làm việc tích cực, khẩn trương, đây là một vinh dự rất lớn nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hạ quyết tâm cao nhất.
Trên đường về, các chiến sỹ trẻ vô cùng sung sướng và hạnh phúc, vì từ bé đến giờ luôn mong được gặp Bác Hồ nay đã có cơ hội. Toàn đơn vị giấy lên phong trào thi đua “làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm” quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối lúc Bác về thăm quê.
Những ngày Bác thăm quê, các chiến sỹ công binh được chứng kiến lời nói, cử chỉ, ăn mặc của Người rất giản dị, gần gũi và vô cùng vị tha. Cũng như đồng đội, Phạm Ngọc Bỉnh không giấu được lòng ngưỡng mộ, yêu quý con người Bác.
Đến khi Bác trở lại Thủ đô, Báo Quân đội Nhân dân đăng bài và ảnh sự kiện Người về thăm quê. Khi đồng đội đã xem xong, ông Bỉnh xin đơn vị tờ báo hôm đó, và ông đã cắt tấm ảnh Bác về thăm quê để làm kỷ niệm.
Cũng từ đó, niềm đam mê sưu tầm tư liệu về Bác ùa về trong ông. Sau này, quá trình về công tác ở địa phương đi đâu, làm gì khi nghe ai nói có hình ảnh, sách, báo viết về Bác là ông xin bằng được, nếu không xin được thì trích tiền lương mua.
Tiếng lành đồn xa, bạn bè, hàng xóm láng giềng, con cháu và nhất là người vợ hiền luôn ủng hộ việc làm của ông. Bởi vậy, không ít người ủng hộ ông bằng cách tình cờ bắt gặp hình ảnh, bài báo hay sách viết về Bác đều đem về tặng ông. Nếu người nào ở xa thì gửi cho ông qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, cũng có người bảo ông dở hơi, nhà cửa thì chật chội, kinh tế còn khó khăn, được đồng tiền nào không tập trung cho con ăn học lại đi làm cái việc chưa cần thiết. Những thị phi ấy ông không quan tâm mà hàng ngày âm thầm thực hiện niềm đam mê của mình.
"Bảo tàng" hàng nghìn tư liệu về Bác
Đến nay, những tư liệu về Bác được ông phân loại theo từng thời kỳ và ông đã mua hơn 100 cái khung cỡ lớn, lồng vào hơn 1.000 tấm ảnh Bác Hồ. Các khung ảnh được đánh số thứ tự và ghi chú, ảnh này Bác chụp ở đâu, năm nào, với ai…
Bên cạnh đó là hàng trăm bài báo, hàng chục cuốn sách viết về Bác ông sưu tầm mấy chục năm qua và ông cũng phân loại theo từng giai đoạn từ thời niên thiếu đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước, giai đoạn thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi Bác làm Chủ tịch nước.
Trong mỗi giai đoạn, ông lại phân theo từng chủ đề như: Bác Hồ với người nông dân, với thiếu nhi, với trí thức.
Ông tâm sự vui: Có thời điểm sưu tầm được nhiều ảnh về Bác, để ảnh giữ được lâu và trang trọng, ông đã ép Plastic và mua khung lồng ảnh vào, tiêu tốn hết cả tiền lương, đến khi vợ hỏi tháng lương này ông nhận chưa thì đành phải bảo là cho bạn vay, tháng sau lấy”!
Thấy người vợ hiền ngồi bên, miệng luôn tươi cười, tôi hỏi, ông Bỉnh có đam mê sưu tầm tư liệu về Bác Hồ, bà có lúc nào phản đối không, bà cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của ông, mỗi lần thấy ông trăn trở tấm ảnh chưa tìm ra, tôi lại càng thương ông ấy. Hay có những lúc nghe người này, người kia kể có những tư liệu quý về Bác dù xa hay gần ông cũng đạp xe để xin hoặc mua cho bằng được”.
Từ nhiều năm qua, ngôi nhà của ông Bỉnh là địa chỉ quen thuộc của các thầy cô giáo, các em học sinh trên địa bàn đến tham quan, học tập, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp về Bác Hồ. Ông không chỉ đón tiếp ân cần, phục vụ chu đáo mà còn kể cho mọi người về hoàn cảnh chụp từng bức ảnh, bài báo viết về Bác gây niềm đam mê, hứng thú khi tìm hiểu về Bác.
Ngưỡng mộ con người Bác, bên cạnh sưu tầm tư liệu, ông Bỉnh còn sáng tác hàng trăm bài thơ về Bác Hồ và trích tiền lương để in thành sách tặng bạn bè. Ông còn sưu tầm và trưng bày hình ảnh, tư liệu các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và Quốc hội qua các thời kỳ. Những tấm ảnh này cũng được ông ép Plastic và bỏ vào khung, xếp theo thứ tự theo thời gian và từng chủ đề khác nhau.
Được biết, gia đình ông Bỉnh 3 lần được vinh danh Gia đình văn hóa cấp huyện, 1 lần cấp tỉnh, được UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen. Bản thân ông được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng 1,2,3 và 1 Huân chương kháng chiến chống Mỹ. Các con, cháu của ông đều ngoan, hiền, thành đạt, có 5 đứa con dâu và rể đều đang cống hiến trong ngành công an nhân dân.
Chia tay ông Phạm Ngọc Bỉnh khi ánh nắng đã xế chiều, chúng tôi nhớ mãi câu nói người thương binh 4/4 này: "Một ngày còn sống là tôi vẫn tiếp tục sưu tầm hình ảnh, sách, báo tư liệu về Bác Hồ và luôn răn dạy con, cháu phải luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Đến xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, không khó để tìm gặp cựu chiến binh, thương binh 4/4 Phạm Ngọc Bỉnh. Sinh năm 1936, quê ở xóm 6, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn trong gia đình có 8 anh em, ông là con thứ 6. Lớn lên tham gia công tác đoàn rồi làm địa chính của xã, đến năm 1960, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Ngọc Bỉnh nhập ngũ về Tiểu đoàn 25 công binh thuộc Tỉnh đội Nghệ An, đóng quân ở rú Đụn, Nam Đàn.
Chính những năm tháng công tác ở đơn vị này, ông và đồng đội may mắn gặp Bác Hồ, và rồi cái duyên đưa ông đến với niềm đam mê sưu tầm tư liệu về Bác từ đó.
Ông Bỉnh chia sẻ: Năm 1961, một hôm trực ban, tiểu đoàn xuống thông báo Đại đội 1 chọn 10 đồng chí có sức khỏe, phẩm chất chính trị tốt, giỏi chuyên môn để chỉ huy tiểu đoàn giao một nhiệm vụ đặc biệt và ông được tham gia. Tối đó, ông Bỉnh và đồng đội rất hồi hộp, lo lắng không biết nhiệm vụ gì mà thực hiện rất khẩn trương, yêu cầu tiêu chuẩn cao.
Đến giờ giao nhiệm vụ, đồng chí Tiểu đoàn trưởng đứng dậy, cho biết: Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê lần thứ 2, cấp trên yêu cầu đơn vị chọn 10 cán bộ, chiến sỹ công binh tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành và xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Thời gian làm rất gấp, khối lượng công việc nhiều, đề nghị làm việc tích cực, khẩn trương, đây là một vinh dự rất lớn nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hạ quyết tâm cao nhất.
Trên đường về, các chiến sỹ trẻ vô cùng sung sướng và hạnh phúc, vì từ bé đến giờ luôn mong được gặp Bác Hồ nay đã có cơ hội. Toàn đơn vị giấy lên phong trào thi đua “làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm” quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối lúc Bác về thăm quê.
Những ngày Bác thăm quê, các chiến sỹ công binh được chứng kiến lời nói, cử chỉ, ăn mặc của Người rất giản dị, gần gũi và vô cùng vị tha. Cũng như đồng đội, Phạm Ngọc Bỉnh không giấu được lòng ngưỡng mộ, yêu quý con người Bác.
Đến khi Bác trở lại Thủ đô, Báo Quân đội Nhân dân đăng bài và ảnh sự kiện Người về thăm quê. Khi đồng đội đã xem xong, ông Bỉnh xin đơn vị tờ báo hôm đó, và ông đã cắt tấm ảnh Bác về thăm quê để làm kỷ niệm.
Cũng từ đó, niềm đam mê sưu tầm tư liệu về Bác ùa về trong ông. Sau này, quá trình về công tác ở địa phương đi đâu, làm gì khi nghe ai nói có hình ảnh, sách, báo viết về Bác là ông xin bằng được, nếu không xin được thì trích tiền lương mua.
Tiếng lành đồn xa, bạn bè, hàng xóm láng giềng, con cháu và nhất là người vợ hiền luôn ủng hộ việc làm của ông. Bởi vậy, không ít người ủng hộ ông bằng cách tình cờ bắt gặp hình ảnh, bài báo hay sách viết về Bác đều đem về tặng ông. Nếu người nào ở xa thì gửi cho ông qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, cũng có người bảo ông dở hơi, nhà cửa thì chật chội, kinh tế còn khó khăn, được đồng tiền nào không tập trung cho con ăn học lại đi làm cái việc chưa cần thiết. Những thị phi ấy ông không quan tâm mà hàng ngày âm thầm thực hiện niềm đam mê của mình.
"Bảo tàng" hàng nghìn tư liệu về Bác
Đến nay, những tư liệu về Bác được ông phân loại theo từng thời kỳ và ông đã mua hơn 100 cái khung cỡ lớn, lồng vào hơn 1.000 tấm ảnh Bác Hồ. Các khung ảnh được đánh số thứ tự và ghi chú, ảnh này Bác chụp ở đâu, năm nào, với ai…
Bên cạnh đó là hàng trăm bài báo, hàng chục cuốn sách viết về Bác ông sưu tầm mấy chục năm qua và ông cũng phân loại theo từng giai đoạn từ thời niên thiếu đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước, giai đoạn thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi Bác làm Chủ tịch nước.
Trong mỗi giai đoạn, ông lại phân theo từng chủ đề như: Bác Hồ với người nông dân, với thiếu nhi, với trí thức.
Ông tâm sự vui: Có thời điểm sưu tầm được nhiều ảnh về Bác, để ảnh giữ được lâu và trang trọng, ông đã ép Plastic và mua khung lồng ảnh vào, tiêu tốn hết cả tiền lương, đến khi vợ hỏi tháng lương này ông nhận chưa thì đành phải bảo là cho bạn vay, tháng sau lấy”!
Thấy người vợ hiền ngồi bên, miệng luôn tươi cười, tôi hỏi, ông Bỉnh có đam mê sưu tầm tư liệu về Bác Hồ, bà có lúc nào phản đối không, bà cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của ông, mỗi lần thấy ông trăn trở tấm ảnh chưa tìm ra, tôi lại càng thương ông ấy. Hay có những lúc nghe người này, người kia kể có những tư liệu quý về Bác dù xa hay gần ông cũng đạp xe để xin hoặc mua cho bằng được”.
Từ nhiều năm qua, ngôi nhà của ông Bỉnh là địa chỉ quen thuộc của các thầy cô giáo, các em học sinh trên địa bàn đến tham quan, học tập, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp về Bác Hồ. Ông không chỉ đón tiếp ân cần, phục vụ chu đáo mà còn kể cho mọi người về hoàn cảnh chụp từng bức ảnh, bài báo viết về Bác gây niềm đam mê, hứng thú khi tìm hiểu về Bác.
Ngưỡng mộ con người Bác, bên cạnh sưu tầm tư liệu, ông Bỉnh còn sáng tác hàng trăm bài thơ về Bác Hồ và trích tiền lương để in thành sách tặng bạn bè. Ông còn sưu tầm và trưng bày hình ảnh, tư liệu các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và Quốc hội qua các thời kỳ. Những tấm ảnh này cũng được ông ép Plastic và bỏ vào khung, xếp theo thứ tự theo thời gian và từng chủ đề khác nhau.
Được biết, gia đình ông Bỉnh 3 lần được vinh danh Gia đình văn hóa cấp huyện, 1 lần cấp tỉnh, được UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen. Bản thân ông được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng 1,2,3 và 1 Huân chương kháng chiến chống Mỹ. Các con, cháu của ông đều ngoan, hiền, thành đạt, có 5 đứa con dâu và rể đều đang cống hiến trong ngành công an nhân dân.
Chia tay ông Phạm Ngọc Bỉnh khi ánh nắng đã xế chiều, chúng tôi nhớ mãi câu nói người thương binh 4/4 này: "Một ngày còn sống là tôi vẫn tiếp tục sưu tầm hình ảnh, sách, báo tư liệu về Bác Hồ và luôn răn dạy con, cháu phải luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Tác giả: Lê Tường Hiếu
Nguồn: Báo Nghệ An
Nguồn: Báo Nghệ An