Chuyện người em gái thực hiện ước nguyện của mẹ đi tìm mộ 3 anh trai
- 13:22 04-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cả 3 người con của mẹ đều lần lượt nhập ngũ, mẹ chờ đợi trong mỏi mòn rồi đau đớn nhận 3 giấy báo tử. Trước lúc qua đời, mẹ chỉ ước tìm được hài cốt của các anh để đưa về quê nhà...
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà cấp 4 của bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1954), trú xóm 9, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong cái nắng chói chang đầu hạ. Tiếp chuyện chúng tôi, đôi mắt bà Xuân luôn phảng phất một nỗi buồn khó tả.
Bà Xuân tâm sự: “Càng về già, tôi càng cảm thấy có lỗi với mẹ vì bà mất gần 15 năm rồi mà tôi vẫn chưa thực hiện được ước nguyện cuối cùng cho mẹ, đó là mang hài cốt các anh trở về với quê hương”.
Theo lời bà Xuân, mẹ bà tên là Nguyễn Thị Hồ (SN 1912) có tất cả 4 người con, bà là con gái út, trên là 3 người anh trai: Hoàng Đình Mạo (cùng mẹ khác cha), Nguyễn Duy Viện và Nguyễn Duy Tiếp.
“Mồ côi cha từ sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi chúng tôi khôn lớn. Mặc dù tuổi thơ chìm trong đói khổ, cơm chẳng có mà ăn, suốt ngày phải ăn ngô và sắn nhưng đó vẫn là quãng thời gian vui vẻ nhất. Các anh đều là những người hài hước, vui tính và chiều chuộng tôi, chăm sóc tôi mỗi lúc mẹ vắng nhà”, bà Xuân chia sẻ.
Lớn lên trong cảnh chiến tranh loạn lạc, các anh lần lượt nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Anh Mạo sau khi vào chiến trường miền Nam không lâu thì anh Viện cũng nhận được giấy báo nhập ngũ.
“Lúc đó tôi còn nhỏ, kỷ niệm theo thời gian cũng phai dần nên giờ không nhớ được nhiều nữa. Nhưng cái hôm chia tay đúng là không thể nào quên được, tôi cứ ôm chân anh Viện, mẹ tôi cũng khóc không rời anh ấy nửa bước. Chỉ có anh Tiếp cứng rắn hơn, hứa với anh Viện sẽ chăm sóc tôi và mẹ”, bà Xuân kể.
Cứ nghĩ 2 anh vào bộ đội rồi thì anh Tiếp sẽ không phải đi nữa, thế nhưng cuộc chiến càng lúc càng khốc liệt, anh Tiếp nối gót các anh vác ba lô vào chiến trường, để lại em gái và mẹ già ở nhà.
Sau khi tiễn các con nhập ngũ, mẹ Nguyễn Thị Hồ ngày đêm hăng say tham gia lao động sản xuất. Có thời gian, mẹ cho đoàn cán bộ bác sĩ Quân y 4 mượn nhà của mình để làm nơi chữa trị cho các thương binh. Cuộc sống khổ cực, nhưng trong lòng mẹ vấn đau đáu chờ đến ngày các con sớm trở về đoàn tụ, quây quần.
“Có mảnh vải tốt mẹ tôi cũng dành lại, bảo chờ các anh về sẽ cho để may áo. Thế nhưng chờ mãi, cho đến khi nước nhà thống nhất, các anh cũng không về…”, bà Xuân nói trong nước mắt.
Mỗi lần nhận được giấy báo tử của các anh là mỗi lần cụ Hồ ốm nặng tưởng như không qua khỏi. Thế nhưng, cụ Hồ phải chịu nỗi đau tới 3 lần, khi vết thương cũ vừa mới lên da non lại tiếp tục phải chịu vết thương mới.
“Anh Mạo hi sinh vào năm 1966. Lúc đó nhận tin xong, mẹ nằm liệt trên giường một tuần ròng, khóc ướt đẫm gối. Mọi người đến động viên mãi, mẹ mới bình tâm. Hòa bình lập lại, những người lính lần lượt về quê nhà, thế mà anh Viện và anh Tiếp vẫn không có tin tức gì. Mẹ tôi tự an ủi chắc là do chưa làm xong việc gì đó nên các anh vẫn chưa thể về. Không ngờ, đến năm 1976, mẹ Hồ lần lượt nhận 2 giấy báo tử của các anh”, bà Xuân gạt đi những dòng nước mắt lăn trên má.
“Những năm cuối đời, mẹ tôi toàn ra cổng đứng một mình, bà bảo đứng chờ các anh trở về “vì chúng nó hứa với mẹ rồi”, dù khuyên thế nào mẹ cũng không vào. Thậm chí trước lúc lâm chung, mẹ vẫn dặn dò tôi cố gắng đưa các anh trở về quê chôn gần mẹ, để mẹ ra đi được an lòng”, bà Xuân nói.
Để thực hiện ước nguyện của mẹ, bà Xuân đã tìm lại đồng đội của các anh, hỏi nơi các anh ngã xuống, rồi một mình lặn lội vào chiến trường tìm hài cốt các anh. Nhưng chiến tranh trôi qua đã lâu, lúc các anh hi sinh chỉ được chôn tạm đâu đó nên việc tìm kiếm như “mò kim đáy bể”.
“Tìm một người đã khó, nay tôi phải tìm cả 3 người nên càng thấy gian truân hơn. Nhưng nếu chỉ khổ cực thì tôi đâu có ngại, có điều không có manh mối gì để tìm ra các anh. Bao nhiêu năm nay, tôi đi hết rừng núi Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế vẫn không thể tìm thấy các anh ở đâu. Tuổi càng lúc càng già yếu, nếu chẳng may tôi chết đi thì còn mặt mũi nào gặp mẹ nữa...”, bà Xuân bùi ngùi cho biết.
Chỉ cần nghe được thông tin về tung tích của các anh là bà đều cố gắng sắp xếp đi tìm, nếu không cũng nhờ người thân hoặc đồng đội của các anh ở gần đó xác minh.
"Dù khó khăn đến mấy, tôi cũng quyết không từ bỏ hi vọng tìm được các anh. Mấy năm nay, đồng đội của các anh cũng đang tổ chức quyên góp để cùng nhau quay lại chiến trường, tìm hài cốt các liệt sĩ, biết đâu điều kỳ diệu xuất hiện”, bà Xuân nói.
Ông Bùi Gia Hảo, Chủ tịch UBND xã Cát Văn cho biết: “Mẹ Nguyễn Thị Hồ có 4 người con thì 3 người là liệt sỹ, nỗi đau này không có gì có thể đo đếm được. Với sự cống hiến và hi sinh những người con thân yêu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vào năm 1994, mẹ Nguyễn Thị Hồ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện nay, gia đình vẫn đang tích cực tìm kiếm hài cốt các anh".
Bà Xuân tâm sự: “Càng về già, tôi càng cảm thấy có lỗi với mẹ vì bà mất gần 15 năm rồi mà tôi vẫn chưa thực hiện được ước nguyện cuối cùng cho mẹ, đó là mang hài cốt các anh trở về với quê hương”.
Theo lời bà Xuân, mẹ bà tên là Nguyễn Thị Hồ (SN 1912) có tất cả 4 người con, bà là con gái út, trên là 3 người anh trai: Hoàng Đình Mạo (cùng mẹ khác cha), Nguyễn Duy Viện và Nguyễn Duy Tiếp.
“Mồ côi cha từ sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi chúng tôi khôn lớn. Mặc dù tuổi thơ chìm trong đói khổ, cơm chẳng có mà ăn, suốt ngày phải ăn ngô và sắn nhưng đó vẫn là quãng thời gian vui vẻ nhất. Các anh đều là những người hài hước, vui tính và chiều chuộng tôi, chăm sóc tôi mỗi lúc mẹ vắng nhà”, bà Xuân chia sẻ.
Lớn lên trong cảnh chiến tranh loạn lạc, các anh lần lượt nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Anh Mạo sau khi vào chiến trường miền Nam không lâu thì anh Viện cũng nhận được giấy báo nhập ngũ.
“Lúc đó tôi còn nhỏ, kỷ niệm theo thời gian cũng phai dần nên giờ không nhớ được nhiều nữa. Nhưng cái hôm chia tay đúng là không thể nào quên được, tôi cứ ôm chân anh Viện, mẹ tôi cũng khóc không rời anh ấy nửa bước. Chỉ có anh Tiếp cứng rắn hơn, hứa với anh Viện sẽ chăm sóc tôi và mẹ”, bà Xuân kể.
Cứ nghĩ 2 anh vào bộ đội rồi thì anh Tiếp sẽ không phải đi nữa, thế nhưng cuộc chiến càng lúc càng khốc liệt, anh Tiếp nối gót các anh vác ba lô vào chiến trường, để lại em gái và mẹ già ở nhà.
Sau khi tiễn các con nhập ngũ, mẹ Nguyễn Thị Hồ ngày đêm hăng say tham gia lao động sản xuất. Có thời gian, mẹ cho đoàn cán bộ bác sĩ Quân y 4 mượn nhà của mình để làm nơi chữa trị cho các thương binh. Cuộc sống khổ cực, nhưng trong lòng mẹ vấn đau đáu chờ đến ngày các con sớm trở về đoàn tụ, quây quần.
“Có mảnh vải tốt mẹ tôi cũng dành lại, bảo chờ các anh về sẽ cho để may áo. Thế nhưng chờ mãi, cho đến khi nước nhà thống nhất, các anh cũng không về…”, bà Xuân nói trong nước mắt.
Mỗi lần nhận được giấy báo tử của các anh là mỗi lần cụ Hồ ốm nặng tưởng như không qua khỏi. Thế nhưng, cụ Hồ phải chịu nỗi đau tới 3 lần, khi vết thương cũ vừa mới lên da non lại tiếp tục phải chịu vết thương mới.
“Anh Mạo hi sinh vào năm 1966. Lúc đó nhận tin xong, mẹ nằm liệt trên giường một tuần ròng, khóc ướt đẫm gối. Mọi người đến động viên mãi, mẹ mới bình tâm. Hòa bình lập lại, những người lính lần lượt về quê nhà, thế mà anh Viện và anh Tiếp vẫn không có tin tức gì. Mẹ tôi tự an ủi chắc là do chưa làm xong việc gì đó nên các anh vẫn chưa thể về. Không ngờ, đến năm 1976, mẹ Hồ lần lượt nhận 2 giấy báo tử của các anh”, bà Xuân gạt đi những dòng nước mắt lăn trên má.
“Những năm cuối đời, mẹ tôi toàn ra cổng đứng một mình, bà bảo đứng chờ các anh trở về “vì chúng nó hứa với mẹ rồi”, dù khuyên thế nào mẹ cũng không vào. Thậm chí trước lúc lâm chung, mẹ vẫn dặn dò tôi cố gắng đưa các anh trở về quê chôn gần mẹ, để mẹ ra đi được an lòng”, bà Xuân nói.
Để thực hiện ước nguyện của mẹ, bà Xuân đã tìm lại đồng đội của các anh, hỏi nơi các anh ngã xuống, rồi một mình lặn lội vào chiến trường tìm hài cốt các anh. Nhưng chiến tranh trôi qua đã lâu, lúc các anh hi sinh chỉ được chôn tạm đâu đó nên việc tìm kiếm như “mò kim đáy bể”.
“Tìm một người đã khó, nay tôi phải tìm cả 3 người nên càng thấy gian truân hơn. Nhưng nếu chỉ khổ cực thì tôi đâu có ngại, có điều không có manh mối gì để tìm ra các anh. Bao nhiêu năm nay, tôi đi hết rừng núi Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế vẫn không thể tìm thấy các anh ở đâu. Tuổi càng lúc càng già yếu, nếu chẳng may tôi chết đi thì còn mặt mũi nào gặp mẹ nữa...”, bà Xuân bùi ngùi cho biết.
Chỉ cần nghe được thông tin về tung tích của các anh là bà đều cố gắng sắp xếp đi tìm, nếu không cũng nhờ người thân hoặc đồng đội của các anh ở gần đó xác minh.
"Dù khó khăn đến mấy, tôi cũng quyết không từ bỏ hi vọng tìm được các anh. Mấy năm nay, đồng đội của các anh cũng đang tổ chức quyên góp để cùng nhau quay lại chiến trường, tìm hài cốt các liệt sĩ, biết đâu điều kỳ diệu xuất hiện”, bà Xuân nói.
Ông Bùi Gia Hảo, Chủ tịch UBND xã Cát Văn cho biết: “Mẹ Nguyễn Thị Hồ có 4 người con thì 3 người là liệt sỹ, nỗi đau này không có gì có thể đo đếm được. Với sự cống hiến và hi sinh những người con thân yêu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vào năm 1994, mẹ Nguyễn Thị Hồ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện nay, gia đình vẫn đang tích cực tìm kiếm hài cốt các anh".
Tác giả bài viết: Anh Ngọc
Nguồn tin: