Petrolimex bị “nghiêm khắc phê bình” vì chậm kiểm điểm tập thể, cá nhân sai phạm
- 09:32 15-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 14-4, Bộ Công Thương đã chính thức có thông tin về kết quả xử lý thanh tra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Tại thông báo này, Bộ Công Thương chỉ điểm ra các việc Petrolimex đã làm để thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, không hề nếu đích danh tập thể, cá nhân nào đã bị xử lý, với hình thức gì.
Cụ thể, Bộ này cho biết: Do Petrolimex chậm trễ trong việc xử lý kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 11-1-2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công văn “nghiêm khắc phê bình Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chậm trễ trong việc thực hiện các nội dung kiến nghị” và “yêu cầu khẩn trương thực hiện đầy đủ nghiêm túc các kiến nghị”.
Cùng ngày đó, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc Petrolimex đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo kết luận của Thanh tra Chính phủ dưới sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo Bộ và các vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương, “đã xác định trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh”, nhưng không có thông báo rõ ràng ai đã bị xử lý ngoài việc “Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành”.
Tại kết luận thanh tra ngày 1-9-2016, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Petrolimex, như việc Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2,255 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.
Tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 171,36 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng; tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty CP bất động sản Petrolimex không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương.
sử dụng vốn kinh doanh gần 232 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị; ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự hơn hơn 414,6 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng; chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp, đầu tư 178,5 tỷ đồng vào Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty CP Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư hơn 38,8 tỷ đồng vào Công ty CP Thương mại Tuyên Quang; Công ty TNHH Hóa chất PTN và Công ty CP đầu tư & phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức. Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vipco đầu tư hơn 56 tỷ đồng vào Công ty CP An Phú, nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ; Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỷ đồng vào Công ty TNHH đầu tư Thương mại PLG bị thua lỗ 134 triệu đồng…
Đáng chú ý hơn cả là vi phạm nghiên trọng trong hợp tác đầu tư tại Công ty Vipco. Đó là việc Tổng giám đốc Công ty Vipco đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Thiên Lộc Phú, dẫn đến số tiền hơn 18 tỷ đồng phát sinh không thu hồi được do bị Giám đốc Công ty Thiên Lộc Phú là Phạm Ngọc Sơn chiếm đoạt tiêu xài vào mục đích cá nhân; việc Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Vipco chuyển số tiền 483 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Mỹ Dung đến nay không thu hồi được.
Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 18 tỷ trên đối với ông Phạm Ngọc Sơn và số tiền 483 triệu đồng đối với bà Dung. Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm kể trên thuộc về Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Petrolimex và Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty liên quan.
Về những vi phạm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, Thanh tra Chính phủ cho biết: Petrolimex đã ban hành định mức hao hụt xăng dầu cao hơn thực tế từ 35 - 48%, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ, tạo thu nhập cho các công ty xăng dầu thành viên.
Về kiến nghị, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diesel do Công ty Xăng dầu Khu vực III tái xuất cho DN trong khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng với số tiền 31.812 USD.
Petrolimex và các đơn vị thành viên trích bổ sung quỹ bình ổn gần 4,9 tỷ đồng, xác định lại số tiền đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính chưa đúng quy định hơn 53,7 tỷ đồng, thoái vốn đầu tư ngoài ngành hơn 622 tỷ đồng, xây dựng lộ trình thu hồi các khoản đã ủy thác cho vay đầu tư xâu dựng hơn 414,6 tỷ đồng; có biện pháp thu hồi các khoản công nợ phát sinh do tái xuất xăng dầu hơn 278.000 USD… và nhiều khoản khác. Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị xử lý trách nhiệm với nhiều tổ chức và cá nhân liên quan.
Cùng ngày đó, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc Petrolimex đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo kết luận của Thanh tra Chính phủ dưới sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo Bộ và các vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương, “đã xác định trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh”, nhưng không có thông báo rõ ràng ai đã bị xử lý ngoài việc “Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành”.
Tại kết luận thanh tra ngày 1-9-2016, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Petrolimex, như việc Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2,255 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.
Tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 171,36 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng; tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty CP bất động sản Petrolimex không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương.
sử dụng vốn kinh doanh gần 232 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị; ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự hơn hơn 414,6 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng; chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp, đầu tư 178,5 tỷ đồng vào Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty CP Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư hơn 38,8 tỷ đồng vào Công ty CP Thương mại Tuyên Quang; Công ty TNHH Hóa chất PTN và Công ty CP đầu tư & phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức. Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vipco đầu tư hơn 56 tỷ đồng vào Công ty CP An Phú, nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ; Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỷ đồng vào Công ty TNHH đầu tư Thương mại PLG bị thua lỗ 134 triệu đồng…
Đáng chú ý hơn cả là vi phạm nghiên trọng trong hợp tác đầu tư tại Công ty Vipco. Đó là việc Tổng giám đốc Công ty Vipco đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Thiên Lộc Phú, dẫn đến số tiền hơn 18 tỷ đồng phát sinh không thu hồi được do bị Giám đốc Công ty Thiên Lộc Phú là Phạm Ngọc Sơn chiếm đoạt tiêu xài vào mục đích cá nhân; việc Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Vipco chuyển số tiền 483 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Mỹ Dung đến nay không thu hồi được.
Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 18 tỷ trên đối với ông Phạm Ngọc Sơn và số tiền 483 triệu đồng đối với bà Dung. Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm kể trên thuộc về Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Petrolimex và Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty liên quan.
Về những vi phạm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, Thanh tra Chính phủ cho biết: Petrolimex đã ban hành định mức hao hụt xăng dầu cao hơn thực tế từ 35 - 48%, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ, tạo thu nhập cho các công ty xăng dầu thành viên.
Về kiến nghị, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diesel do Công ty Xăng dầu Khu vực III tái xuất cho DN trong khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng với số tiền 31.812 USD.
Petrolimex và các đơn vị thành viên trích bổ sung quỹ bình ổn gần 4,9 tỷ đồng, xác định lại số tiền đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính chưa đúng quy định hơn 53,7 tỷ đồng, thoái vốn đầu tư ngoài ngành hơn 622 tỷ đồng, xây dựng lộ trình thu hồi các khoản đã ủy thác cho vay đầu tư xâu dựng hơn 414,6 tỷ đồng; có biện pháp thu hồi các khoản công nợ phát sinh do tái xuất xăng dầu hơn 278.000 USD… và nhiều khoản khác. Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị xử lý trách nhiệm với nhiều tổ chức và cá nhân liên quan.
Tác giả bài viết: Vũ Hân
Nguồn tin: