Hi hữu em bé chào đời có mắt xanh kỳ lạ
- 08:44 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều ngày qua, gia đình chị Bùi Thị Hoa (32 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) rất lo lắng cho đứa con mới chào đời. Bé phát triển bình thường nhưng lại có đôi mắt màu xanh khác lạ.
Mắt xanh từ khi mới lọt lòng mẹ
Từ khi chào đời, bé Bùi Thị Xuân Hồng, sinh tháng 3/2017, nhà ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vừa chào đời đã khiến người trong gia đình, hàng xóm bất ngờ vì ánh mắt trong veo nhưng có màu xanh. Sự khác lạ khiến một số người hiếu kỳ tò mò. Đáng nói, em bé này lại bị cha ruột bỏ rơi ngay khi còn trong bụng mẹ.
Kể với chúng tôi, bà Bùi Thị Bảy (70 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch), bà ngoại của bé Hồng cho biết: “Từ khi thai nhi mới được 8 tháng, còn nằm trong bụng mẹ, con bé đã bị cha bỏ rơi. Có lẽ, người ta chê nhà tôi nghèo. Mẹ nó đi làm công nhân, lại tăng ca buổi tối nên có mình tôi là người chăm sóc cháu. Đã bị ba bỏ rơi, bây giờ nếu chúng tôi cũng bỏ nữa thì thương lắm".
Nói về cô con gái bất hạnh của mình, bà Bảy chia sẻ: “Con gái tôi đi làm công nhân nên không có thời gian giao lưu bạn bè. Tình cờ trong một lần đi ăn, nó gặp người đàn ông tên Quang, thuê phòng trọ ở và làm thợ hồ trên địa bàn xã Vĩnh Thanh. Sau nhiều lần trò chuyện, hai đứa quen nhau rồi nên duyên. Sau một thời gian ở chung với nhau, Hoa có bầu nhưng khi cái thai được 8 tháng, Quang đã bỏ đi không một lời từ biệt”.
Đến giữa tháng 3, chị Hoa trở dạ sinh bé tại bệnh viện quận 2, TP.HCM. Bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ, cân nặng 2,7kg. Bé bú bình thường, chơi, ngủ đều rất ngoan. Tuy nhiên, gia đình hết sức bất ngờ khi nhìn ánh mắt trong veo của bé có màu xanh.
Đưa chuyện này hỏi bác sĩ khoa Hồi sức sau sinh bệnh viện quận 2 thì gia đình được biết, có khả năng bé bị bệnh dị tật bẩm sinh về mắt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các bác sĩ bệnh viện quận 2 đã hỗ trợ gia đình chuyển bé lên khám tại bệnh viện Mắt TP.HCM.
Theo bà Bảy, mặc dù bệnh, nhưng bé Xuân Hồng vẫn ăn ngủ bình thường, nước da và đôi môi lúc nào cũng hồng hào. Duy chỉ đôi mắt màu xanh khác người nên ai cũng thương bé.
Bệnh glôcôm, nỗi sợ hãi nhiều người
Kể về hoàn cảnh của mình, chị Hoa cho biết thêm: “Gia đình có 4 mẹ con, cùng sống chung một nhà. Trong gia đình, cái gì tôi cũng lo, từ chuyện mượn tiền ngân hàng xây nhà đến chuyện ăn uống. Mẹ già, em gái cũng làm công nhân nên thu nhập thấp. Giờ con lại bị bệnh, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi. Nhưng thực ra làm như thế, con tôi sẽ khổ hơn nên tôi ráng nuôi con nên người”.
“Điều làm tôi buồn hơn là mọi người trong khu vực cứ tò mò tìm đến xem đôi mắt khác thường của con gái tôi. Họ cho rằng gia đình tôi luôn có những chuyện khác thường, từ việc cả nhà đều lùn, mỗi người chỉ cao từ 1,3m - 1,5m nay thêm đứa con có mắt xanh khác người. Tôi thật sự lo lắng”, chị Hoa ngậm ngùi.
Giải thích vì sao đặt tên bé là Xuân Hồng, chị Hoa kể thêm: “Hôm đi làm giấy khai sinh cho bé, mẹ tôi trực tiếp đến UBND xã làm. Mẹ tôi không biết đặt tên bé là gì, một cán bộ gợi ý đặt cho bé là Xuân Hồng với hy vọng cuộc đời cháu sau này sẽ tốt đẹp hơn, dẫu người cha ruột không thừa nhận và nuôi dạy con. Chúng tôi cũng mong bé sớm được chữa trị để có đôi mắt bình thường như bao đứa bé khác để sau này lớn lên, cháu không ảnh hưởng chuyện học, không bị bạn bè đàm tiếu”.
TS.BS Phạm Thị Thủy Tiên, khoa Glôcôm, bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, bệnh glôcôm, dân gian thường gọi là bệnh cườm nước hay bệnh thiên đầu thống là nhóm bệnh làm tăng nhãn áp, tổn hại đến thần kinh thị giác. Nếu không phát hiện kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương, nặng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Sau bệnh ung thư và tim mạch, mù lòa là nỗi sợ hãi của mọi người. Phần đông những bệnh nhân bị bệnh glôcôm góc mở không có triệu chứng gì, không đau đớn. Tầm nhìn của bệnh nhân giảm dần và dẫn đến mù lòa. Bệnh glôcôm góc đóng, áp lực trong mắt tăng lên rất cao, làm mắt đau nhức, nhìn mờ và đau đầu, buồn nôn. Bệnh cũng có thể diễn tiến âm thầm làm hại đến thần kinh mắt.
Cũng theo bác sĩ Tiên, bệnh không thể chữa trị hết được và những tầm nhìn đã bị mất không thể phục hồi được. Với những thuốc nhỏ cho glôcôm và những phẫu thuật tối tân nhất cho glôcôm hiện nay, các bác sĩ chỉ có thể làm cho bệnh tiến triển chậm lại mà thôi. Bệnh glôcôm là một bệnh kinh niên phải được theo dõi cả đời. Ðể giúp cho bệnh nhân giữ được tầm nhìn của họ, bệnh glôcôm phải được định bệnh và chữa trị một cách chính xác.
Để điều trị có hiệu quả, điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân glôcôm hoặc nghi ngờ glôcôm là việc chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và được bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi chặt chẽ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được áp lực nội nhãn và ngăn ngừa sự tổn hại tầm nhìn. Việc cần nhất phải làm là dùng thuốc nhỏ mắt hằng ngày theo toa của bác sĩ chuyên khoa glôcôm.
Ngoài ra, phẫu thuật là rất cần thiết để cứu vãn thị lực và tầm nhìn cho bệnh nhân trong trường hợp điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả. Hiện nay, bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã có ngày hội về bệnh glôcôm, nhằm tạo cơ hội cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đến tìm hiểu và điều trị với những kỹ thuật mới nhất, với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao liên quan các bệnh về mắt.
Nếu không mổ kịp thời có thể sẽ mù vĩnh viễn
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, khoa Khám bệnh, bệnh viện Mắt TP.HCM nhận định, bệnh nhi Bùi Thị Xuân Hồng bị bệnh glôcôm, đục thủy tinh thể bẩm sinh rất nặng, nếu không mổ kịp thời có thể sẽ mù vĩnh viễn. Bác sĩ Hạnh kê đơn thuốc, cho bé nhỏ hoạt chất Travoprost (thuốc Travatan 0,004% coll). Chỉ định nhỏ mỗi lần một giọt, ngày nhỏ hai lần. Sau khi sử dụng hoạt chất này, bệnh viện yêu cầu bé tái khám và tiếp tục theo dõi tại bệnh viện Mắt TP.HCM.
Chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Trương Đài, cán bộ phòng Văn hóa xã hội xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai khẳng định: “Gia đình em bé Xuân Hồng thuộc diện khó khăn. Hiện em bé này đang ở với mẹ và bà ngoại. Biết thông tin, cán bộ xã cũng đang vận động mọi người hỗ trợ cho gia đình để động viên kịp thời. Tới đây, chúng tôi cũng làm hồ sơ đề xuất với hội Bảo trợ bà mẹ trẻ em tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho gia đình”.
Từ khi chào đời, bé Bùi Thị Xuân Hồng, sinh tháng 3/2017, nhà ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vừa chào đời đã khiến người trong gia đình, hàng xóm bất ngờ vì ánh mắt trong veo nhưng có màu xanh. Sự khác lạ khiến một số người hiếu kỳ tò mò. Đáng nói, em bé này lại bị cha ruột bỏ rơi ngay khi còn trong bụng mẹ.
Kể với chúng tôi, bà Bùi Thị Bảy (70 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch), bà ngoại của bé Hồng cho biết: “Từ khi thai nhi mới được 8 tháng, còn nằm trong bụng mẹ, con bé đã bị cha bỏ rơi. Có lẽ, người ta chê nhà tôi nghèo. Mẹ nó đi làm công nhân, lại tăng ca buổi tối nên có mình tôi là người chăm sóc cháu. Đã bị ba bỏ rơi, bây giờ nếu chúng tôi cũng bỏ nữa thì thương lắm".
Nói về cô con gái bất hạnh của mình, bà Bảy chia sẻ: “Con gái tôi đi làm công nhân nên không có thời gian giao lưu bạn bè. Tình cờ trong một lần đi ăn, nó gặp người đàn ông tên Quang, thuê phòng trọ ở và làm thợ hồ trên địa bàn xã Vĩnh Thanh. Sau nhiều lần trò chuyện, hai đứa quen nhau rồi nên duyên. Sau một thời gian ở chung với nhau, Hoa có bầu nhưng khi cái thai được 8 tháng, Quang đã bỏ đi không một lời từ biệt”.
Đến giữa tháng 3, chị Hoa trở dạ sinh bé tại bệnh viện quận 2, TP.HCM. Bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ, cân nặng 2,7kg. Bé bú bình thường, chơi, ngủ đều rất ngoan. Tuy nhiên, gia đình hết sức bất ngờ khi nhìn ánh mắt trong veo của bé có màu xanh.
Đưa chuyện này hỏi bác sĩ khoa Hồi sức sau sinh bệnh viện quận 2 thì gia đình được biết, có khả năng bé bị bệnh dị tật bẩm sinh về mắt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các bác sĩ bệnh viện quận 2 đã hỗ trợ gia đình chuyển bé lên khám tại bệnh viện Mắt TP.HCM.
Theo bà Bảy, mặc dù bệnh, nhưng bé Xuân Hồng vẫn ăn ngủ bình thường, nước da và đôi môi lúc nào cũng hồng hào. Duy chỉ đôi mắt màu xanh khác người nên ai cũng thương bé.
Bệnh glôcôm, nỗi sợ hãi nhiều người
Kể về hoàn cảnh của mình, chị Hoa cho biết thêm: “Gia đình có 4 mẹ con, cùng sống chung một nhà. Trong gia đình, cái gì tôi cũng lo, từ chuyện mượn tiền ngân hàng xây nhà đến chuyện ăn uống. Mẹ già, em gái cũng làm công nhân nên thu nhập thấp. Giờ con lại bị bệnh, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi. Nhưng thực ra làm như thế, con tôi sẽ khổ hơn nên tôi ráng nuôi con nên người”.
“Điều làm tôi buồn hơn là mọi người trong khu vực cứ tò mò tìm đến xem đôi mắt khác thường của con gái tôi. Họ cho rằng gia đình tôi luôn có những chuyện khác thường, từ việc cả nhà đều lùn, mỗi người chỉ cao từ 1,3m - 1,5m nay thêm đứa con có mắt xanh khác người. Tôi thật sự lo lắng”, chị Hoa ngậm ngùi.
Giải thích vì sao đặt tên bé là Xuân Hồng, chị Hoa kể thêm: “Hôm đi làm giấy khai sinh cho bé, mẹ tôi trực tiếp đến UBND xã làm. Mẹ tôi không biết đặt tên bé là gì, một cán bộ gợi ý đặt cho bé là Xuân Hồng với hy vọng cuộc đời cháu sau này sẽ tốt đẹp hơn, dẫu người cha ruột không thừa nhận và nuôi dạy con. Chúng tôi cũng mong bé sớm được chữa trị để có đôi mắt bình thường như bao đứa bé khác để sau này lớn lên, cháu không ảnh hưởng chuyện học, không bị bạn bè đàm tiếu”.
TS.BS Phạm Thị Thủy Tiên, khoa Glôcôm, bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, bệnh glôcôm, dân gian thường gọi là bệnh cườm nước hay bệnh thiên đầu thống là nhóm bệnh làm tăng nhãn áp, tổn hại đến thần kinh thị giác. Nếu không phát hiện kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương, nặng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Sau bệnh ung thư và tim mạch, mù lòa là nỗi sợ hãi của mọi người. Phần đông những bệnh nhân bị bệnh glôcôm góc mở không có triệu chứng gì, không đau đớn. Tầm nhìn của bệnh nhân giảm dần và dẫn đến mù lòa. Bệnh glôcôm góc đóng, áp lực trong mắt tăng lên rất cao, làm mắt đau nhức, nhìn mờ và đau đầu, buồn nôn. Bệnh cũng có thể diễn tiến âm thầm làm hại đến thần kinh mắt.
Cũng theo bác sĩ Tiên, bệnh không thể chữa trị hết được và những tầm nhìn đã bị mất không thể phục hồi được. Với những thuốc nhỏ cho glôcôm và những phẫu thuật tối tân nhất cho glôcôm hiện nay, các bác sĩ chỉ có thể làm cho bệnh tiến triển chậm lại mà thôi. Bệnh glôcôm là một bệnh kinh niên phải được theo dõi cả đời. Ðể giúp cho bệnh nhân giữ được tầm nhìn của họ, bệnh glôcôm phải được định bệnh và chữa trị một cách chính xác.
Để điều trị có hiệu quả, điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân glôcôm hoặc nghi ngờ glôcôm là việc chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và được bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi chặt chẽ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được áp lực nội nhãn và ngăn ngừa sự tổn hại tầm nhìn. Việc cần nhất phải làm là dùng thuốc nhỏ mắt hằng ngày theo toa của bác sĩ chuyên khoa glôcôm.
Ngoài ra, phẫu thuật là rất cần thiết để cứu vãn thị lực và tầm nhìn cho bệnh nhân trong trường hợp điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả. Hiện nay, bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã có ngày hội về bệnh glôcôm, nhằm tạo cơ hội cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đến tìm hiểu và điều trị với những kỹ thuật mới nhất, với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao liên quan các bệnh về mắt.
Nếu không mổ kịp thời có thể sẽ mù vĩnh viễn
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, khoa Khám bệnh, bệnh viện Mắt TP.HCM nhận định, bệnh nhi Bùi Thị Xuân Hồng bị bệnh glôcôm, đục thủy tinh thể bẩm sinh rất nặng, nếu không mổ kịp thời có thể sẽ mù vĩnh viễn. Bác sĩ Hạnh kê đơn thuốc, cho bé nhỏ hoạt chất Travoprost (thuốc Travatan 0,004% coll). Chỉ định nhỏ mỗi lần một giọt, ngày nhỏ hai lần. Sau khi sử dụng hoạt chất này, bệnh viện yêu cầu bé tái khám và tiếp tục theo dõi tại bệnh viện Mắt TP.HCM.
Chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Trương Đài, cán bộ phòng Văn hóa xã hội xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai khẳng định: “Gia đình em bé Xuân Hồng thuộc diện khó khăn. Hiện em bé này đang ở với mẹ và bà ngoại. Biết thông tin, cán bộ xã cũng đang vận động mọi người hỗ trợ cho gia đình để động viên kịp thời. Tới đây, chúng tôi cũng làm hồ sơ đề xuất với hội Bảo trợ bà mẹ trẻ em tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho gia đình”.
Tác giả bài viết: Lành Nguyễn
Nguồn tin: