Nghệ An: Xót xa nhìn Đình Sen xuống cấp nghiêm trọng
- 08:36 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nằm gần bên bờ sông Con và chợ Sen xưa nổi tiếng, đình Sen là di tích lịch sử thuộc làng Sen, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ. Đình Sen đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2012. Qua thời gian, ngôi đình này đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đến nay vẫn chưa được trùng tu, tôn tạo.
Đây là ngôi đình lớn nhất, có ý nghĩa về mặt kiến trúc vào loại hiếm so với tất cả các đình làng nằm ven sông Hiếu còn lưu giữ cho đến nay. Đình Sen được xây dựng năm Bính Dần 1926, dân làng tự chặt gỗ, tự nung gạch ngói để xây nên ngôi đình này. Đây là nơi thường diễn ra các buổi sinh hoạt văn hóa làng xã đặc sắc của trong những ngày hội: hát đối dân ca, hò, ví…rồi những trò chơi như đánh vật, cờ người, tổ tôm…
Tại Đình Sen đã có 7 đêm diễn thuyết, rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm kêu gọi quần chúng lao khổ vùng lên đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Trước tình thế đó, lo sợ cao trào cách mạng diễn ra rộng, địch đã huy động nhiều lực lượng phá hoại phong trào. Chúng bắt ba đồng chí: Nguyễn Linh, Lê Thạch và Lê Nguyệt, là cán bộ ở miền xuôi lên xây dựng cơ sở cách mạng tại vùng này. Ngày 13/7/1931, địch giải ba đồng chí về Đình Sen để xử bắn, hòng uy hiếp tinh thần của người dân. Năm 1945, đây còn là địa điểm của quần chúng nhân dân tập hợp đi biểu tình cướp chính quyền trên toàn huyện. Đêm đêm, trong ngôi đình Sen, dưới ánh đèn dầu lạc, bằng những dụng cụ đơn sơ, hàng trăm tờ truyền đơn được in ra và chuyển đi phân phát cho toàn tổng và các địa phương để vạch trần tội ác kẻ thù, kêu gọi nhân dân đấu tranh. Lúc này tổ chức Nông hội đỏ ra đời, thu hút gần 80% nhân dân tham gia, đã chọn Đình Sen làm nơi hội họp trao đổi những công việc khi cần thiết.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình Sen cũng chính là nơi diễn ra lễ tiễn đưa hàng trăm con em lên đường đánh giặc cứu nước. Các đơn vị về đóng quân ở làng đều chọn Đình Sen làm nơi sinh hoạt tư tưởng văn hoá văn nghệ. Không chỉ mang ý nghĩa to lớn về truyền thống văn hóa của địa phương. Di tích này còn ghi lại tinh thần đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của nhân dân Nghệ Tĩnh.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, khi đến với địa chỉ đỏ giàu truyền thống cách mạng này, nhiều người không khỏi chạnh lòng. Qua nhiều lần di dời, do hoàn cảnh chiến tranh nên mái ngói vây cũ đã thay bằng ngói khác. Đến nay, cả hai mái ngói đã mục nát, xập xệ. Những mảng tường bên trong và ngoài đình đã bong tróc, nứt nẻ. Hầu hết các văng, kèo, xà, cột đã bị mối mọt ăn rỗng, nhất là ở dưới các chân cột, mối đã ăn lộng gần hết, rất nguy hiểm bởi có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
Chưa kể, các hiện vật quý trong đình như: đồ tế khí, hương án, gươm giáo, cờ quạt, tán lọng, siêu đao, phủ viết, kiệu song loan, hạc..cùng những hiện vật dùng cất dấu tài liệu và nuôi dưỡng cán bộ Đảng ở Nghĩa Đồng năm 1931theo thời gian cũng đã cũ nát, xuống cấp.
“Tôi cũng như bà con trong làng, nhất là lớp người cao tuổi nhìn thấy ngôi đình xuống cấp mà hết sức xót xa, nhưng cũng đành bất lực. Chúng tôi rất mong muốn được cấp trên quan tâm để trùng tu nâng cấp ngôi đình. Chúng tôi cũng đề xuất phương án là cả Nhà nước và nhân dân cùng làm, chỉ mong làm sao đó tu sửa ngôi đình càng sớm càng tốt. Để nơi đây luôn là địa chỉ giáo dục truyền thống của quê hương và lưu giữ được mãi đến muôn đời sau”- Cụ Lệ mong mỏi.
“Đình Sen được xây dựng 1926, và được UBND tỉnh công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh vào năm 2012. Đến nay, sau hàng chục năm xây dựng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, các cột kèo, văng, xà đều đã bị mối mọt ăn rỗng, Hiện tại, chúng tôi cũng chỉ biết có giữ nguyên hiện trạng, chứ cũng không có cách nào khác, cho người trông coi quét dọn thường xuyên, rồi sử dụng thuốc chống mối, nhưng đó cũng chỉ là tạm thời thế thôi. Vì đình đã cũ nát quá rồi. Với điều kiện ngân sách hết sức khó khăn của địa phương như hiện nay thì chúng tôi rất mong muốn đề nghị Nhà nước nghiên cứu xem xét hỗ trợ kinh phí giúp địa phương có điều kiện trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa này”- Ông Võ Duy Hiển- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng kiến nghị.
Tại Đình Sen đã có 7 đêm diễn thuyết, rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm kêu gọi quần chúng lao khổ vùng lên đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Trước tình thế đó, lo sợ cao trào cách mạng diễn ra rộng, địch đã huy động nhiều lực lượng phá hoại phong trào. Chúng bắt ba đồng chí: Nguyễn Linh, Lê Thạch và Lê Nguyệt, là cán bộ ở miền xuôi lên xây dựng cơ sở cách mạng tại vùng này. Ngày 13/7/1931, địch giải ba đồng chí về Đình Sen để xử bắn, hòng uy hiếp tinh thần của người dân. Năm 1945, đây còn là địa điểm của quần chúng nhân dân tập hợp đi biểu tình cướp chính quyền trên toàn huyện. Đêm đêm, trong ngôi đình Sen, dưới ánh đèn dầu lạc, bằng những dụng cụ đơn sơ, hàng trăm tờ truyền đơn được in ra và chuyển đi phân phát cho toàn tổng và các địa phương để vạch trần tội ác kẻ thù, kêu gọi nhân dân đấu tranh. Lúc này tổ chức Nông hội đỏ ra đời, thu hút gần 80% nhân dân tham gia, đã chọn Đình Sen làm nơi hội họp trao đổi những công việc khi cần thiết.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình Sen cũng chính là nơi diễn ra lễ tiễn đưa hàng trăm con em lên đường đánh giặc cứu nước. Các đơn vị về đóng quân ở làng đều chọn Đình Sen làm nơi sinh hoạt tư tưởng văn hoá văn nghệ. Không chỉ mang ý nghĩa to lớn về truyền thống văn hóa của địa phương. Di tích này còn ghi lại tinh thần đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của nhân dân Nghệ Tĩnh.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, khi đến với địa chỉ đỏ giàu truyền thống cách mạng này, nhiều người không khỏi chạnh lòng. Qua nhiều lần di dời, do hoàn cảnh chiến tranh nên mái ngói vây cũ đã thay bằng ngói khác. Đến nay, cả hai mái ngói đã mục nát, xập xệ. Những mảng tường bên trong và ngoài đình đã bong tróc, nứt nẻ. Hầu hết các văng, kèo, xà, cột đã bị mối mọt ăn rỗng, nhất là ở dưới các chân cột, mối đã ăn lộng gần hết, rất nguy hiểm bởi có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
Chưa kể, các hiện vật quý trong đình như: đồ tế khí, hương án, gươm giáo, cờ quạt, tán lọng, siêu đao, phủ viết, kiệu song loan, hạc..cùng những hiện vật dùng cất dấu tài liệu và nuôi dưỡng cán bộ Đảng ở Nghĩa Đồng năm 1931theo thời gian cũng đã cũ nát, xuống cấp.
“Tôi cũng như bà con trong làng, nhất là lớp người cao tuổi nhìn thấy ngôi đình xuống cấp mà hết sức xót xa, nhưng cũng đành bất lực. Chúng tôi rất mong muốn được cấp trên quan tâm để trùng tu nâng cấp ngôi đình. Chúng tôi cũng đề xuất phương án là cả Nhà nước và nhân dân cùng làm, chỉ mong làm sao đó tu sửa ngôi đình càng sớm càng tốt. Để nơi đây luôn là địa chỉ giáo dục truyền thống của quê hương và lưu giữ được mãi đến muôn đời sau”- Cụ Lệ mong mỏi.
“Đình Sen được xây dựng 1926, và được UBND tỉnh công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh vào năm 2012. Đến nay, sau hàng chục năm xây dựng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, các cột kèo, văng, xà đều đã bị mối mọt ăn rỗng, Hiện tại, chúng tôi cũng chỉ biết có giữ nguyên hiện trạng, chứ cũng không có cách nào khác, cho người trông coi quét dọn thường xuyên, rồi sử dụng thuốc chống mối, nhưng đó cũng chỉ là tạm thời thế thôi. Vì đình đã cũ nát quá rồi. Với điều kiện ngân sách hết sức khó khăn của địa phương như hiện nay thì chúng tôi rất mong muốn đề nghị Nhà nước nghiên cứu xem xét hỗ trợ kinh phí giúp địa phương có điều kiện trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa này”- Ông Võ Duy Hiển- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng kiến nghị.
Tác giả bài viết: Hiến Chương
Nguồn tin: