Samson là nạn nhân hay 'tay đồ tể'?
- 15:06 20-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sự dung túng từ giải trong nước khiến căn bệnh bạo lực của Samson phát triển... lên tầm quốc tế.
Vụ đạp vào Châu Ngọc Quang của HA Gia Lai tại V-League mùa này còn nóng hổi, hôm qua Hà Nội làm khách tại Bacolod ở AFC Cup, Hoàng Vũ Samson lại tấn công đối phương, hình ảnh được trực tiếp trên Fox Sports thật đáng xấu hổ cho nhà vô địch Việt Nam.
Đến thời điểm này thì Hoàng Vũ Samson là một cựu binh của bóng đá Việt Nam. Tiền đạo này sang đá ở Việt Nam từ các đội hạng nhất lên V-League tính ra cũng cả chục năm. Lai lịch của cầu thủ này rất “xấu chơi” ngay từ khi đá ở hạng nhất…
Những năm gần đây Hoàng Vũ Samson vẫn rất máu me, ưa gây gổ đồng nghiệp trên sân. Giá như ngay từ đầu có những án kỷ luật thích hợp, đủ độ răn đe thì không đến nỗi đến ngày nay Samson trở thành một cầu thủ thuộc bản tính xấu chơi trên sân.
Sự nguy hiểm khi bao che (nếu có) là một hành vi cực kỳ nguy hiểm. Dần dần nhiều cầu thủ có máu me bạo lực khác được dịp so bì và cứ thế thi nhau ra sân đá kiểu chặt chém đối phương. Nó như căn bệnh lây lan từ cầu thủ ngoại sang cầu thủ nội và ngược lại.
Vài năm nay, trước mỗi mùa giải VFF luôn hô hào, ra văn bản “trừng trị” thẳng tay lối chơi bạo lực nhưng nó không hề có tác dụng mà số vụ bạo lực còn có dấu hiệu tăng lên.
Hô hào, ra văn bản nhiều nhưng đối mặt với những trường hợp cần kỷ luật thật nặng để có tính răn đe thì lại không thấy… Đó chính là nguyên nhân gây nên lối chơi bạo lực trong bóng đá Việt Nam.
Sự qua loa, vị nể trong kỷ luật với lối chơi bạo lực đã sinh ra hệ quả này. Đầu mùa giải, VFF ra hàng loạt văn bản, quán triệt công tác trọng tài thẳng tay rút thẻ nhưng làn sóng bạo lực cũng không hề giảm mà ngược lại có chiều hướng gia tăng qua các vụ Samson, Omar, Thế Nhật… mức độ bạo lực cao hơn, nguy hiểm hơn.
Một Samson, hay một Quế Ngọc Hải… và những cầu thủ khác có lối chơi mang tính dằn mặt triệt hạ đối phương sẽ không dám giữ lối chơi của mình nếu những án kỷ luật đủ nặng, đủ răn đe kịp thời đưa ra.
Hoàng Vũ Samson có thể là “nạn nhân”, cũng có thể là một “sản phẩm” lỗi của bóng đá Việt Nam.
Nếu Samson có máu bạo lực mà gặp một nền bóng đá nghiêm khắc thì tất nhiên Samson muốn tồn tại và thi đấu thì phải thay đổi cách chơi.
Ngược lại cũng có không ít cầu thủ chơi rắn, đá bóng mang màu sắc bạo lực, triệt hạ đối phương nhưng án kỷ luật không đủ răn đe hoặc không bị án kỷ luật thì Samson lại “tấn công trước”, tức “tự mình bảo vệ mình", ra đòn trước khi đối phương hủy diệt với mình.
Điều đó mang lại những hậu quả cực xấu về lâu về dài cho bóng đá Việt Nam. Một khi các án kỷ luật không đủ răn đe, không sòng phẳng để các cầu thủ tự mình “trang bị vũ khí” để dằn mặt nhau thì rất nguy hiểm.
Câu chuyện chiều tối 19-4 trên sân Panaad ở TP Bacolod, Philippines trong khuôn khổ AFC Cup, Samson “tẩn” cầu thủ đối phương bằng chuỗi hành động côn đồ thật xấu hổ cho bóng đá Việt Nam khi ra giải quốc tế.
Đến thời điểm này thì Hoàng Vũ Samson là một cựu binh của bóng đá Việt Nam. Tiền đạo này sang đá ở Việt Nam từ các đội hạng nhất lên V-League tính ra cũng cả chục năm. Lai lịch của cầu thủ này rất “xấu chơi” ngay từ khi đá ở hạng nhất…
Những năm gần đây Hoàng Vũ Samson vẫn rất máu me, ưa gây gổ đồng nghiệp trên sân. Giá như ngay từ đầu có những án kỷ luật thích hợp, đủ độ răn đe thì không đến nỗi đến ngày nay Samson trở thành một cầu thủ thuộc bản tính xấu chơi trên sân.
Sự nguy hiểm khi bao che (nếu có) là một hành vi cực kỳ nguy hiểm. Dần dần nhiều cầu thủ có máu me bạo lực khác được dịp so bì và cứ thế thi nhau ra sân đá kiểu chặt chém đối phương. Nó như căn bệnh lây lan từ cầu thủ ngoại sang cầu thủ nội và ngược lại.
Vài năm nay, trước mỗi mùa giải VFF luôn hô hào, ra văn bản “trừng trị” thẳng tay lối chơi bạo lực nhưng nó không hề có tác dụng mà số vụ bạo lực còn có dấu hiệu tăng lên.
Hô hào, ra văn bản nhiều nhưng đối mặt với những trường hợp cần kỷ luật thật nặng để có tính răn đe thì lại không thấy… Đó chính là nguyên nhân gây nên lối chơi bạo lực trong bóng đá Việt Nam.
Sự qua loa, vị nể trong kỷ luật với lối chơi bạo lực đã sinh ra hệ quả này. Đầu mùa giải, VFF ra hàng loạt văn bản, quán triệt công tác trọng tài thẳng tay rút thẻ nhưng làn sóng bạo lực cũng không hề giảm mà ngược lại có chiều hướng gia tăng qua các vụ Samson, Omar, Thế Nhật… mức độ bạo lực cao hơn, nguy hiểm hơn.
Một Samson, hay một Quế Ngọc Hải… và những cầu thủ khác có lối chơi mang tính dằn mặt triệt hạ đối phương sẽ không dám giữ lối chơi của mình nếu những án kỷ luật đủ nặng, đủ răn đe kịp thời đưa ra.
Hoàng Vũ Samson có thể là “nạn nhân”, cũng có thể là một “sản phẩm” lỗi của bóng đá Việt Nam.
Nếu Samson có máu bạo lực mà gặp một nền bóng đá nghiêm khắc thì tất nhiên Samson muốn tồn tại và thi đấu thì phải thay đổi cách chơi.
Ngược lại cũng có không ít cầu thủ chơi rắn, đá bóng mang màu sắc bạo lực, triệt hạ đối phương nhưng án kỷ luật không đủ răn đe hoặc không bị án kỷ luật thì Samson lại “tấn công trước”, tức “tự mình bảo vệ mình", ra đòn trước khi đối phương hủy diệt với mình.
Điều đó mang lại những hậu quả cực xấu về lâu về dài cho bóng đá Việt Nam. Một khi các án kỷ luật không đủ răn đe, không sòng phẳng để các cầu thủ tự mình “trang bị vũ khí” để dằn mặt nhau thì rất nguy hiểm.
Câu chuyện chiều tối 19-4 trên sân Panaad ở TP Bacolod, Philippines trong khuôn khổ AFC Cup, Samson “tẩn” cầu thủ đối phương bằng chuỗi hành động côn đồ thật xấu hổ cho bóng đá Việt Nam khi ra giải quốc tế.
Tác giả bài viết: DUY ÂN
Nguồn tin: