Gặp lại nhà báo - nhà văn chiến trường đã 13 lần đến Việt Nam
- 15:18 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong thời gian từ năm 1965-1967, bà Marta Rojas đã đến Việt Nam và viết nhiều tin tức, phóng sự về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Việt Nam anh hùng.
Ngày 17/4/2017 tại trụ sở hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các nhà văn Việt Nam và đoàn nhà văn, nhà báo Cuba. Phía Việt Nam có Phó Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa và các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trí Huân và các nhà văn ở Hà Nội. Về phía Cuba có bà Alicia Coredera Morales, Phó chủ tịch viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAV); bà Marta Rojas, Phó Chủ tịch hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba; ông Herminio Lopez, Đại sứ Cuba tại Việt Nam cùng các thành viên trong đoàn.
Các nhà văn hai nước đã cùng nhau trao đổi những mối quan tâm về tình hình báo chí, văn học Việt Nam và Cuba hiện nay để tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, đoàn kết vốn có giữa hai dân tộc.
Thay mặt lãnh đạo hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhiệt liệt chào mừng đoàn Đại biểu Viện ICAV đã đến thăm và làm việc với hội Nhà văn Việt Nam.
Đặc biệt, tham gia đoàn lần này có bà Marta Rojas - Phó Chủ tịch hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam. Bà là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà báo xuất sắc, một nhà văn nổi tiếng của Cuba, thành viên sáng lập báo Granma - tờ báo lớn và uy tín hàng đầu của Cuba từ hơn nửa thế kỷ nay. Trước đó, bà là phóng viên nổi tiếng với loạt bài viết về phiên tòa của chế độ độc tài Batista xét xử lãnh tụ Phidel Castro năm 1953. Bà cũng là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, thành viên sáng lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 1965 -1967, nhà báo - nhà văn Marta Rojas đã 13 lần đến Việt Nam với tư cách phóng viên chiến trường. Bà từng viết nhiều tin tức, phóng sự, phim tài liệu… về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Việt Nam anh hùng. Bà đã xuất bản 3 cuốn sách viết về Việt Nam và đọc nhiều tham luận ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên nhiều diễn đàn quốc tế.
Bà đã trực tiếp phỏng vấn nhiều lãnh đạo cấp cao và tướng lĩnh của Việt Nam như: Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình…
Bà đã được tuyên dương Anh hùng lao động Cuba cùng nhiều giải thưởng văn học, báo chí cấp quốc gia. Tại Việt Nam, bà Marta Rojas đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng Huân chương Hữu Nghị và năm 1995 được mời tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập nước.
Trong không khí thân tình ấm áp, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc về đất nước Cuba anh em. Năm 1973, Trần Đăng Khoa mới 15 tuổi, nhưng đã có tập thơ được nhà thơ nổi tiếng Fileg Pitalo Diget dịch và xuất bản tại Cuba. Bản thân ông đã thuộc hàng trăm bài thơ của các nhà thơ Cuba và ông đã đọc 2 bài thơ của Nicolai Ghilen viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ và Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể, năm 2015, ông được sang thăm Cuba, thấy đất nước Cuba bốn bề biển nồng nhiệt, nhưng con người Cuba còn nồng nhiệt hơn. Cũng như hàng triệu người dân Việt Nam, nhà thơ khắc ghi sâu sắc câu nói nổi tiếng của lãnh tụ Phidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến cả máu của mình”.
Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng hoa các thành viên trong đoàn và tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1.2.3.4-1975 của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Tác phẩm này đã được Giải thưởng hội Nhà văn Việt Nam 2014 và Giải thưởng văn học ASEAN năm 2015.
Các nhà văn hai nước đã cùng nhau trao đổi những mối quan tâm về tình hình báo chí, văn học Việt Nam và Cuba hiện nay để tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, đoàn kết vốn có giữa hai dân tộc.
Thay mặt lãnh đạo hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhiệt liệt chào mừng đoàn Đại biểu Viện ICAV đã đến thăm và làm việc với hội Nhà văn Việt Nam.
Đặc biệt, tham gia đoàn lần này có bà Marta Rojas - Phó Chủ tịch hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam. Bà là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà báo xuất sắc, một nhà văn nổi tiếng của Cuba, thành viên sáng lập báo Granma - tờ báo lớn và uy tín hàng đầu của Cuba từ hơn nửa thế kỷ nay. Trước đó, bà là phóng viên nổi tiếng với loạt bài viết về phiên tòa của chế độ độc tài Batista xét xử lãnh tụ Phidel Castro năm 1953. Bà cũng là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, thành viên sáng lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 1965 -1967, nhà báo - nhà văn Marta Rojas đã 13 lần đến Việt Nam với tư cách phóng viên chiến trường. Bà từng viết nhiều tin tức, phóng sự, phim tài liệu… về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Việt Nam anh hùng. Bà đã xuất bản 3 cuốn sách viết về Việt Nam và đọc nhiều tham luận ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên nhiều diễn đàn quốc tế.
Bà đã trực tiếp phỏng vấn nhiều lãnh đạo cấp cao và tướng lĩnh của Việt Nam như: Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình…
Bà đã được tuyên dương Anh hùng lao động Cuba cùng nhiều giải thưởng văn học, báo chí cấp quốc gia. Tại Việt Nam, bà Marta Rojas đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng Huân chương Hữu Nghị và năm 1995 được mời tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập nước.
Trong không khí thân tình ấm áp, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc về đất nước Cuba anh em. Năm 1973, Trần Đăng Khoa mới 15 tuổi, nhưng đã có tập thơ được nhà thơ nổi tiếng Fileg Pitalo Diget dịch và xuất bản tại Cuba. Bản thân ông đã thuộc hàng trăm bài thơ của các nhà thơ Cuba và ông đã đọc 2 bài thơ của Nicolai Ghilen viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ và Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể, năm 2015, ông được sang thăm Cuba, thấy đất nước Cuba bốn bề biển nồng nhiệt, nhưng con người Cuba còn nồng nhiệt hơn. Cũng như hàng triệu người dân Việt Nam, nhà thơ khắc ghi sâu sắc câu nói nổi tiếng của lãnh tụ Phidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến cả máu của mình”.
Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng hoa các thành viên trong đoàn và tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1.2.3.4-1975 của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Tác phẩm này đã được Giải thưởng hội Nhà văn Việt Nam 2014 và Giải thưởng văn học ASEAN năm 2015.
Tác giả bài viết: Nguyễn Việt Chiến
Nguồn tin: