Thắng cảnh Việt Nam trên phim - Thiên đường ngay ở quanh ta
- 10:15 27-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam trong slogan của ngành du lịch - “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” dường như đang phát lộ. Bằng chứng là sau khi các bộ phim: “Mùa len trâu”, “Cánh đồng bất tận”, “Chuyện của Pao”,, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và đặc biệt là khi phim “King Kong – đảo đầu lâu” của Hollywood ra mắt thì vẻ đẹp đó dần được đánh thức.
Những cảnh thần tiên với đồng cỏ xanh mướt mát, bản làng đậm chất cô tịch trên núi đá hay sự hùng vĩ, hoang sơ giữa trời, biển, núi… không chỉ có ở trên phim. Với người Việt Nam, những cảnh này có trong đời thực, nó hiển hiện ngay ở quanh ta, rất gần ta.
1. Phim ta, quay bối cảnh ở ta là chuyện bình thường. Nhưng phim ta, quay bối cảnh ở ta mà làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên xứ ta, đặc tả được phong cảnh ở một vùng, miền hay nơi khu trú nhỏ nào đó để người xem ấn tượng, nhớ mãi thì không phải phim nào cũng làm được. Thủa bé, tôi được xem phim “Cánh đồng hoang” và vô cùng ấn tượng với cảnh mùa nước nổi.
Sau này, khi trưởng thành, tôi xem phim “Mùa len trâu” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và cũng rất ấn tượng với những thước phim quay về mùa nước nổi ở Nam Bộ. Những con trâu đen trùi trũi tràn qua những cánh đồng đang mùa nước nổi cho thấy một vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã và cũng truyền tải được thông điệp về thân phận con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên. Khi xem hai bộ phim trên, tôi chưa từng đặt chân vào vùng đất phương Nam.
Thế nhưng, qua những hình ảnh trên phim, tôi phần nào hình dung về vùng đất này. Để rồi, khi lần đầu đặt chân đến đây, trong tôi có cảm giác vừa thấy lạ, vừa thấy quen. Kết thúc cuộc khám phá tôi thầm cảm ơn những nhà làm phim đã có những khuôn hình đặc tả chân thực cảnh vật, con người ở nơi mà mình vừa khám phá.
“Chuyện của Pao” là bộ phim gặt hái nhiều thành công tại các liên hoan phim. Ngay ở tên phim đã gợi cho khán giả về bối cảnh của phim. Pao là một cô gái người Mông. Mà tập tục cư trú của người Mông là ở trên núi cao.
Ở nước ta, người Mông sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Hà Giang. Đạo diễn Ngô Quang Hải đã chọn đúng vùng đất mà nhà văn Đỗ Bích Thúy đã phát hiện và viết nên câu chuyện về số phận của Pao – Đó là Hà Giang, để làm bối cảnh cho phim. Ai đã một lần đến Hà Giang thì mãi ấn tượng với sự hùng vĩ, hoang sơ của cao nguyên đá Đồng Văn.
Đặc biệt hơn, khi ăn cùng, ở cùng với bà con nơi đây sẽ thấy ở họ sự lao động bền bỉ, khi phải cõng từng gùi đất để đổ lên những khe đá tai mèo và vùi hạt ngô để chờ ngày bẻ bắp… Chẳng phải nhờ đến lễ hội hoa tam giác mạch được tỉnh Hà Giang tổ chức mấy năm gần đây, mà trước đó đã có rất nhiều khách du lịch kéo đến Hà Giang. Họ không chỉ muốn khám phá về cao nguyên đá, về công viên địa chất đã được UNESCO xếp hạng mà trong số họ còn có những người muốn đến thăm ngôi nhà của Pao trong phim.
2. Tháng 3 năm nay, các phòng vé trên cả nước nóng hầm hập khi công chiếu “Kông – Đảo đầu lâu”.
Đây là lần đầu tiên, bộ phim có kinh phí trên 180 triệu USD được quay chủ yếu ở Việt Nam ra mắt. Rất nhiều khán giả đến rạp xem phim này đã tận mắt thấy vịnh Hạ Long, đã tham quan Phong Nha, đã khám phá nhưng họ vẫn kéo nhau đến rạp. Đến để xem các nhà làm phim Hollywood đã đưa những thắng cảnh này lên phim như thế nào.
Một Hạ Long với hàng trăm hòn đảo đá vừa quen, vừa lạ trong bối cảnh đoàn thám hiểm tìm đến đảo đầu lâu. Tiếng máy gầm rú vượt qua cơn dông bão với mây đen kịt, sấm chớp ầm ầm… trên nền Vịnh Hạ Long kích thích thị giác và trí tưởng tượng của người xem. Rồi Phong Nha hiện ra với sự hùng vĩ, huyền bí của rừng già.
Câu chuyện về hành trình sinh tồn của đoàn thám hiểm dẫn dụ người xem đến những cảnh hoang sơ, đẹp như mơ ở Đầm Long, Ninh Bình. Những cảnh đẹp kỳ bí với rừng, với sông, với nước hay cảnh hoang vu, u tịch tưởng ở đâu xa nhưng lại ở chính xứ mình. Các nhà làm phim đã góp phần đánh thức tiềm thức người Việt khi “gặp” lại những cảnh này ở trên phim.
Sau khi công chiếu ở Việt Nam, “Kông – Đảo đầu lâu” không chỉ đạt doanh thu tại phòng vé mà còn tạo hiệu ứng tích cực trong phát triển du lịch. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tổ chức tour Quảng Bình – Quảng Ninh – Ninh Bình, nơi mà những thắng cảnh này được đạo diễn đưa lên phim. Thế giới biết đến thắng cảnh Việt Nam qua phim bom tấn của Hollywood nhiều hơn.
3. Không chỉ đợi đến “Kong – Đảo đầu lâu”, khán giả Việt Nam mới “sốt sình sịch” vì cảnh đẹp của nước nhà, mà trước đó, những cảnh quay trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victo Vũ đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Những cánh đồng xanh ngắt, những triền cát trắng, những dải đất ven biển, những ghềnh đá… hiện lên trong phim đẹp mê lòng người.
Để có thể đưa người xem trở lại thập niên 80 của thế kỷ trước như câu chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn Victor Vũ đã bỏ công tìm kiếm bối cảnh và kỳ công trong việc để ra ngoài khung hình những gì là dấu ấn của thời hiện tại. Không có thống kê chính thức, từ khi được biết đến là vùng đất hoa vàng, cỏ xanh, tốc độ tăng trưởng về du lịch của Phú Yên như thế nào.
Nhưng là người từng đến Phú Yên, từng ngắm mặt trời lên ở mũi Điện; từng đùa giỡn với sóng biển Tuy Hòa; ngắm sóng vỗ ở Ghềnh Đá Đĩa…, tôi biết rằng Phú Yên rất đẹp – Một vẻ đẹp riêng có. Và những cảnh đẹp như trong truyện cổ tích của phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã góp phần đưa thiên đường này đến với nhiều người hơn.
Nhiều thắng cảnh ở nước ta được ví như người đẹp ngủ trong rừng. Việc các nhà làm phim trong và ngoài nước tìm kiếm, phát hiện và đưa lên phim những khuôn hình lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên riêng có của nước ta được ví như chàng hoàng tử đến đánh thức người đẹp.
Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ tiếp tục quảng bá, bảo tồn và khai thác món quà mà thiên nhiên ban tặng như thế nào. Khi mỗi người đều tự nhủ lòng rằng, mình đang được sống giữa thiên đường thì sẽ có ý thức hơn trong bảo vệ cũng như việc giành lợi thế mà mình đang nắm giữ.
1. Phim ta, quay bối cảnh ở ta là chuyện bình thường. Nhưng phim ta, quay bối cảnh ở ta mà làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên xứ ta, đặc tả được phong cảnh ở một vùng, miền hay nơi khu trú nhỏ nào đó để người xem ấn tượng, nhớ mãi thì không phải phim nào cũng làm được. Thủa bé, tôi được xem phim “Cánh đồng hoang” và vô cùng ấn tượng với cảnh mùa nước nổi.
Sau này, khi trưởng thành, tôi xem phim “Mùa len trâu” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và cũng rất ấn tượng với những thước phim quay về mùa nước nổi ở Nam Bộ. Những con trâu đen trùi trũi tràn qua những cánh đồng đang mùa nước nổi cho thấy một vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã và cũng truyền tải được thông điệp về thân phận con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên. Khi xem hai bộ phim trên, tôi chưa từng đặt chân vào vùng đất phương Nam.
Thế nhưng, qua những hình ảnh trên phim, tôi phần nào hình dung về vùng đất này. Để rồi, khi lần đầu đặt chân đến đây, trong tôi có cảm giác vừa thấy lạ, vừa thấy quen. Kết thúc cuộc khám phá tôi thầm cảm ơn những nhà làm phim đã có những khuôn hình đặc tả chân thực cảnh vật, con người ở nơi mà mình vừa khám phá.
“Chuyện của Pao” là bộ phim gặt hái nhiều thành công tại các liên hoan phim. Ngay ở tên phim đã gợi cho khán giả về bối cảnh của phim. Pao là một cô gái người Mông. Mà tập tục cư trú của người Mông là ở trên núi cao.
Ở nước ta, người Mông sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Hà Giang. Đạo diễn Ngô Quang Hải đã chọn đúng vùng đất mà nhà văn Đỗ Bích Thúy đã phát hiện và viết nên câu chuyện về số phận của Pao – Đó là Hà Giang, để làm bối cảnh cho phim. Ai đã một lần đến Hà Giang thì mãi ấn tượng với sự hùng vĩ, hoang sơ của cao nguyên đá Đồng Văn.
Đặc biệt hơn, khi ăn cùng, ở cùng với bà con nơi đây sẽ thấy ở họ sự lao động bền bỉ, khi phải cõng từng gùi đất để đổ lên những khe đá tai mèo và vùi hạt ngô để chờ ngày bẻ bắp… Chẳng phải nhờ đến lễ hội hoa tam giác mạch được tỉnh Hà Giang tổ chức mấy năm gần đây, mà trước đó đã có rất nhiều khách du lịch kéo đến Hà Giang. Họ không chỉ muốn khám phá về cao nguyên đá, về công viên địa chất đã được UNESCO xếp hạng mà trong số họ còn có những người muốn đến thăm ngôi nhà của Pao trong phim.
2. Tháng 3 năm nay, các phòng vé trên cả nước nóng hầm hập khi công chiếu “Kông – Đảo đầu lâu”.
Đây là lần đầu tiên, bộ phim có kinh phí trên 180 triệu USD được quay chủ yếu ở Việt Nam ra mắt. Rất nhiều khán giả đến rạp xem phim này đã tận mắt thấy vịnh Hạ Long, đã tham quan Phong Nha, đã khám phá nhưng họ vẫn kéo nhau đến rạp. Đến để xem các nhà làm phim Hollywood đã đưa những thắng cảnh này lên phim như thế nào.
Một Hạ Long với hàng trăm hòn đảo đá vừa quen, vừa lạ trong bối cảnh đoàn thám hiểm tìm đến đảo đầu lâu. Tiếng máy gầm rú vượt qua cơn dông bão với mây đen kịt, sấm chớp ầm ầm… trên nền Vịnh Hạ Long kích thích thị giác và trí tưởng tượng của người xem. Rồi Phong Nha hiện ra với sự hùng vĩ, huyền bí của rừng già.
Câu chuyện về hành trình sinh tồn của đoàn thám hiểm dẫn dụ người xem đến những cảnh hoang sơ, đẹp như mơ ở Đầm Long, Ninh Bình. Những cảnh đẹp kỳ bí với rừng, với sông, với nước hay cảnh hoang vu, u tịch tưởng ở đâu xa nhưng lại ở chính xứ mình. Các nhà làm phim đã góp phần đánh thức tiềm thức người Việt khi “gặp” lại những cảnh này ở trên phim.
Sau khi công chiếu ở Việt Nam, “Kông – Đảo đầu lâu” không chỉ đạt doanh thu tại phòng vé mà còn tạo hiệu ứng tích cực trong phát triển du lịch. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tổ chức tour Quảng Bình – Quảng Ninh – Ninh Bình, nơi mà những thắng cảnh này được đạo diễn đưa lên phim. Thế giới biết đến thắng cảnh Việt Nam qua phim bom tấn của Hollywood nhiều hơn.
3. Không chỉ đợi đến “Kong – Đảo đầu lâu”, khán giả Việt Nam mới “sốt sình sịch” vì cảnh đẹp của nước nhà, mà trước đó, những cảnh quay trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victo Vũ đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Những cánh đồng xanh ngắt, những triền cát trắng, những dải đất ven biển, những ghềnh đá… hiện lên trong phim đẹp mê lòng người.
Để có thể đưa người xem trở lại thập niên 80 của thế kỷ trước như câu chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn Victor Vũ đã bỏ công tìm kiếm bối cảnh và kỳ công trong việc để ra ngoài khung hình những gì là dấu ấn của thời hiện tại. Không có thống kê chính thức, từ khi được biết đến là vùng đất hoa vàng, cỏ xanh, tốc độ tăng trưởng về du lịch của Phú Yên như thế nào.
Nhưng là người từng đến Phú Yên, từng ngắm mặt trời lên ở mũi Điện; từng đùa giỡn với sóng biển Tuy Hòa; ngắm sóng vỗ ở Ghềnh Đá Đĩa…, tôi biết rằng Phú Yên rất đẹp – Một vẻ đẹp riêng có. Và những cảnh đẹp như trong truyện cổ tích của phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã góp phần đưa thiên đường này đến với nhiều người hơn.
Nhiều thắng cảnh ở nước ta được ví như người đẹp ngủ trong rừng. Việc các nhà làm phim trong và ngoài nước tìm kiếm, phát hiện và đưa lên phim những khuôn hình lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên riêng có của nước ta được ví như chàng hoàng tử đến đánh thức người đẹp.
Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ tiếp tục quảng bá, bảo tồn và khai thác món quà mà thiên nhiên ban tặng như thế nào. Khi mỗi người đều tự nhủ lòng rằng, mình đang được sống giữa thiên đường thì sẽ có ý thức hơn trong bảo vệ cũng như việc giành lợi thế mà mình đang nắm giữ.
Tác giả bài viết: Hồng Tấn
Nguồn tin: