Giám đốc ngân hàng và doanh nghiệp chiếm đoạt 863 tỷ đồng lĩnh án
- 19:00 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như Báo ANTĐ thông tin, hôm nay (18-4), sau 7 ngày xét xử và nghị án, Tòa án Hà Nội đã đưa ra phán quyết về vụ án giám đốc ngân hàng và doanh nghiệp chiếm đoạt 863 tỷ đồng.
Cụ thể, Trịnh Khánh Hồng (SN 1967, trú ở phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) – nguyên Tổng giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Tân Hồng (gọi tắt là Công ty Tân Hồng) bị tuyên phạt 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Điều 140 và tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Điều 139-BLHS. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội danh là tù chung thân.
Giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Đỗ Đức Hưng (SN 1956, trú ở phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội) – cựu Giám đốc Chi nhánh Hồng Hà, thuộc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank Hồng Hà) bị tuyên phạt 13 năm tù và còn bị tuyên phạt 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179-BLHS. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội danh bị đưa ra xét xử là 23 năm tù giam.
Liên quan đến tội phạm của bộ đôi giám đốc Agribank Hồng Hà và Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng, 9 bị cáo khác lần lượt bị HĐXX sơ thẩm quyết định tuyên phạt từ 3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 17 năm tù giam về các tội tương ứng là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Vi phạm quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”, theo các Điều 139, 179 – BLHS.
Quá trình xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội làm rõ, xuất phát từ nhu cầu Công ty Tân Hồng cũng như chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Nghệ An về một dự án trồng rừng kinh tế tại địa phương này, Trịnh Khánh Hồng đã lập dự án và hồ sơ vay vốn của Agribank với tổng số vốn lên đến 20,5 triệu USD, tương ứng hơn 380 tỷ đồng.
Thế nhưng sau khi lần lượt vay được các gói tín dụng tương ứng với số tiền đặc biệt lớn nêu trên, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng đã nhanh chóng sử dụng vào mục đích cá nhân, trong đó dùng phần lớn số tiền vào việc trả nợ cũ, khiến dự án trồng rừng tại Nghệ An không thể triển khai được.
Nhằm che giấu việc làm phạm pháp, Hồng chỉ đạo thuộc cấp đã tạo dựng ra 965 chứng từ chi tiền trồng rừng khống đối với hàng trăm hộ dân tại tỉnh miền Trung. Nối tiếp hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của Agribank Việt Nam hơn 380 tỷ đồng và để có tiền đáo hạn ngân hàng, Hồng còn sử dụng thủ đoạn gian dối trong thương mại khi dùng chứng thư bảo lãnh thanh toán do Đỗ Đức Hưng ký phát hành để chiếm đoạt của hàng loạt doanh nghiệp với số tiền lên đến hơn 483,5 tỷ đồng.
Tổng cộng, trong cả hai hành vi tội phạm gây ra, cựu Tổng giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Hồng đã chiếm đoạt 863,5 tỷ đồng của các tổ chức, pháp nhân. Quá trình giải quyết vụ án, doanh nghiệp do Hồng làm chủ mới chỉ khắc phục được một phần hậu quả.
Mở tòa, HĐXX sơ thẩm cũng làm rõ cựu Giám đốc Agribank Hồng Hà – Đỗ Đức Hưng, mặc dù biết rõ Trịnh Khánh Hồng rất bi đát về tài chính và mất khả năng trả nợ ngân hàng, song vẫn ký hàng chục bảo lãnh thanh toán (vượt quyền phán quyết) với mục đích giúp Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng huy động được gần 282 tỷ đồng bất hợp pháp để có tiền trả nợ ngân hàng.
Từ đó, Hưng cùng chi nhánh ngân hàng của ông ta sẽ thoát được món “nợ xấu” liên quan đến Công ty Tân Hồng. Và như thế, Hưng sẽ không bị xử lý trước Agribank cũng như bị xử trước pháp luật. Tuy nhiên, những toan tính của cựu Giám đốc Agribank Hồng Hà đã không như mong đợi.
Với động cơ nêu trên, thế nên trong quá trình giúp sức cho Hồng, Hưng không chỉ ký các bảo lãnh thanh toán trái thẩm quyền phán quyết mà còn không lập hồ sơ theo dõi trên hệ thống, không thu phí và cũng không thực hiện đúng quy trình cho vay vốn của Nhà nước và Agribank Việt Nam.
Ngoài ra, trong quá trình hỗ trợ đắc lực cho Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng thực hiện tội phạm, Giám đốc Agribank Hồng Hà còn cố ý làm trái trình tự về hoạt động cho vay vốn đối với tổ chức tín dụng, từ khâu thẩm định, giải ngân đến kiểm tra sử dụng tiền và chỉ đạo cấp dưới cho vay đáo nợ vô nguyên tắc. Bằng sự “tự tung, tự tác” của mình, Đỗ Đức Hưng đã gây thiệt hại cho Agribank số tiền rất lớn, lên đến hơn 581 tỷ đồng.
Áp dụng các mức án phạt tù đối với bộ đôi giám đốc nêu trên cũng như 9 bị cáo liên quan, TAND TP Hà Nội khẳng định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng vì đã xâm phạm đến chế độ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ và xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của tổ chức tín dụng.
Giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Đỗ Đức Hưng (SN 1956, trú ở phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội) – cựu Giám đốc Chi nhánh Hồng Hà, thuộc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank Hồng Hà) bị tuyên phạt 13 năm tù và còn bị tuyên phạt 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179-BLHS. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội danh bị đưa ra xét xử là 23 năm tù giam.
Liên quan đến tội phạm của bộ đôi giám đốc Agribank Hồng Hà và Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng, 9 bị cáo khác lần lượt bị HĐXX sơ thẩm quyết định tuyên phạt từ 3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 17 năm tù giam về các tội tương ứng là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Vi phạm quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”, theo các Điều 139, 179 – BLHS.
Quá trình xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội làm rõ, xuất phát từ nhu cầu Công ty Tân Hồng cũng như chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Nghệ An về một dự án trồng rừng kinh tế tại địa phương này, Trịnh Khánh Hồng đã lập dự án và hồ sơ vay vốn của Agribank với tổng số vốn lên đến 20,5 triệu USD, tương ứng hơn 380 tỷ đồng.
Thế nhưng sau khi lần lượt vay được các gói tín dụng tương ứng với số tiền đặc biệt lớn nêu trên, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng đã nhanh chóng sử dụng vào mục đích cá nhân, trong đó dùng phần lớn số tiền vào việc trả nợ cũ, khiến dự án trồng rừng tại Nghệ An không thể triển khai được.
Nhằm che giấu việc làm phạm pháp, Hồng chỉ đạo thuộc cấp đã tạo dựng ra 965 chứng từ chi tiền trồng rừng khống đối với hàng trăm hộ dân tại tỉnh miền Trung. Nối tiếp hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của Agribank Việt Nam hơn 380 tỷ đồng và để có tiền đáo hạn ngân hàng, Hồng còn sử dụng thủ đoạn gian dối trong thương mại khi dùng chứng thư bảo lãnh thanh toán do Đỗ Đức Hưng ký phát hành để chiếm đoạt của hàng loạt doanh nghiệp với số tiền lên đến hơn 483,5 tỷ đồng.
Tổng cộng, trong cả hai hành vi tội phạm gây ra, cựu Tổng giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Hồng đã chiếm đoạt 863,5 tỷ đồng của các tổ chức, pháp nhân. Quá trình giải quyết vụ án, doanh nghiệp do Hồng làm chủ mới chỉ khắc phục được một phần hậu quả.
Mở tòa, HĐXX sơ thẩm cũng làm rõ cựu Giám đốc Agribank Hồng Hà – Đỗ Đức Hưng, mặc dù biết rõ Trịnh Khánh Hồng rất bi đát về tài chính và mất khả năng trả nợ ngân hàng, song vẫn ký hàng chục bảo lãnh thanh toán (vượt quyền phán quyết) với mục đích giúp Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng huy động được gần 282 tỷ đồng bất hợp pháp để có tiền trả nợ ngân hàng.
Từ đó, Hưng cùng chi nhánh ngân hàng của ông ta sẽ thoát được món “nợ xấu” liên quan đến Công ty Tân Hồng. Và như thế, Hưng sẽ không bị xử lý trước Agribank cũng như bị xử trước pháp luật. Tuy nhiên, những toan tính của cựu Giám đốc Agribank Hồng Hà đã không như mong đợi.
Với động cơ nêu trên, thế nên trong quá trình giúp sức cho Hồng, Hưng không chỉ ký các bảo lãnh thanh toán trái thẩm quyền phán quyết mà còn không lập hồ sơ theo dõi trên hệ thống, không thu phí và cũng không thực hiện đúng quy trình cho vay vốn của Nhà nước và Agribank Việt Nam.
Ngoài ra, trong quá trình hỗ trợ đắc lực cho Tổng giám đốc Công ty Tân Hồng thực hiện tội phạm, Giám đốc Agribank Hồng Hà còn cố ý làm trái trình tự về hoạt động cho vay vốn đối với tổ chức tín dụng, từ khâu thẩm định, giải ngân đến kiểm tra sử dụng tiền và chỉ đạo cấp dưới cho vay đáo nợ vô nguyên tắc. Bằng sự “tự tung, tự tác” của mình, Đỗ Đức Hưng đã gây thiệt hại cho Agribank số tiền rất lớn, lên đến hơn 581 tỷ đồng.
Áp dụng các mức án phạt tù đối với bộ đôi giám đốc nêu trên cũng như 9 bị cáo liên quan, TAND TP Hà Nội khẳng định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng vì đã xâm phạm đến chế độ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ và xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của tổ chức tín dụng.
Tác giả bài viết: Lâm Vinh
Nguồn tin: