12 giờ căng thẳng lấy 1/4 gan của mẹ ghép cho con
- 08:29 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau 12 tiếng ròng rã, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về ghép gan của Việt Nam và Bỉ, ca ghép gan nhi thứ 11 tại BV Nhi Đồng 2 đã cứu lấy mạng sống của cậu bé 10 tuổi.
GS-BS Trần Đông A, cố vấn chuyên môn ca mổ cho biết trường hợp được ghép gan lần này là cặp mẹ con Dương Gia Khiêm (10 tuổi - người nhận) và Phạm Thị Thủy (mẹ bệnh nhi - người cho), gia đình bệnh nhi ngụ tại tỉnh Bạc Liêu.
Đây là ca ghép gan lần thứ 11 và được xem là một ca ghép gan đặc biệt bởi cả người cho và người nhận gan đều có những bất thường về gan khó xử lý và dễ xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
Cụ thể, gan trái bà mẹ có hai động mạch gan, cực kỳ khó lấy và phức tạp. Trong quá trình ghép gan, nếu phải nối hai lần động mạch sẽ rất khó và vướng, do vậy việc bóc tách gan phải diễn ra thật kỹ.
Ngoài ra, bệnh nhi nhận gan là bị tăng áp lực động mạch cửa khiến lá lách to bất thường làm cho tiểu cầu giảm thấp hơn so với người bình thường, khả năng đông máu thấp, việc đưa tiểu cầu vào cần phải cân nhắc chính xác từng chút một. Thêm vào đó, bé được phẫu thuật Kasai từ trước đó rất lâu khiến phần gan dính vào cơ hoành làm cho việc bóc tách rất lâu.
Về tình hình trước đó, bệnh nhi Dương Gia Khiêm được chẩn đoán teo đường mật đã phẫu thuật Kasai. Sau đó bé bị tiến triển xơ gan, nhiều lần xuất huyết phải nhập viện cấp cứu nên buộc phải phẫu thuật ghép gan càng sớm càng tốt.
BS Minh Ngọc – Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 2 cho biết thêm: “BV đã cho cả bố và mẹ thử nhưng người bố không thể cho được vì gan khác không tốt bằng mẹ. Do đó chị chị Phạm Thị Thủy, bé mẹ sẽ là người cho gan trực tiếp. Sau một thời gian dài chuẩn bị, theo đúng trình tự ca mổ lâu nhất từ trước đến nay kéo dài 12 tiếng ròng rã. Ekip phẫu thuật đã tiến hành cắt 367 gram gan trái của người mẹ để ghép thay thế cho phần gan bị xơ hóa của bệnh nhi. Tương đương 1/4 trọng lượng lá gan của mẹ bé Gia Khiêm để thay thế hoàn toàn phần gan của cháu bé”.
“Việc gây mê hồi sức, khâu nối các mạch máu ở bệnh nhi càng nhỏ tuổi càng phức tạp vì các bộ phận rất nhỏ, phải nối bằng vi phẫu, chỉ cần sơ sót nhỏ có thể dẫn đến nghẹt mạch. Ca mổ tiến hành thành công nhưng sáu ngày sau đó bé Gia Khiêm bị một biến chứng tràn dịch dưỡng cấp, đây là biến chứng được theo ghi nhận là xuất hiện lần thứ 4 trên thế giới đối với những ca ghép gan. Thế nhưng may mắn bé đã được xử lý đúng cách” – GS Đông A kể lại.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về ghép gan của Việt Nam và Bỉ, ca phẫu thuật đã thành công. Đến nay, người cho gan là mẹ cháu bé đã phục hồi tốt, xuất viện sau 10 ngày, còn bệnh nhi ghép gan sau gần ba tuần chăm sóc và điều trị đã hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, xét nghiệm gan, các tế bào gan hoàn toàn bình thường và sẽ xuất viện trong tuần tới.
Được biết, chỉ riêng tại BV Nhi Đồng 2 TP.HCM hiện nay có đến gần 200 trường hợp đang cần được ghép gan nhưng thiếu nguồn gan cho và điều kiện nên các bệnh nhi vẫn đang chờ đợi khá nhiều. Dự kiến, ca ghép gan thứ 12 tại BV Nhi Đồng 2 sẽ sớm diễn ra vào tháng 11-2017.
Đây là ca ghép gan lần thứ 11 và được xem là một ca ghép gan đặc biệt bởi cả người cho và người nhận gan đều có những bất thường về gan khó xử lý và dễ xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
Cụ thể, gan trái bà mẹ có hai động mạch gan, cực kỳ khó lấy và phức tạp. Trong quá trình ghép gan, nếu phải nối hai lần động mạch sẽ rất khó và vướng, do vậy việc bóc tách gan phải diễn ra thật kỹ.
Ngoài ra, bệnh nhi nhận gan là bị tăng áp lực động mạch cửa khiến lá lách to bất thường làm cho tiểu cầu giảm thấp hơn so với người bình thường, khả năng đông máu thấp, việc đưa tiểu cầu vào cần phải cân nhắc chính xác từng chút một. Thêm vào đó, bé được phẫu thuật Kasai từ trước đó rất lâu khiến phần gan dính vào cơ hoành làm cho việc bóc tách rất lâu.
Về tình hình trước đó, bệnh nhi Dương Gia Khiêm được chẩn đoán teo đường mật đã phẫu thuật Kasai. Sau đó bé bị tiến triển xơ gan, nhiều lần xuất huyết phải nhập viện cấp cứu nên buộc phải phẫu thuật ghép gan càng sớm càng tốt.
BS Minh Ngọc – Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 2 cho biết thêm: “BV đã cho cả bố và mẹ thử nhưng người bố không thể cho được vì gan khác không tốt bằng mẹ. Do đó chị chị Phạm Thị Thủy, bé mẹ sẽ là người cho gan trực tiếp. Sau một thời gian dài chuẩn bị, theo đúng trình tự ca mổ lâu nhất từ trước đến nay kéo dài 12 tiếng ròng rã. Ekip phẫu thuật đã tiến hành cắt 367 gram gan trái của người mẹ để ghép thay thế cho phần gan bị xơ hóa của bệnh nhi. Tương đương 1/4 trọng lượng lá gan của mẹ bé Gia Khiêm để thay thế hoàn toàn phần gan của cháu bé”.
“Việc gây mê hồi sức, khâu nối các mạch máu ở bệnh nhi càng nhỏ tuổi càng phức tạp vì các bộ phận rất nhỏ, phải nối bằng vi phẫu, chỉ cần sơ sót nhỏ có thể dẫn đến nghẹt mạch. Ca mổ tiến hành thành công nhưng sáu ngày sau đó bé Gia Khiêm bị một biến chứng tràn dịch dưỡng cấp, đây là biến chứng được theo ghi nhận là xuất hiện lần thứ 4 trên thế giới đối với những ca ghép gan. Thế nhưng may mắn bé đã được xử lý đúng cách” – GS Đông A kể lại.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về ghép gan của Việt Nam và Bỉ, ca phẫu thuật đã thành công. Đến nay, người cho gan là mẹ cháu bé đã phục hồi tốt, xuất viện sau 10 ngày, còn bệnh nhi ghép gan sau gần ba tuần chăm sóc và điều trị đã hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, xét nghiệm gan, các tế bào gan hoàn toàn bình thường và sẽ xuất viện trong tuần tới.
Được biết, chỉ riêng tại BV Nhi Đồng 2 TP.HCM hiện nay có đến gần 200 trường hợp đang cần được ghép gan nhưng thiếu nguồn gan cho và điều kiện nên các bệnh nhi vẫn đang chờ đợi khá nhiều. Dự kiến, ca ghép gan thứ 12 tại BV Nhi Đồng 2 sẽ sớm diễn ra vào tháng 11-2017.
Tác giả bài viết: HÀ PHƯỢNG
Nguồn tin: