Chuyện đời, chuyện nghề của các bác sỹ pháp y
- 09:23 20-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giám định pháp y vốn là công việc đặc thù, người bác sỹ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đó là áp lực về thời gian, về tính chính xác của vụ án... Với một tỉnh miền núi như Yên Bái, trong quá trình làm nhiệm vụ, không ít lần các bác sỹ pháp y rơi vào cảnh dở khóc dở cười, do trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân...
Trong khi các đồng nghiệp cùng trang lứa công tác tại nhiều bệnh viện lớn, có môi trường làm việc ổn định, có thu nhập tốt, được các bệnh nhân quan tâm, chăm sóc... thì vẫn có những thầy thuốc âm thầm vượt qua khó khăn, âm thầm cống hiến. Sự tận tâm trách nhiệm với công việc của họ đã cung cấp cho cơ quan điều tra những nguồn chứng cứ khách quan, chính xác, chứng minh được nhiều vụ án. Trong bài viết này, tôi xin viết về họ, những bác sỹ trong lực lượng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh Yên Bái.
1.Cho đến bây giờ, người dân xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn chưa thôi ám ảnh về vụ án mạng đau lòng xảy ra tại thôn 16, xã Lâm Giang, cướp đi mạng sống của 4 người thân trong gia đình anh Trần Văn Long và chị Phàn Thị Hoa.
Hung thủ Đặng Văn Hùng (SN 1989, trú tại thôn 16, xã Lâm Giang) bị bắt giữ, sau đó bị tuyên án tử hình... Phía sau chiến công của Công an tỉnh Yên Bái, có sự đóng góp của các bác sỹ pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an tỉnh.
"Hơn 30 năm gắn bó với công tác giám định pháp y, có mặt ở không ít hiện trường các vụ trọng án... song tôi chưa bao giờ bị ảm ảnh bởi một vụ án mạng đến như vậy", vị trưởng phòng có hơn 30 gắn bó với công tác giám định pháp y, Đại tá Nguyễn Văn Quý chia sẻ với chúng tôi vào một buổi chiều muộn.
“Khoảng 18h ngày 13-8-2015, chúng tôi vừa từ hiện trường vụ tai nạn giao thông trở về thì nhận tin báo về vụ thảm án tại xã Lâm Giang. Chưa bao giờ ở rẻo vùng cao Tây Bắc lại xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng đến như vậy”. Đã quen với những chuyến công tác ngược rừng vào bản nhưng chưa bao giờ, anh và đồng đội cảm thấy khó khăn như vậy.
Hiện trường là khu vực lán nương, nằm giáp với rừng nguyên sinh, chỉ có một lối độc đạo, những bộ đồ nghề gồm hệ thống đèn chiếu sáng, máy ảnh, camera... thường ngày vẫn gắn bó với cánh lính kỹ thuật hình sự, hôm nay bỗng trở nên nặng hơn bởi những con dốc dựng đứng.
Tiếng khóc não nề của những người thân trong gia đình làm bầu không khí càng trở nên ảm đạm. Trong khi đó, việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành ngay trên đồi, trải dài ở một khu vực rộng lớn, trong khi đây là căn cứ quan trọng để xác định có một hay nhiều đối tượng liên quan đến vụ án.
Ở hiện trường thứ nhất, vợ chồng anh Long, chị Hoa gục ngã, với nhiều vết thương tích nghiêm trọng ở vùng đầu và cổ dẫn đến tử vong... Kết quả khám nghiệm, xác định không có sự chống trả. Qua đó, anh và đồng đội đã làm rõ loại hung khí, định hướng cho cơ quan điều tra về tang vật vụ án.
Ngoài con dao thu giữ tại hiện trường, đối tượng còn sử dụng một con dao khác làm công cụ gây án. Khi Đặng Văn Hùng bị bắt giữ, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã thu giữ thêm một con dao tay, đối tượng mang theo trên đường trốn chạy...
2. Giám định pháp y vốn là công việc đặc thù, người bác sỹ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đó là áp lực về thời gian, về tính chính xác của vụ án... Với một tỉnh miền núi như Yên Bái, trong quá trình làm nhiệm vụ, không ít lần các bác sỹ pháp y rơi vào cảnh dở khóc dở cười, do trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân.
Căn bệnh của cháu A bất ngờ trở nặng, dù gia đình Sùng A V (ở tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đã nhờ thầy cúng đưa con ma ra khỏi nhà. Nhìn con thoi thóp trên giường bệnh, mặt tím tái, Sùng A V và người thân mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện. Khi mũi tiêm cấp cứu vừa được các bác sỹ của bệnh xá thực hiện thì cháu bé qua đời...
Gia đình Sùng A V bù lu, bù loa, cho rằng các bác sỹ đã làm chết con mình, rồi yêu cầu bồi thường. Miệng la làng là vậy nhưng khi yêu cầu khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết thì họ lại không đồng ý, quay ra đối đầu với lực lượng của Phòng PC54.
Gắn bó với nghề, không ít lần, Đại tá Quý phải đấu tranh để bảo vệ kết quả giám định của mình, đưa sự thật ra ánh sáng... Đêm 19-3-2007, cháu Nguyễn Thị D (SN 2002), được chị Bùi Thị V (trú tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đưa về nhà chơi với con gái. Tối đến, vợ chồng chị V và hai cháu đều ngủ chung một giường. Sáng 20-3-2007, theo lời khai của cháu D, có sự giám hộ của mẹ cháu là Nguyễn Thị H thì tối hôm qua khi đi ngủ, cháu D đã bị Nguyễn Văn L (SN 1970), là chồng của chị V, hiếp dâm.
Trong đêm ngủ, sau khi thấy cháu D khóc, chị V phát hiện đã đánh, mắng chồng và đưa cháu D đi rửa và thay quần áo. Về phần chị H, sau khi phát hiện ra con gái bị xâm hại, chị H đã báo cơ quan Công an và đưa cháu D đi ra trạm xá và vào bệnh viện khám. Những kết quả ban đầu không cho thấy việc xâm hại...
Để làm rõ vụ án, cơ quan CSĐT Công an huyện Trấn Yên đã ra quyết định trưng cầu, yêu cầu Phòng PC54, Công an tỉnh Yên Bái giám định pháp y thương tích đối với cháu D. Nhận được quyết định trưng cầu, Đại tá Quý và đồng đội không khỏi trăn trở. Những đêm không ngủ, anh cùng đồng đội lật đi, lật lại các cơ chế hình thành dấu vết...
Phòng PC54 đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái khám giám định đối với cháu D. Đúng vào ngày hôm đó, cháu D bị khủng hoảng về tinh thần. Khi ấy, ánh mắt ngây dại của cháu bé là điều thôi thúc các bác sỹ pháp y sớm vào cuộc. Kết quả giám định pháp y, kết hợp với các tài liệu, cơ quan điều tra cấp tỉnh đã có đủ căn cứ truy tố Nguyễn Văn L về tội hiếp dâm trẻ em.
Thế nhưng, sau khi bản tống đạt cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đưa Nguyễn Văn L ra xét xử thì L kháng nghị, kêu oan và thay đổi lời khai, không nhận tội. Lý do đưa ra là dựa vào kết quả khám ban đầu của Bệnh viện huyện Trấn Yên đối với cháu D kết luận cháu không bị tổn thương..., lại trong điều kiện tâm lý ngủ cùng vợ, con nên không thể thực hiện hành vi phạm tội.
Để làm sáng tỏ những kháng nghị của bị can L và luật sư bào chữa, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành các buổi họp với các đơn vị có liên quan. Qua sự trình bày logic của các giám định viên trên cơ sở khoa học, có bản ảnh minh họa về tổn thương và cơ chế hình thành tổn thương, cơ quan tố tụng đã thống nhất đưa bị cáo L ra xét xử.
Tại toà, trước những chứng cứ đầy thuyết phục, đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Luật sư bảo vệ bị cáo hoàn toàn chấp nhận những chứng cứ mà cơ quan giám định đưa ra. Bản án tù chung thân dành cho L khi đó đã được nhân dân và đặc biệt là gia đình người bị hại cảm thấy như được gỡ một nút thắt.
...Nhờ kết quả giám định, không ít vụ việc được làm sáng tỏ. Chập choạng tối, người dân thị trấn Nông Trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, phát hiện xác của Trần Thanh Hải (SN 1973) tử vong tại bờ suối Thia với nhiều vết cắt do vật sắc, tác động ở vùng cổ trái và cổ tay trái. Cái chết bất thường của nạn nhân gây nghi ngờ, hoang mang ở địa phương. Nhiều người tin rằng đó là vụ án mạng vì nạn nhân là kẻ nghiện ma túy, nợ nần tiền của rất nhiều người...
Kết quả khám nghiệm tử thi đã xác định đây là vụ chết người do tự sát và con dao tại tử thi gây nên vết thương trên người. Thời điểm đó, cơ quan điều tra chưa đồng ý với kết luận của bác sỹ pháp y và kỹ thuật hình sự. Nhưng sau 3 ngày điều tra, bằng các chứng cứ, tài liệu thu thập, cơ quan CSĐT đã có căn cứ khẳng định Hải đã tự kết liễu đời anh ta...
Âm thầm và lặng lẽ, những đóng góp của cán bộ Phòng PC54 Công an tỉnh Yên Bái góp phần làm nên những chiến công, thành tích của Công an tỉnh Yên Bái.
1.Cho đến bây giờ, người dân xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn chưa thôi ám ảnh về vụ án mạng đau lòng xảy ra tại thôn 16, xã Lâm Giang, cướp đi mạng sống của 4 người thân trong gia đình anh Trần Văn Long và chị Phàn Thị Hoa.
Hung thủ Đặng Văn Hùng (SN 1989, trú tại thôn 16, xã Lâm Giang) bị bắt giữ, sau đó bị tuyên án tử hình... Phía sau chiến công của Công an tỉnh Yên Bái, có sự đóng góp của các bác sỹ pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an tỉnh.
"Hơn 30 năm gắn bó với công tác giám định pháp y, có mặt ở không ít hiện trường các vụ trọng án... song tôi chưa bao giờ bị ảm ảnh bởi một vụ án mạng đến như vậy", vị trưởng phòng có hơn 30 gắn bó với công tác giám định pháp y, Đại tá Nguyễn Văn Quý chia sẻ với chúng tôi vào một buổi chiều muộn.
“Khoảng 18h ngày 13-8-2015, chúng tôi vừa từ hiện trường vụ tai nạn giao thông trở về thì nhận tin báo về vụ thảm án tại xã Lâm Giang. Chưa bao giờ ở rẻo vùng cao Tây Bắc lại xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng đến như vậy”. Đã quen với những chuyến công tác ngược rừng vào bản nhưng chưa bao giờ, anh và đồng đội cảm thấy khó khăn như vậy.
Hiện trường là khu vực lán nương, nằm giáp với rừng nguyên sinh, chỉ có một lối độc đạo, những bộ đồ nghề gồm hệ thống đèn chiếu sáng, máy ảnh, camera... thường ngày vẫn gắn bó với cánh lính kỹ thuật hình sự, hôm nay bỗng trở nên nặng hơn bởi những con dốc dựng đứng.
Tiếng khóc não nề của những người thân trong gia đình làm bầu không khí càng trở nên ảm đạm. Trong khi đó, việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành ngay trên đồi, trải dài ở một khu vực rộng lớn, trong khi đây là căn cứ quan trọng để xác định có một hay nhiều đối tượng liên quan đến vụ án.
Ở hiện trường thứ nhất, vợ chồng anh Long, chị Hoa gục ngã, với nhiều vết thương tích nghiêm trọng ở vùng đầu và cổ dẫn đến tử vong... Kết quả khám nghiệm, xác định không có sự chống trả. Qua đó, anh và đồng đội đã làm rõ loại hung khí, định hướng cho cơ quan điều tra về tang vật vụ án.
Ngoài con dao thu giữ tại hiện trường, đối tượng còn sử dụng một con dao khác làm công cụ gây án. Khi Đặng Văn Hùng bị bắt giữ, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã thu giữ thêm một con dao tay, đối tượng mang theo trên đường trốn chạy...
2. Giám định pháp y vốn là công việc đặc thù, người bác sỹ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đó là áp lực về thời gian, về tính chính xác của vụ án... Với một tỉnh miền núi như Yên Bái, trong quá trình làm nhiệm vụ, không ít lần các bác sỹ pháp y rơi vào cảnh dở khóc dở cười, do trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân.
Căn bệnh của cháu A bất ngờ trở nặng, dù gia đình Sùng A V (ở tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đã nhờ thầy cúng đưa con ma ra khỏi nhà. Nhìn con thoi thóp trên giường bệnh, mặt tím tái, Sùng A V và người thân mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện. Khi mũi tiêm cấp cứu vừa được các bác sỹ của bệnh xá thực hiện thì cháu bé qua đời...
Gia đình Sùng A V bù lu, bù loa, cho rằng các bác sỹ đã làm chết con mình, rồi yêu cầu bồi thường. Miệng la làng là vậy nhưng khi yêu cầu khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết thì họ lại không đồng ý, quay ra đối đầu với lực lượng của Phòng PC54.
Gắn bó với nghề, không ít lần, Đại tá Quý phải đấu tranh để bảo vệ kết quả giám định của mình, đưa sự thật ra ánh sáng... Đêm 19-3-2007, cháu Nguyễn Thị D (SN 2002), được chị Bùi Thị V (trú tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đưa về nhà chơi với con gái. Tối đến, vợ chồng chị V và hai cháu đều ngủ chung một giường. Sáng 20-3-2007, theo lời khai của cháu D, có sự giám hộ của mẹ cháu là Nguyễn Thị H thì tối hôm qua khi đi ngủ, cháu D đã bị Nguyễn Văn L (SN 1970), là chồng của chị V, hiếp dâm.
Trong đêm ngủ, sau khi thấy cháu D khóc, chị V phát hiện đã đánh, mắng chồng và đưa cháu D đi rửa và thay quần áo. Về phần chị H, sau khi phát hiện ra con gái bị xâm hại, chị H đã báo cơ quan Công an và đưa cháu D đi ra trạm xá và vào bệnh viện khám. Những kết quả ban đầu không cho thấy việc xâm hại...
Để làm rõ vụ án, cơ quan CSĐT Công an huyện Trấn Yên đã ra quyết định trưng cầu, yêu cầu Phòng PC54, Công an tỉnh Yên Bái giám định pháp y thương tích đối với cháu D. Nhận được quyết định trưng cầu, Đại tá Quý và đồng đội không khỏi trăn trở. Những đêm không ngủ, anh cùng đồng đội lật đi, lật lại các cơ chế hình thành dấu vết...
Phòng PC54 đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái khám giám định đối với cháu D. Đúng vào ngày hôm đó, cháu D bị khủng hoảng về tinh thần. Khi ấy, ánh mắt ngây dại của cháu bé là điều thôi thúc các bác sỹ pháp y sớm vào cuộc. Kết quả giám định pháp y, kết hợp với các tài liệu, cơ quan điều tra cấp tỉnh đã có đủ căn cứ truy tố Nguyễn Văn L về tội hiếp dâm trẻ em.
Thế nhưng, sau khi bản tống đạt cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đưa Nguyễn Văn L ra xét xử thì L kháng nghị, kêu oan và thay đổi lời khai, không nhận tội. Lý do đưa ra là dựa vào kết quả khám ban đầu của Bệnh viện huyện Trấn Yên đối với cháu D kết luận cháu không bị tổn thương..., lại trong điều kiện tâm lý ngủ cùng vợ, con nên không thể thực hiện hành vi phạm tội.
Để làm sáng tỏ những kháng nghị của bị can L và luật sư bào chữa, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành các buổi họp với các đơn vị có liên quan. Qua sự trình bày logic của các giám định viên trên cơ sở khoa học, có bản ảnh minh họa về tổn thương và cơ chế hình thành tổn thương, cơ quan tố tụng đã thống nhất đưa bị cáo L ra xét xử.
Tại toà, trước những chứng cứ đầy thuyết phục, đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Luật sư bảo vệ bị cáo hoàn toàn chấp nhận những chứng cứ mà cơ quan giám định đưa ra. Bản án tù chung thân dành cho L khi đó đã được nhân dân và đặc biệt là gia đình người bị hại cảm thấy như được gỡ một nút thắt.
...Nhờ kết quả giám định, không ít vụ việc được làm sáng tỏ. Chập choạng tối, người dân thị trấn Nông Trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, phát hiện xác của Trần Thanh Hải (SN 1973) tử vong tại bờ suối Thia với nhiều vết cắt do vật sắc, tác động ở vùng cổ trái và cổ tay trái. Cái chết bất thường của nạn nhân gây nghi ngờ, hoang mang ở địa phương. Nhiều người tin rằng đó là vụ án mạng vì nạn nhân là kẻ nghiện ma túy, nợ nần tiền của rất nhiều người...
Kết quả khám nghiệm tử thi đã xác định đây là vụ chết người do tự sát và con dao tại tử thi gây nên vết thương trên người. Thời điểm đó, cơ quan điều tra chưa đồng ý với kết luận của bác sỹ pháp y và kỹ thuật hình sự. Nhưng sau 3 ngày điều tra, bằng các chứng cứ, tài liệu thu thập, cơ quan CSĐT đã có căn cứ khẳng định Hải đã tự kết liễu đời anh ta...
Âm thầm và lặng lẽ, những đóng góp của cán bộ Phòng PC54 Công an tỉnh Yên Bái góp phần làm nên những chiến công, thành tích của Công an tỉnh Yên Bái.
Tác giả bài viết: Xuân Mai
Nguồn tin: