TP.HCM: Tiền rác dự kiến tăng 8 lần!
- 08:38 29-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phương án tăng tiền rác từ 20.000 đồng lên gần 150.000 đồng/hộ/tháng do Sở TN&MT TP đề xuất đang gây nhiều tranh cãi, lo ngại.
Đến năm 2020, tiền rác mà người dân TP.HCM phải chi trả hằng tháng sẽ tăng lên 7-8 lần so với hiện nay. Đây là đề xuất của Sở TN&MT TP.HCM nhằm “tính đúng, tính đủ” chi phí từ các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn TP.
Tiền rác gần 150.000 đồng/tháng
Ngày 28-4, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết đơn vị này đã có tờ trình UBND TP về việc xây dựng giá tối đa cho dịch vụ thu gom rác cũng như giá cho dịch vụ vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt. “Hiện nay, người dân chỉ mới trả tiền cho dịch vụ thu gom rác, chưa trả cho dịch vụ vận chuyển và xử lý. Việc xây dựng đơn giá mới nhằm tính đúng, tính đủ chi phí từ thu gom đến vận chuyển và xử lý” - bà Mỹ giải thích.
Theo tờ trình của Sở TN&MT TP, hiện nay người dân chỉ mới trả tiền thu gom rác với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/hộ/tháng. Mức phí này được tính theo Quyết định 88 của UBND TP năm 2008 về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị gom rác lấy phí cao hơn quy định. Do đó, Sở TN&MT cũng đã nhiều lần xây dựng dự thảo điều chỉnh tăng mức thu phí rác lên cho phù hợp với thực tế cũng như phù hợp với việc “tính đúng, tính đủ” theo các quy định liên quan, nhất là khi Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ tháng 1-2017.
Theo cách tính của Sở TN&MT, dựa vào mức phát sinh rác sinh hoạt khoảng 120 kg/hộ/tháng (trung bình một hộ năm nhân khẩu, một nhân khẩu phát sinh 0,8 kg rác/ngày), lộ trình tăng tiền rác đối với hộ dân như sau: Trong năm 2017 người dân phải trả một phần phí vận chuyển rác khoảng 9.480 đồng/tháng/hộ; đến năm 2018 phải trả toàn bộ phí vận chuyển này, gần 50.000 đồng/tháng/hộ; đến năm 2020 phải trả luôn chi phí xử lý rác 57.000 đồng/tháng/hộ. Theo đó, từ năm 2020 trở đi, số tiền rác hằng tháng người dân phải trả theo cách “tính đúng, tính đủ” là hơn 142.000 đồng/tháng/hộ.
Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng đề xuất trên chỉ mới là khung giá chung do Sở tính toán, trình UBND để đề xuất UBND TP chỉ đạo giao cho Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tiếp tục xây dựng phương án giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn TP năm 2019-2020. Sau đó, khi UBND TP ban hành đơn giá tối đa, Sở Tài chính sẽ chủ trì hướng dẫn UBND quận, huyện phương án thực hiện. “Tùy vào từng địa bàn cụ thể, địa phương sẽ có cách thức tính và thu tiền phù hợp. Ví dụ như ở các quận trung tâm như quận 1, quận 3…, người dân có nhu cầu mỗi ngày thu gom rác 2-3 lần thì chi phí sẽ khác những nơi người dân chỉ có nhu cầu thu gom mỗi ngày một lần” - bà Mỹ nói thêm.
Thiếu cơ sở, người dân sẽ chịu thiệt
TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài nguyên môi trường (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM), cho rằng việc tính đúng, tính đủ các chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải dựa trên những cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng, nếu không người dân sẽ chịu thiệt thòi. “Đơn cử hiện nay, tiền rác người dân trả hằng tháng chủ yếu là do các đường dây rác dân lập đứng ra thu. Chúng ta chưa biết được số tiền này “đủ” hay “dư” so với chi phí mà đơn vị thu gom bỏ ra. Vì trên thực tế không phải nhà nào họ cũng thu 20.000 đồng/tháng mà còn thu cao hơn. Chưa hết, nhiều nơi người dân phản ánh việc thu gom rác 2-3 ngày mới thu một lần chứ không phải thu gom hằng ngày theo quy định”.
Theo TS Thuận, muốn “tính đúng, tính đủ” thì phải nắm rõ lượng rác phát sinh trên địa bàn TP mỗi ngày là bao nhiêu và các chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý là bao nhiêu tiền mỗi tấn thì mới có cơ sở để xây dựng đơn giá thu phí từ hộ dân. “Con số 0,8 kg rác/ngày/nhân khẩu theo cách tính của Sở TN&MT là chưa có cơ sở so với thực tế. Vì chỉ cần lấy dân số TP hiện nay là 13 triệu người nhân với 0,8 kg thì lượng rác phát sinh hằng ngày đã hơn 10.000 tấn. Trong khi đó, trên thực tế, theo thống kê của Sở TN&MT, lượng rác phát sinh hằng ngày chỉ khoảng 7.000 tấn” - TS Thuận giải thích.
TS Thuận đề cập thêm: “Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 7.000 tấn rác. Song theo khảo sát của chúng tôi, trong số này chỉ có khoảng 55% là rác sinh hoạt, còn lại là công nghiệp, bùn đất, xà bần và đủ loại chất thải khác… Do đó, nếu quản lý tốt thì người dân chỉ chi trả cho rác sinh hoạt, không phải “gánh trách nhiệm” chi trả cho tiền xử lý các chất thải khác”.
Tiền rác gần 150.000 đồng/tháng
Ngày 28-4, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết đơn vị này đã có tờ trình UBND TP về việc xây dựng giá tối đa cho dịch vụ thu gom rác cũng như giá cho dịch vụ vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt. “Hiện nay, người dân chỉ mới trả tiền cho dịch vụ thu gom rác, chưa trả cho dịch vụ vận chuyển và xử lý. Việc xây dựng đơn giá mới nhằm tính đúng, tính đủ chi phí từ thu gom đến vận chuyển và xử lý” - bà Mỹ giải thích.
Theo tờ trình của Sở TN&MT TP, hiện nay người dân chỉ mới trả tiền thu gom rác với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/hộ/tháng. Mức phí này được tính theo Quyết định 88 của UBND TP năm 2008 về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị gom rác lấy phí cao hơn quy định. Do đó, Sở TN&MT cũng đã nhiều lần xây dựng dự thảo điều chỉnh tăng mức thu phí rác lên cho phù hợp với thực tế cũng như phù hợp với việc “tính đúng, tính đủ” theo các quy định liên quan, nhất là khi Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ tháng 1-2017.
Theo cách tính của Sở TN&MT, dựa vào mức phát sinh rác sinh hoạt khoảng 120 kg/hộ/tháng (trung bình một hộ năm nhân khẩu, một nhân khẩu phát sinh 0,8 kg rác/ngày), lộ trình tăng tiền rác đối với hộ dân như sau: Trong năm 2017 người dân phải trả một phần phí vận chuyển rác khoảng 9.480 đồng/tháng/hộ; đến năm 2018 phải trả toàn bộ phí vận chuyển này, gần 50.000 đồng/tháng/hộ; đến năm 2020 phải trả luôn chi phí xử lý rác 57.000 đồng/tháng/hộ. Theo đó, từ năm 2020 trở đi, số tiền rác hằng tháng người dân phải trả theo cách “tính đúng, tính đủ” là hơn 142.000 đồng/tháng/hộ.
Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng đề xuất trên chỉ mới là khung giá chung do Sở tính toán, trình UBND để đề xuất UBND TP chỉ đạo giao cho Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tiếp tục xây dựng phương án giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn TP năm 2019-2020. Sau đó, khi UBND TP ban hành đơn giá tối đa, Sở Tài chính sẽ chủ trì hướng dẫn UBND quận, huyện phương án thực hiện. “Tùy vào từng địa bàn cụ thể, địa phương sẽ có cách thức tính và thu tiền phù hợp. Ví dụ như ở các quận trung tâm như quận 1, quận 3…, người dân có nhu cầu mỗi ngày thu gom rác 2-3 lần thì chi phí sẽ khác những nơi người dân chỉ có nhu cầu thu gom mỗi ngày một lần” - bà Mỹ nói thêm.
Thiếu cơ sở, người dân sẽ chịu thiệt
TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài nguyên môi trường (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM), cho rằng việc tính đúng, tính đủ các chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải dựa trên những cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng, nếu không người dân sẽ chịu thiệt thòi. “Đơn cử hiện nay, tiền rác người dân trả hằng tháng chủ yếu là do các đường dây rác dân lập đứng ra thu. Chúng ta chưa biết được số tiền này “đủ” hay “dư” so với chi phí mà đơn vị thu gom bỏ ra. Vì trên thực tế không phải nhà nào họ cũng thu 20.000 đồng/tháng mà còn thu cao hơn. Chưa hết, nhiều nơi người dân phản ánh việc thu gom rác 2-3 ngày mới thu một lần chứ không phải thu gom hằng ngày theo quy định”.
Theo TS Thuận, muốn “tính đúng, tính đủ” thì phải nắm rõ lượng rác phát sinh trên địa bàn TP mỗi ngày là bao nhiêu và các chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý là bao nhiêu tiền mỗi tấn thì mới có cơ sở để xây dựng đơn giá thu phí từ hộ dân. “Con số 0,8 kg rác/ngày/nhân khẩu theo cách tính của Sở TN&MT là chưa có cơ sở so với thực tế. Vì chỉ cần lấy dân số TP hiện nay là 13 triệu người nhân với 0,8 kg thì lượng rác phát sinh hằng ngày đã hơn 10.000 tấn. Trong khi đó, trên thực tế, theo thống kê của Sở TN&MT, lượng rác phát sinh hằng ngày chỉ khoảng 7.000 tấn” - TS Thuận giải thích.
TS Thuận đề cập thêm: “Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 7.000 tấn rác. Song theo khảo sát của chúng tôi, trong số này chỉ có khoảng 55% là rác sinh hoạt, còn lại là công nghiệp, bùn đất, xà bần và đủ loại chất thải khác… Do đó, nếu quản lý tốt thì người dân chỉ chi trả cho rác sinh hoạt, không phải “gánh trách nhiệm” chi trả cho tiền xử lý các chất thải khác”.
Dân trả bao nhiêu, địa phương không biết! Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo một số địa phương nhìn nhận đến nay vẫn chưa thể kiểm soát được hoạt động của các đường dây rác dân lập nên không nắm rõ tiền rác hằng tháng người dân chi trả bao nhiêu. “Trên địa bàn phường gần như 100% rác phát sinh do đơn vị dân lập thực hiện. Có nhà họ thu 20.000 đồng/tháng nhưng có nhà (gắn biển công ty) họ thu tới 60.000 đồng/tháng. Nói chung là họ thu bao nhiêu tiền mình không kiểm soát được. Tiền thu từ hộ dân họ cũng không ghi biên lai…” - chủ tịch UBND một phường ở quận Thủ Đức cho hay. Dân kham không nổi Nhiều người dân cho rằng tiền trả cho chi phí xử lý rác lên đến gần 150.000 đồng/tháng/hộ là quá cao. Hiện thu nhập của người dân rất hạn chế nhưng có quá nhiều chi phí phát sinh. Những năm gần đây tiền điện, tiền nước đã tăng, giờ lại tăng tiền rác nữa thì người dân sẽ rất khổ sở. “Hiện nay, nhà tôi ở trong hẻm nhỏ nhưng đã trả tiền thu gom rác 20.000 đồng/tháng. Năm nào, đến Tết đơn vị thu gom rác thu tiền gấp đôi. Nếu tăng tiền rác gấp 7-8 lần chắc không kham nổi” - chị Trần Thị Thúy, nhà ở khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12 bày tỏ. Việc cần làm ngay là khảo sát, tính toán lượng rác sinh hoạt phát sinh hằng ngày cho thật chính xác. Sau đó siết chặt công tác quản lý để loại bớt các chất thải rắn không phải là rác sinh hoạt để bắt chủ nguồn thải này phải chịu trách nhiệm chi trả. Tiếp đến là kiểm soát các đường dây rác dân lập cũng như hoạt động dịch vụ công ích về thu gom và vận chuyển rác… Khi làm tốt các việc này mới có cơ sở xây dựng khung giá “tính đúng, tính đủ” cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. TS PHẠM VIẾT THUẬN, Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài nguyên môi trường TP.HCM |
Tác giả bài viết: TRUNG THANH - KHANG BÁCH
Nguồn tin: