Giáo viên Hà Nội đề xuất tăng thời lượng môn tiếng Anh
- 17:02 27-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều nhà quản lý, giáo viên bậc THPT của Hà Nội nhận xét chương trình mới phân bổ 3 tiết một tuần cho môn Ngoại ngữ 1 là ít, học sinh không đảm bảo được chuẩn đầu ra để hội nhập quốc tế.
Tại buổi góp ý dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngày 26/4, nhiều thầy cô giáo cho rằng nên tăng thời lượng môn Ngoại ngữ 1.
"Nếu chúng ta thực sự muốn hội nhập thì phải tăng thời lượng môn Ngoại ngữ. Ở chương trình mới, môn này chỉ có 3 tiết một tuần, như vậy là quá ít, học sinh không đảm bảo được chuẩn đầu ra hay tham gia môi trường hội nhập quốc tế.
Các trường tư thục có yếu tố nước ngoài hiện nay học 12-16 tiết một tuần môn tiếng Anh", Hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An nói.
Hiệu phó trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) Nguyễn Thu Hà, Phó phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận cũng kiến nghị tăng thời lượng môn Ngoại ngữ 1, cụ thể là tiếng Anh.
Trong thời đại hiện nay, ngôn ngữ này là công cụ không thể thiếu để Việt Nam hội nhập vào thế giới. Do đó, nên coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ, chứ không phải một ngoại ngữ, để có chiến lược ưu tiên, giải pháp phát triển. Mức 3 tiết một tuần cho môn học này ở chương trình mới là ít, thậm chí ít hơn một số chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cho phép học 4-5 tiết tiếng Anh trong một tuần.
Giảm số môn, số tiết học
Nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng, chương trình phổ thông tổng thể nặng cả về thời gian lẫn số lượng môn cần học. Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận lấy ví dụ ở Trung Quốc, học sinh lớp 1-3 học 26 tuần một năm, lớp 4-7 là 30 tuần, lớp 9 là 34 tuần. Trong khi đó, học sinh Việt Nam từ cấp tiểu học đã học 37 tuần một năm.
Số môn học của Việt Nam cũng nhiều hơn so với chương trình của Singapore. Cấp THCS của quốc đảo sư tử này học sinh được phân luồng và học 6-8 môn bao gồm cả tự chọn và bắt buộc. Chương trình mới của Việt Nam, học sinh THCS phải học bắt buộc 11 môn, chưa kể môn tự chọn. Ông Thuận đề xuất giảm số môn học và tăng số tiết của từng môn.
Hiện nay cấp THCS học sinh học 25-27 tiết một tuần thì chương trình mới số tiết trung bình trong tuần là 29-30. Điều này theo nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, gây khó khăn cho việc tổ chức giảng dạy và bố trí các tiết sinh hoạt tập thể, chào cờ, chuyên môn. 30 tiết học một tuần ở lớp 10 cũng được cho là "quá tải".
"Theo ý tưởng chương trình mới thì hết THCS học sinh đã đủ kiến thức, năng lực để vào đời. Tuy nhiên, học sinh lớp 10 vẫn phải học đầy đủ môn chưa phân hóa, gồm 15 môn bắt buộc và hoạt động giáo dục. Số lượng môn, số tiết học như thế rất khó khăn cho các trường trong tổ chức dạy học", Hiệu phó trường THPT Chu Văn An Hoàng Văn Phú nói. Nhà quản lý trăn trở, việc lớp 11-12 trong chương trình mới có quá nhiều môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa khiến môn học tự chọn không nhiều, "liệu có đảm bảo được mục tiêu phân hóa học sinh".
Giải quyết bài toán giảm số môn học, hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An đề xuất, gói gọn nội dung các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa ở cấp THPT vào lớp 10 và học cuốn chiếu. Như thế, học sinh lớp 11-12 sẽ phải học ít môn hơn. Học sinh lớp 10 thì vẫn được bổ sung sâu hơn kiến thức các môn này, dù ý tưởng của chương trình là kết thúc THCS học sinh đủ kiến thức để vào đời.
Những vấn đề về chuẩn bị giáo viên, cơ sở như để dạy tích hợp, học trải nghiệm sáng tạo... khi chỉ hơn một năm nữa chương trình mới được triển khai, là trăn trở được rất đông nhà quản lý, giáo viên các cấp. Đối với trường công lập bị cố định về diện tích trường, số phòng học, số học sinh quá tải với trên 50 em mỗi lớp... là những rào cản rất khó để hiện thực hóa ngay lý tưởng của chương trình mới.
"Nếu chúng ta thực sự muốn hội nhập thì phải tăng thời lượng môn Ngoại ngữ. Ở chương trình mới, môn này chỉ có 3 tiết một tuần, như vậy là quá ít, học sinh không đảm bảo được chuẩn đầu ra hay tham gia môi trường hội nhập quốc tế.
Các trường tư thục có yếu tố nước ngoài hiện nay học 12-16 tiết một tuần môn tiếng Anh", Hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An nói.
Hiệu phó trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) Nguyễn Thu Hà, Phó phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận cũng kiến nghị tăng thời lượng môn Ngoại ngữ 1, cụ thể là tiếng Anh.
Trong thời đại hiện nay, ngôn ngữ này là công cụ không thể thiếu để Việt Nam hội nhập vào thế giới. Do đó, nên coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ, chứ không phải một ngoại ngữ, để có chiến lược ưu tiên, giải pháp phát triển. Mức 3 tiết một tuần cho môn học này ở chương trình mới là ít, thậm chí ít hơn một số chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cho phép học 4-5 tiết tiếng Anh trong một tuần.
Giảm số môn, số tiết học
Nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng, chương trình phổ thông tổng thể nặng cả về thời gian lẫn số lượng môn cần học. Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận lấy ví dụ ở Trung Quốc, học sinh lớp 1-3 học 26 tuần một năm, lớp 4-7 là 30 tuần, lớp 9 là 34 tuần. Trong khi đó, học sinh Việt Nam từ cấp tiểu học đã học 37 tuần một năm.
Số môn học của Việt Nam cũng nhiều hơn so với chương trình của Singapore. Cấp THCS của quốc đảo sư tử này học sinh được phân luồng và học 6-8 môn bao gồm cả tự chọn và bắt buộc. Chương trình mới của Việt Nam, học sinh THCS phải học bắt buộc 11 môn, chưa kể môn tự chọn. Ông Thuận đề xuất giảm số môn học và tăng số tiết của từng môn.
Hiện nay cấp THCS học sinh học 25-27 tiết một tuần thì chương trình mới số tiết trung bình trong tuần là 29-30. Điều này theo nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, gây khó khăn cho việc tổ chức giảng dạy và bố trí các tiết sinh hoạt tập thể, chào cờ, chuyên môn. 30 tiết học một tuần ở lớp 10 cũng được cho là "quá tải".
"Theo ý tưởng chương trình mới thì hết THCS học sinh đã đủ kiến thức, năng lực để vào đời. Tuy nhiên, học sinh lớp 10 vẫn phải học đầy đủ môn chưa phân hóa, gồm 15 môn bắt buộc và hoạt động giáo dục. Số lượng môn, số tiết học như thế rất khó khăn cho các trường trong tổ chức dạy học", Hiệu phó trường THPT Chu Văn An Hoàng Văn Phú nói. Nhà quản lý trăn trở, việc lớp 11-12 trong chương trình mới có quá nhiều môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa khiến môn học tự chọn không nhiều, "liệu có đảm bảo được mục tiêu phân hóa học sinh".
Giải quyết bài toán giảm số môn học, hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An đề xuất, gói gọn nội dung các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa ở cấp THPT vào lớp 10 và học cuốn chiếu. Như thế, học sinh lớp 11-12 sẽ phải học ít môn hơn. Học sinh lớp 10 thì vẫn được bổ sung sâu hơn kiến thức các môn này, dù ý tưởng của chương trình là kết thúc THCS học sinh đủ kiến thức để vào đời.
Những vấn đề về chuẩn bị giáo viên, cơ sở như để dạy tích hợp, học trải nghiệm sáng tạo... khi chỉ hơn một năm nữa chương trình mới được triển khai, là trăn trở được rất đông nhà quản lý, giáo viên các cấp. Đối với trường công lập bị cố định về diện tích trường, số phòng học, số học sinh quá tải với trên 50 em mỗi lớp... là những rào cản rất khó để hiện thực hóa ngay lý tưởng của chương trình mới.
Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Điểm mới của chương trình là chia giáo dục thành 2 giai đoạn cơ bản (Tiểu học và THCS) và hướng nghiệp (THPT). Chương trình xuất hiện nhiều môn học mới, có phân chia rõ ràng môn bắt buộc và tự chọn; các trường sắp xếp thời gian học từng môn... (Xem toàn văn dự thảo). |
Tác giả bài viết: Minh Anh
Nguồn tin: