Điểm mặt chỉ tên vi phạm quảng cáo (1): Cứ thanh tra là ra… vi phạm
- 07:42 18-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc xử lý các bảng quảng cáo, biển hiệu có kích thước lớn, thực hiện sai quy định, lắp đặt tại mặt tiền, mặt hông của công trình xây dựng, nhà ở trên địa bàn thành phố.
Một tổ kiểm tra liên ngành gồm đại diện: Sở VHTT Hà Nội; Thanh tra Sở Xây dựng; Phòng An ninh Chính trị nội bộ, CATP Hà Nội; Cảnh sát PCCC… đã lần lượt kiểm tra tại 12 quận và 1 huyện trên địa bàn thành phố. Những vi phạm tồn tại năm này sang năm khác đã được điểm mặt chỉ tên.
Những biển hiệu “khủng”
Chiều 14-4, Tổ kiểm tra liên ngành công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng Phòng Văn hóa quận Cầu Giấy và chính quyền phường đột xuất kiểm tra Siêu thị điện máy Pico (địa chỉ số 173 phố Xuân Thủy, quận Cầu Giấy).
Theo số liệu mà tổ kiểm tra cung cấp thì biển hiệu chính phía ngoài mặt tiền tầng 2 của siêu thị có diện tích lên tới 156m2. Các biển quảng cáo còn lại (đề can dán trên kính) đều đo được kích thước 67,62m2. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện của cơ sở kinh doanh chưa cung cấp được giấy phép xây dựng biển quảng cáo cũng như văn bản chấp thuận nội dung quảng cáo.
Trước đó, chiều 13-4, Tổ kiểm tra liên ngành đã phối hợp cùng UBND quận Long Biên và có cuộc làm việc với cơ sở kinh doanh Siêu thị điện máy HC (549 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy).
Tại mặt tiền tầng 2 đang tồn tại một bảng quảng cáo nhiều nhãn hiện điện máy. Kích thước của biển quảng cáo này lên tới 600,47m2. Trong quá trình kiểm tra, đại diện cơ sở chưa cung cấp được giấy phép xây dựng đối với biển quảng cáo nói trên. Bên cạnh đó cũng chưa cung cấp được hồ sơ thỏa thuận thông báo sản phẩm quảng cáo của Sở VHTT Hà Nội.
Bắt đầu từ cuối tháng 3-2017, Tổ kiểm tra cũng đã làm việc với UBND một số quận, huyện như Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình… Qua đó, cũng đã phát hiện nhiều biển quảng cáo, biển hiệu không phép.
Điển hình, ngày 28-3, Tổ công tác kiểm tra tại địa bàn quận Đống Đa. Tại đây cũng phát hiện vi phạm trong hoạt động quảng cáo của cửa hàng kinh doanh chi nhánh Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT tại Hà Nội - Trung tâm bán lẻ số 20 Đông Các, phường Ô Chợ Dừa và cửa hàng Thế giới di động của Công ty Cổ phần Thế giới di động, địa chỉ số 468-470-472 phố Lê Duẩn, phường Phương Liên. Các vi phạm chủ yếu về kích thước.
Cửa hàng số 20 Đông Các diện tích bảng mặt tiền tầng 3 là 49m2, tầng 4 là 49m2, bảng mặt tường bên từ tầng 2 đến tầng 4, vượt lên nóc nhà, diện tích 16,8m2. Cửa hàng Thế giới di động bảng mặt tiền diện tích 122,4m2, bảng mặt bên diện tích 25,2m2. Đại diện hai cơ sở kinh doanh trên chưa cung cấp được giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo.
Ngày 30-3-2017, Tổ kiểm tra tiếp tục có buổi làm việc với UBND quận Hoàng Mai. Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở Siêu thị Điện máy - Máy tính Trần Anh có địa chỉ 1283 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, các vi phạm tập trung chủ yếu như bảng quảng cáo kích thước lớn, diện tích 275m2 lắp đặt tại mặt tiền cửa hàng, che chắn mặt tiền, mặt bên, cản trở việc tiếp cận khi xảy ra các tình huống cháy nổ, hỏa hoạn.
Thêm vào đó, việc lắp dựng các bảng quảng cáo này chưa thực hiện hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cũng như không cung cấp được giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo.
Trong văn bản gửi các quận, huyện, đề nghị phối hợp xử lý, Sở VHTT Hà Nội cũng nêu rõ, đa phần các vi phạm kể trên đều vi phạm Điều 30, 31, 34 của Luật Quảng cáo và Điều 10, Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tồn tại dai dẳng do chưa có chế tài?
Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở VHTT Hà Nội cho biết, theo đúng quy định, các biển hiệu có kích thước trên 20m2 phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra đột xuất thì 100% các cơ sở kinh doanh có biển hiệu vượt quá diện tích cho phép đều không có phép. Các sai phạm này tồn tại dai dẳng từ nhiều năm qua, song chưa có cách nào xử lý dứt điểm.
Theo quy định, Sở VHTT chỉ thỏa thuận, thông báo sản phẩm quảng cáo chứ không cấp phép. Nghĩa là, thông báo cho doanh nghiệp, đơn vị có chức năng đó được chấp thuận logo này, biển này, tên này. Thế nhưng, để có một công trình quảng cáo phải có quá trình. Đầu tiên phải có hợp đồng dân sự giữa chủ nhà với công ty quảng cáo, sau đó công ty quảng cáo mới dựng khung biển lên.
Trong khi Luật Quảng cáo quy định công trình có diện tích từ 20m2 trở lên phải cấp phép xây dựng. Nếu Sở VHTT không phải là đơn vị cấp phép thì đương nhiên không thu hồi được, không điều chỉnh, không bổ sung, không cưỡng chế được. Lỗ hổng đó có từ năm 2012.
Thế nên mới có tình trạng, nhiều năm qua, mỗi lần thành lập đoàn thanh tra quảng cáo thì các cơ sở kinh doanh đều “lách” bằng cách dùng bạt phủ lên biển hay dỡ nội dung đi, biển quảng cáo còn trơ khung là xong. Ngành văn hóa không có cách gì mà xử phạt được cả, “lỗ hổng” to là vậy, song vẫn không ai để ý.
Ông Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh, rõ ràng thực trạng nhức nhối, biển quảng cáo thì to tướng, đập vào mắt, không cần phải đi nhiều, cứ đến ngã ba, ngã tư, ngã năm thì thấy. Các thương hiệu quảng cáo lớn đều tập trung ở đây. Hành vi vi phạm có, địa diểm vi phạm có, chủ thể vi phạm có … Vậy thì tại sao không xử lý được? Vì thế, bước tiếp theo sau quá trình kiểm tra, Sở VHTT Hà Nội sẽ phối hợp với cơ quan liên quan, kiến nghị lên UBND TP Hà Nội giải pháp xử lý triệt để.
Trên địa bàn quận Đống Đa, hiện có 332 biển quảng cáo vi phạm, trong đó có 10 biển quảng cáo cỡ lớn có diện tích từ vài chục mét vuông đến trên 100m2. Trong đó, các biển quảng cáo của hệ thống siêu thị điện máy và cửa hàng bán các sản phẩm điện tử, điện thoại tại các phố Thái Thịnh, Thái Hà, Đường Láng, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn.
Đây là các biển có kích thước lớn che chắn tại các mặt tiền không chỉ vi phạm về lĩnh vực quảng cáo, trật tự xây dựng mà còn vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC, thoát nạn, cứu hộ khi hỏa hoạn xảy ra.
(Còn nữa)
Những biển hiệu “khủng”
Chiều 14-4, Tổ kiểm tra liên ngành công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng Phòng Văn hóa quận Cầu Giấy và chính quyền phường đột xuất kiểm tra Siêu thị điện máy Pico (địa chỉ số 173 phố Xuân Thủy, quận Cầu Giấy).
Theo số liệu mà tổ kiểm tra cung cấp thì biển hiệu chính phía ngoài mặt tiền tầng 2 của siêu thị có diện tích lên tới 156m2. Các biển quảng cáo còn lại (đề can dán trên kính) đều đo được kích thước 67,62m2. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện của cơ sở kinh doanh chưa cung cấp được giấy phép xây dựng biển quảng cáo cũng như văn bản chấp thuận nội dung quảng cáo.
Trước đó, chiều 13-4, Tổ kiểm tra liên ngành đã phối hợp cùng UBND quận Long Biên và có cuộc làm việc với cơ sở kinh doanh Siêu thị điện máy HC (549 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy).
Tại mặt tiền tầng 2 đang tồn tại một bảng quảng cáo nhiều nhãn hiện điện máy. Kích thước của biển quảng cáo này lên tới 600,47m2. Trong quá trình kiểm tra, đại diện cơ sở chưa cung cấp được giấy phép xây dựng đối với biển quảng cáo nói trên. Bên cạnh đó cũng chưa cung cấp được hồ sơ thỏa thuận thông báo sản phẩm quảng cáo của Sở VHTT Hà Nội.
Bắt đầu từ cuối tháng 3-2017, Tổ kiểm tra cũng đã làm việc với UBND một số quận, huyện như Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình… Qua đó, cũng đã phát hiện nhiều biển quảng cáo, biển hiệu không phép.
Điển hình, ngày 28-3, Tổ công tác kiểm tra tại địa bàn quận Đống Đa. Tại đây cũng phát hiện vi phạm trong hoạt động quảng cáo của cửa hàng kinh doanh chi nhánh Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT tại Hà Nội - Trung tâm bán lẻ số 20 Đông Các, phường Ô Chợ Dừa và cửa hàng Thế giới di động của Công ty Cổ phần Thế giới di động, địa chỉ số 468-470-472 phố Lê Duẩn, phường Phương Liên. Các vi phạm chủ yếu về kích thước.
Cửa hàng số 20 Đông Các diện tích bảng mặt tiền tầng 3 là 49m2, tầng 4 là 49m2, bảng mặt tường bên từ tầng 2 đến tầng 4, vượt lên nóc nhà, diện tích 16,8m2. Cửa hàng Thế giới di động bảng mặt tiền diện tích 122,4m2, bảng mặt bên diện tích 25,2m2. Đại diện hai cơ sở kinh doanh trên chưa cung cấp được giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo.
Theo đúng quy định, các biển hiệu có kích thước trên 20m2 phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra đột xuất thì 100% các cơ sở kinh doanh có biển hiệu vượt quá diện tích cho phép đều không có phép. Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở VHTT Hà Nội |
Ngày 30-3-2017, Tổ kiểm tra tiếp tục có buổi làm việc với UBND quận Hoàng Mai. Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở Siêu thị Điện máy - Máy tính Trần Anh có địa chỉ 1283 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, các vi phạm tập trung chủ yếu như bảng quảng cáo kích thước lớn, diện tích 275m2 lắp đặt tại mặt tiền cửa hàng, che chắn mặt tiền, mặt bên, cản trở việc tiếp cận khi xảy ra các tình huống cháy nổ, hỏa hoạn.
Thêm vào đó, việc lắp dựng các bảng quảng cáo này chưa thực hiện hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cũng như không cung cấp được giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo.
Trong văn bản gửi các quận, huyện, đề nghị phối hợp xử lý, Sở VHTT Hà Nội cũng nêu rõ, đa phần các vi phạm kể trên đều vi phạm Điều 30, 31, 34 của Luật Quảng cáo và Điều 10, Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tồn tại dai dẳng do chưa có chế tài?
Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở VHTT Hà Nội cho biết, theo đúng quy định, các biển hiệu có kích thước trên 20m2 phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra đột xuất thì 100% các cơ sở kinh doanh có biển hiệu vượt quá diện tích cho phép đều không có phép. Các sai phạm này tồn tại dai dẳng từ nhiều năm qua, song chưa có cách nào xử lý dứt điểm.
Theo quy định, Sở VHTT chỉ thỏa thuận, thông báo sản phẩm quảng cáo chứ không cấp phép. Nghĩa là, thông báo cho doanh nghiệp, đơn vị có chức năng đó được chấp thuận logo này, biển này, tên này. Thế nhưng, để có một công trình quảng cáo phải có quá trình. Đầu tiên phải có hợp đồng dân sự giữa chủ nhà với công ty quảng cáo, sau đó công ty quảng cáo mới dựng khung biển lên.
Trong khi Luật Quảng cáo quy định công trình có diện tích từ 20m2 trở lên phải cấp phép xây dựng. Nếu Sở VHTT không phải là đơn vị cấp phép thì đương nhiên không thu hồi được, không điều chỉnh, không bổ sung, không cưỡng chế được. Lỗ hổng đó có từ năm 2012.
Thế nên mới có tình trạng, nhiều năm qua, mỗi lần thành lập đoàn thanh tra quảng cáo thì các cơ sở kinh doanh đều “lách” bằng cách dùng bạt phủ lên biển hay dỡ nội dung đi, biển quảng cáo còn trơ khung là xong. Ngành văn hóa không có cách gì mà xử phạt được cả, “lỗ hổng” to là vậy, song vẫn không ai để ý.
Ông Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh, rõ ràng thực trạng nhức nhối, biển quảng cáo thì to tướng, đập vào mắt, không cần phải đi nhiều, cứ đến ngã ba, ngã tư, ngã năm thì thấy. Các thương hiệu quảng cáo lớn đều tập trung ở đây. Hành vi vi phạm có, địa diểm vi phạm có, chủ thể vi phạm có … Vậy thì tại sao không xử lý được? Vì thế, bước tiếp theo sau quá trình kiểm tra, Sở VHTT Hà Nội sẽ phối hợp với cơ quan liên quan, kiến nghị lên UBND TP Hà Nội giải pháp xử lý triệt để.
Trên địa bàn quận Đống Đa, hiện có 332 biển quảng cáo vi phạm, trong đó có 10 biển quảng cáo cỡ lớn có diện tích từ vài chục mét vuông đến trên 100m2. Trong đó, các biển quảng cáo của hệ thống siêu thị điện máy và cửa hàng bán các sản phẩm điện tử, điện thoại tại các phố Thái Thịnh, Thái Hà, Đường Láng, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn.
Đây là các biển có kích thước lớn che chắn tại các mặt tiền không chỉ vi phạm về lĩnh vực quảng cáo, trật tự xây dựng mà còn vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC, thoát nạn, cứu hộ khi hỏa hoạn xảy ra.
(Còn nữa)
Tác giả bài viết: Quỳnh Vân
Nguồn tin: