Gần 3 thập kỷ đòi căn nhà phố cổ Hà Nội của cụ bà 91 tuổi
- 15:27 23-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lấy lý do người đồng sở hữu căn nhà số 2 Hàng Điếu (Hoàn Kiếm) đang định cư ở nước ngoài, người thuê nhất định không trả nhà cho cụ Nhàn.
Cụ Nguyễn Thị Nhàn (91 tuổi) được con cháu dìu đến TAND Hà Nội đầu tháng 4 vừa qua để tham dự phiên tòa đòi căn nhà cho thuê trên phố Hàng Điếu (quận Hoàn Kiếm).
25 năm nay, cụ đứng đơn đòi lại căn nhà cho gia đình ông Dương Văn Mầu thuê. Tai đã nặng, cụ để con trai Hoàng Anh Tuấn làm đại diện ủy quyền, đòi nhà.
Phía gia đình bị đơn, ông Mầu đã mất từ năm 1998, nên con trai đứng ra đại diện. Được tòa triệu tập 3 lần nhưng bị đơn vẫn vắng mặt nên HĐXX quyết định không hoãn phiên xử.
Theo hồ sơ, ngôi nhà số 2 Hàng Điếu do cụ Nhàn và chị gái Nguyễn Thị Hay (96 tuổi) mua chung từ năm 1954 và có giấy tờ chứng thực. Sau khi mua nhà do chưa có nhu cầu sử dụng nên chị em cụ Nhàn cho ông Mầu thuê một phần tầng một, phần còn lại và tầng 2 là một gia đình khác thuê.
Cuối năm 1954, cụ Hay di cư vào miền Nam rồi sang định cư tại Canada nên cụ Nhàn đứng ra thu tiền thuê nhà. Năm 1991, hộ gia đình ở tầng 2 căn nhà chuyển đi, chỉ còn lại gia đình ông Mầu ở tầng 1. Một năm sau cụ Nhàn thông báo đòi lại căn nhà trên để sử dụng nhưng gia đình người thuê trọ không đồng ý trả.
Nguyên nhân ông Mầu không chịu chuyển đi vì cho rằng trước đây thuê nhà của cụ Nhàn không có văn bản. Trước đây cụ Nhàn có ý định bán nhà cho mình nên ông không đồng ý trả lại nhà. Trước việc này, cụ Nhàn đề nghị nhường cho một chỗ ở nơi khác song ông Mầu quyết ở lại ngôi nhà phố Hàng Điếu với lý do cụ Hay đang sống ở nước ngoài, cụ Nhàn chỉ sở hữu một nửa nên không có quyền đòi nhà. Ông này yêu cầu mua lại tầng một căn nhà.
Tại phiên tòa sơ thẩm năm 1993, TAND Hà Nội đã quyết định cụ Nhàn được nhận lại nhà. Lúc đó, gia đình nguyên đơn có thành ý biếu gia đình ông Mầu căn nhà ở số 28A phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) cùng với việc không lấy tiền thuê nhà, và hoàn trả tiền người thuê bỏ ra sửa chữa. Bị đơn không đồng tình, đã kháng cáo.
Sau nhiều phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và đến cấp giám đốc thẩm, vụ án vẫn không thể kết thúc. Tại quyết định tái thẩm năm 2015, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã hủy các bản án trước đó và giao hồ sơ vụ án cho TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. Các cơ quan tố tụng giải thích vụ án kéo dài do gián đoạn một thời gian chờ các hướng dẫn thi hành luật có liên quan đến người nước ngoài.
Phiên tòa dân sự sơ thẩm lần này, dù vắng mặt nhưng gia đình ông Màu có đơn trình bày, nghi ngờ giấy ủy quyền của cụ Hay cho cụ Nhàn giải quyết vấn đề liên quan nhà đất số 2 Hàng Điếu là giả mạo. Họ cho rằng, cụ Hay di cư ra nước ngoài không có thư từ hay liên lạc với gia đình tại Việt Nam song không chứng minh được.
Bị đơn trình bày theo nghị quyết nhà vắng chủ ra nước ngoài, nhà nước cho thuê, do đó cụ Nhàn không có quyền đòi nhà, đề nghị đình chỉ giải quyết vụ án. Bị đơn còn kiến nghị UBND TP Hà Nội làm thủ tục quản lý diện tích nhà ông Mầu đang thuê của cụ Hay. Theo đó, họ thuê nhà của nhà nước chứ không phải thuê của cụ Nhàn, cụ Hay.
Đại diện nguyên đơn bác bỏ: “Không lý nào người đi thuê lại được hưởng luôn căn nhà đang thuê. Phía bị đơn nói chúng tôi giả mạo giấy tờ là không đúng, xúc phạm bác tôi. Chúng tôi đề nghị giám định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Sau khi xem xét hồ sơ, HĐXX nhận thấy có căn cứ để xác định ngôi nhà số 2 Hàng Điếu của cụ Nhàn và chị gái là nhà sở hữu tư nhân hợp pháp. Trong khi đó, cụ Hay đã có giấy xác nhận cho em gái sở hữu căn nhà. Việc những người thuê không chịu trả nhà cho cụ Nhàn, là xâm phạm đến quyền sở hữu nhà của nguyên đơn.
Tòa chấp nhận yêu cầu đòi nhà của cụ Nhàn.
25 năm nay, cụ đứng đơn đòi lại căn nhà cho gia đình ông Dương Văn Mầu thuê. Tai đã nặng, cụ để con trai Hoàng Anh Tuấn làm đại diện ủy quyền, đòi nhà.
Phía gia đình bị đơn, ông Mầu đã mất từ năm 1998, nên con trai đứng ra đại diện. Được tòa triệu tập 3 lần nhưng bị đơn vẫn vắng mặt nên HĐXX quyết định không hoãn phiên xử.
Theo hồ sơ, ngôi nhà số 2 Hàng Điếu do cụ Nhàn và chị gái Nguyễn Thị Hay (96 tuổi) mua chung từ năm 1954 và có giấy tờ chứng thực. Sau khi mua nhà do chưa có nhu cầu sử dụng nên chị em cụ Nhàn cho ông Mầu thuê một phần tầng một, phần còn lại và tầng 2 là một gia đình khác thuê.
Cuối năm 1954, cụ Hay di cư vào miền Nam rồi sang định cư tại Canada nên cụ Nhàn đứng ra thu tiền thuê nhà. Năm 1991, hộ gia đình ở tầng 2 căn nhà chuyển đi, chỉ còn lại gia đình ông Mầu ở tầng 1. Một năm sau cụ Nhàn thông báo đòi lại căn nhà trên để sử dụng nhưng gia đình người thuê trọ không đồng ý trả.
Nguyên nhân ông Mầu không chịu chuyển đi vì cho rằng trước đây thuê nhà của cụ Nhàn không có văn bản. Trước đây cụ Nhàn có ý định bán nhà cho mình nên ông không đồng ý trả lại nhà. Trước việc này, cụ Nhàn đề nghị nhường cho một chỗ ở nơi khác song ông Mầu quyết ở lại ngôi nhà phố Hàng Điếu với lý do cụ Hay đang sống ở nước ngoài, cụ Nhàn chỉ sở hữu một nửa nên không có quyền đòi nhà. Ông này yêu cầu mua lại tầng một căn nhà.
Tại phiên tòa sơ thẩm năm 1993, TAND Hà Nội đã quyết định cụ Nhàn được nhận lại nhà. Lúc đó, gia đình nguyên đơn có thành ý biếu gia đình ông Mầu căn nhà ở số 28A phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) cùng với việc không lấy tiền thuê nhà, và hoàn trả tiền người thuê bỏ ra sửa chữa. Bị đơn không đồng tình, đã kháng cáo.
Sau nhiều phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và đến cấp giám đốc thẩm, vụ án vẫn không thể kết thúc. Tại quyết định tái thẩm năm 2015, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã hủy các bản án trước đó và giao hồ sơ vụ án cho TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. Các cơ quan tố tụng giải thích vụ án kéo dài do gián đoạn một thời gian chờ các hướng dẫn thi hành luật có liên quan đến người nước ngoài.
Phiên tòa dân sự sơ thẩm lần này, dù vắng mặt nhưng gia đình ông Màu có đơn trình bày, nghi ngờ giấy ủy quyền của cụ Hay cho cụ Nhàn giải quyết vấn đề liên quan nhà đất số 2 Hàng Điếu là giả mạo. Họ cho rằng, cụ Hay di cư ra nước ngoài không có thư từ hay liên lạc với gia đình tại Việt Nam song không chứng minh được.
Bị đơn trình bày theo nghị quyết nhà vắng chủ ra nước ngoài, nhà nước cho thuê, do đó cụ Nhàn không có quyền đòi nhà, đề nghị đình chỉ giải quyết vụ án. Bị đơn còn kiến nghị UBND TP Hà Nội làm thủ tục quản lý diện tích nhà ông Mầu đang thuê của cụ Hay. Theo đó, họ thuê nhà của nhà nước chứ không phải thuê của cụ Nhàn, cụ Hay.
Đại diện nguyên đơn bác bỏ: “Không lý nào người đi thuê lại được hưởng luôn căn nhà đang thuê. Phía bị đơn nói chúng tôi giả mạo giấy tờ là không đúng, xúc phạm bác tôi. Chúng tôi đề nghị giám định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Sau khi xem xét hồ sơ, HĐXX nhận thấy có căn cứ để xác định ngôi nhà số 2 Hàng Điếu của cụ Nhàn và chị gái là nhà sở hữu tư nhân hợp pháp. Trong khi đó, cụ Hay đã có giấy xác nhận cho em gái sở hữu căn nhà. Việc những người thuê không chịu trả nhà cho cụ Nhàn, là xâm phạm đến quyền sở hữu nhà của nguyên đơn.
Tòa chấp nhận yêu cầu đòi nhà của cụ Nhàn.
Tác giả bài viết: Việt Dũng
Nguồn tin: