Quỳnh Lưu: Người trồng dứa đang tự bươn chải tìm đầu ra
- 19:32 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
So với các năm trước dứa năm nay được mùa hơn, năng suất ước đạt gần 40 tấn/ha nên người dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, do không có nhà máy bao tiêu sản phẩm nên bà con đang phải tự bươn chải tìm đầu ra và giá cả bấp bênh theo thị trường.
Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở đội 6, Tổng đội thanh niên xung phong Quỳnh Lưu cho biết: Gia đình anh trồng hơn 3 ha giống dứa Queen, hiện đã thu hoạch được trên 40 tấn. Năm nay, dứa phát triển tốt, cho năng suất cao, ước đạt từ 37 - 40 tấn/ha. Đối với dứa loại trên 1kg/quả có giá từ 6.000 – 6.500 đồng/kg. Tuy nhiên, so với mọi năm giá này vẫn chưa cao và hầu hết sản phẩm dứa đều phụ thuộc vào thương lái. “So với mọi năm thì năm ni giá thấp hơn, mọi năm thời điểm này giá 7.000 – 7.500 đồng/kg”. Anh Khoa nói.
Chưa kịp vui mừng vì dứa năm nay được mùa thì nhiều hộ gia đình lại tỏ ra lo lắng vì mấy ngày này giá dứa xuống rất thấp. Chị Lê Thị Đông một hộ trồng dứa ở xã Tân Thắng cho biết: Đối với dứa loại dưới 5 lạng/quả giá bẻ ngang tại vườn chỉ 41.000 đồng/10kg. thấp hơn từ gần 20.000 đồng so với thời điểm này năm ngoái. Sắp tới nếu giá cá không nhỉnh hơn thì bà con nông dân không những làm không công mà còn phải bù lỗ.
Toàn huyện Quỳnh Lưu có 600 ha dứa, trồng chủ yếu ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu và Tổng đội Thanh niên xung phong. Hiện nay, Dứa đang là một trong những cây trồng mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên mấy năm gần đây do thường xuyên xảy ra tình trạng “được mùa mất giá” khiến người trồng dứa hết sức lo lắng.
Điều băn khoăn của bà con là trên địa bàn đã có nhà máy, nhưng hiện không tổ chức thu mua dứa cho bà con. Ngay sát vùng trồng dứa có Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu có chế biến nước dứa cô đặc, nhà máy quy hoạch vùng nguyên liệu dứa Cayen tại ba xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng và Tân Thắng. Nhưng qua một thời gian hoạt động không hiệu quả nên chuyển sang chế biến hoa quả xuất khẩu. Riêng sản phẩm dứa, năm nào nhà máy cũng tổ chức thu mua cho bà con, nhưng do sản xuất dứa cắt lát đông lạnh xuất khẩu phụ thuộc vào đơn đặt hàng nên không ổn định. Do vậy nhà máy không liên kết với nông dân để tạo vùng nguyên liệu và bao sản phẩm dứa cho bà con nữa. Cứ đến mùa thu hoạch, bà con trồng dứa lại tự bươn chải tìm kiến đầu ra và giá cả sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Anh Nguyễn Hữu Túy - Phó tổng đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong Quỳnh Lưu khẳng định:“Giá thấp là do trùng vào trà dân thu hoạch nhiều, dứa nhiều thì giá xuống là đương nhiên, còn thu hoạch rải rải thì giá có nhích lên. Hiện nay, dứa được tiêu thụ cho các siêu thị Big C Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và một số vùng lân cận, còn quả tươi sống được bán cho các thương lái giá cả phụ thuộc vào thị trường”.
Với diện tích như hiện nay, mỗi năm ước tính Quỳnh Lưu có 9.000 tấn dứa quả. Trong đó Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu chỉ thu mua với số lượng rất ít, còn lại dứa chủ yếu được bán cho các thương lái thu mua tại vườn và xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Dù thị trường không ổn định, nhưng dứa vẫn là cây trồng chủ lực tại các xã vùng miền núi Quỳnh Lưu nên bà con chưa thể dứt bỏ. Hiện nay ngoài việc đẩy mạnh tìm kiếm đầu mối tiêu thụ ở các siêu thị thì huyện Quỳnh Lưu cũng đang động viên bà con áp dụng phương thức trồng dứa rải vụ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tránh được tình trạng “được mùa mất giá”. Tuy nhiên để cây dứa phát triển một cách bền vững, về lâu dài vẫn cần có một sự liên kết chặt chẽ và bền vững giữa nhà nông và doanh nghiệp, đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho bà con.
Chưa kịp vui mừng vì dứa năm nay được mùa thì nhiều hộ gia đình lại tỏ ra lo lắng vì mấy ngày này giá dứa xuống rất thấp. Chị Lê Thị Đông một hộ trồng dứa ở xã Tân Thắng cho biết: Đối với dứa loại dưới 5 lạng/quả giá bẻ ngang tại vườn chỉ 41.000 đồng/10kg. thấp hơn từ gần 20.000 đồng so với thời điểm này năm ngoái. Sắp tới nếu giá cá không nhỉnh hơn thì bà con nông dân không những làm không công mà còn phải bù lỗ.
Toàn huyện Quỳnh Lưu có 600 ha dứa, trồng chủ yếu ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu và Tổng đội Thanh niên xung phong. Hiện nay, Dứa đang là một trong những cây trồng mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên mấy năm gần đây do thường xuyên xảy ra tình trạng “được mùa mất giá” khiến người trồng dứa hết sức lo lắng.
Điều băn khoăn của bà con là trên địa bàn đã có nhà máy, nhưng hiện không tổ chức thu mua dứa cho bà con. Ngay sát vùng trồng dứa có Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu có chế biến nước dứa cô đặc, nhà máy quy hoạch vùng nguyên liệu dứa Cayen tại ba xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng và Tân Thắng. Nhưng qua một thời gian hoạt động không hiệu quả nên chuyển sang chế biến hoa quả xuất khẩu. Riêng sản phẩm dứa, năm nào nhà máy cũng tổ chức thu mua cho bà con, nhưng do sản xuất dứa cắt lát đông lạnh xuất khẩu phụ thuộc vào đơn đặt hàng nên không ổn định. Do vậy nhà máy không liên kết với nông dân để tạo vùng nguyên liệu và bao sản phẩm dứa cho bà con nữa. Cứ đến mùa thu hoạch, bà con trồng dứa lại tự bươn chải tìm kiến đầu ra và giá cả sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Anh Nguyễn Hữu Túy - Phó tổng đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong Quỳnh Lưu khẳng định:“Giá thấp là do trùng vào trà dân thu hoạch nhiều, dứa nhiều thì giá xuống là đương nhiên, còn thu hoạch rải rải thì giá có nhích lên. Hiện nay, dứa được tiêu thụ cho các siêu thị Big C Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và một số vùng lân cận, còn quả tươi sống được bán cho các thương lái giá cả phụ thuộc vào thị trường”.
Với diện tích như hiện nay, mỗi năm ước tính Quỳnh Lưu có 9.000 tấn dứa quả. Trong đó Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu chỉ thu mua với số lượng rất ít, còn lại dứa chủ yếu được bán cho các thương lái thu mua tại vườn và xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Dù thị trường không ổn định, nhưng dứa vẫn là cây trồng chủ lực tại các xã vùng miền núi Quỳnh Lưu nên bà con chưa thể dứt bỏ. Hiện nay ngoài việc đẩy mạnh tìm kiếm đầu mối tiêu thụ ở các siêu thị thì huyện Quỳnh Lưu cũng đang động viên bà con áp dụng phương thức trồng dứa rải vụ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tránh được tình trạng “được mùa mất giá”. Tuy nhiên để cây dứa phát triển một cách bền vững, về lâu dài vẫn cần có một sự liên kết chặt chẽ và bền vững giữa nhà nông và doanh nghiệp, đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho bà con.
Tác giả bài viết: Thanh Toàn - Đài Quỳnh Lưu
Nguồn tin: