TX Hoàng Mai: Đội tàu chinh phục ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đã sẵn sàng
- 08:56 15-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong các ngày 18, 19 và 20 tháng 3 Âm lịch, hàng chục phương tiện có công suất máy lớn ở thị xã Hoàng Mai đang chuẩn bị mọi điều kiện để tiến ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa khai thác hải sản. Đây là ngư trường mới thu hút sự khám phá của nhiều ngư dân, vừa là phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, mà mỗi ngư dân có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
Chiều ngày 18 tháng 3 Âm lịch, tại bến lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai, khung cảnh lao động thật náo nhiệt. Từng băng tải đá chạy rầm rập không ngớt. Các chủ cơ sở đá huy động nhiều nhân lực để chuyển đá cho tàu. Trên mỗi tàu, hàng chục thuyền viên đón đá, nhanh chóng chuyển vào hầm bảo quản, là nơi chứa toàn bộ hải sản sau khi đánh bắt được.
Thuyền trưởng Bạch Trọng Vinh – tàu NA 90678 TS cho biết, với chuyến biển này, tàu anh cần 1.500 cây đá lạnh, mỗi cây nặng 100kg, 8.000 lít dầu, hàng ngàn lít nước ngọt và rất nhiều nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm khác. So với các chuyến biển khai thác ở vùng Vịnh Bắc Bộ, thời gian và chi phí của chuyến biển đi Hoàng Sa có thể tăng gấp đôi, giao động từ 120 – 140 triệu kéo dài cả tháng trời.
Sau khi trò chuyện với chúng tôi, thuyền trưởng Bạch Trọng Vinh nhanh chóng chuyển vào buồng lái, tranh thủ kết nối icom với Đài Duyên hải Bến Thủy để nắm tình hình thời tiết và ngư trường. Trong khi đó, một nhóm thuyền viên trẻ đang nổ lực hết sức để hoàn thành việc vá những vị trí lưới bị rách sau chuyến biển trước, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ vàng lưới, rút chì, bóng đèn của tàu. Mỗi người một việc diễn ra vô cùng khẩn trương và thuần thục.
Dưới hầm tàu, ngư dân Bạch Trọng Hân, phụ trách kỹ thuật đang kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy móc của tàu một cách kỹ lưỡng. Từ đo nhớt, nước ngọt cho máy, đến từng chiếc cầu chì, cầu giao điện… đều được anh xem xét một cách tỉ mẩn, nhằm đảm bảo không có bất cứ trục trặc đáng tiếc nào khi tàu xuất bến.
Cách tàu anh Vinh không xa, là tàu cá NA 96699 TS do ngư dân Cao Văn Nam ở xóm Động Lực, xã Quỳnh Lập làm thuyền trưởng. Các thuyền viên ở đây có vẻ thong thả hơn, khi đã gần như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho chuyến ra khơi ngày mai. Các thuyền viên trên tàu anh Nam có kinh nghiệm khai thác ở ngư trường Hoàng Sa với 4 chuyến biển trong năm 2016.
Ngư dân Trương Quang Hải cho biết: Năm ngoái, đi 4 chuyến, mỗi lao động như chúng em thu nhập được 20 triệu đồng. Ngư trường Hoàng Sa mới, nước rất sâu, nhưng sau một vài chuyến làm quen thì việc đánh bắt của tàu chúng em cũng không gặp khó khăn nào. Một số ngư dân e ngại khi ra ngư trường Hoàng Sa, nhưng bản thân em thấy rất tự hào, vì mình vừa khai thác, mang kinh tế về cho gia đình, địa phương, mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Dẫn chúng tôi vào hẳn trong tàu, Hải mở một chiếc tủ khá nhiều ngăn và giới thiệu, đây là toàn bộ đồ khô chuẩn bị cho chuyến biển mà anh vừa mua về và sắp xếp vào tủ. Đầy đủ các loai thực phẩm và gia vị như bột ngọt, bột súp, mộc nhĩ, măng, miến, ớt cay, hạt tiêu… đủ cho cả tàu 15 người ăn trong vòng 1 tháng.
Ông Lê Bá Kỷ, chủ tịch hội Nông dân xã Quỳnh Lập cho biết: Năm 2016, xã Quỳnh Lập có 32 phương tiện đăng ký khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Năm nay con số này có thể lên trên 50 chiếc. Hiện nay thì nhiều tàu đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để ngày mai, ngày kia vươn khơi. Xã Quỳnh Lập cũng tạo mọi điều kiện hết sức trong việc đăng ký thủ tục, cũng như kịp thời động viên về mặt tinh thần, để anh em đi ngư trường xa yên tâm khai thác.
Để kịp thời hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác, ngư dân Quỳnh Lập đã thành lập được nhiều tổ, đội tàu đi Hoàng Sa, như đội tàu vay, tổ nghề chụp 4 sào, tổ đàm… Với nhiều cách hỗ trợ nhau, như khai thác cùng ngư trường trong phạm vi gần, sử dụng chung một tần số ICom để liên lạc với nhau khi tìm được luồng cá, hay khi xảy ra những sự cố trong quá trình khai thác. Đây được xem là những cách làm hay, thể hiện sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của ngư dân ta khi khai thác ở những vùng biển xa, phức tạp.
Sau khi khai thác được hải sản, tàu cá sẽ cập những bến gần nhất trong khu vực để bán hải sản. Nếu ngư trường thuận lợi, sóng gió ổn định, tàu sẽ tiếp thêm nhiên liệu và tiếp tục vươn khơi khai thác. Trên thực tế, mỗi chuyến hải trình đi Hoàng Sa của ngư dân Quỳnh Lập có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng, mới quay trở lại bến lạch Cờn.
Hiện nay, toàn thị xã Hoàng Mai có trên 60 phương tiện đăng ký khai thác ngư trường Hoàng Sa. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ cho mỗi phương tiện một chuyến đánh bắt là 100 triệu tiền dầu. Điều này đã khuyến khích ngư dân ta mạnh dạn vươn tới những ngư trường mới để tổ chức sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng một số ngư trường truyền thống đang có dấu hiệu vơi dần nguồn hải sản. Đồng thời, tăng sự hiện diện của ngư dân trên các vùng biển, khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.
Ấn tượng nhất là hình ảnh những ngư dân trẻ như Nguyễn Văn Trỗi, 18 tuổi, ở xóm Tam Hợp được giao nhiệm vụ treo những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm năm cánh sao vàng, bay phấp phới trên tàu. Trên mọi hải trình, trên từng con sóng giữ biển khơi, sắc thắm của lá cờ Tổ quốc chắc chắn sẽ khiến cho mọi ngư dân đều cảm thấy ấm áp hơn. Bởi sự hiện diện và đồng hành của lá cờ chính là máu thịt, là tình cảm của hàng triệu người dân Việt Nam đối với các anh, những cột mốc sống, ngày đêm lặng lẽ, âm thầm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ trong cabin, cho tàu rời khỏi bến lạch Cờn, lời của thuyền trưởng Bạch Hồng Vinh vọng về phía đất liền, về phía chúng tôi, sau 3 ngày đêm, vượt qua 380 hải lý, những chiếc tàu của ngư dân Hoàng Mai sẽ chạm ngư trường Hoàng Sa. Đối với ngư dân chúng tôi, đây là một ngư trường lớn, giàu hải sản, nhưng cũng là một phần thiêng liêng của Tổ quốc, mà những người ngư dân như các anh có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Thuyền trưởng Bạch Trọng Vinh – tàu NA 90678 TS cho biết, với chuyến biển này, tàu anh cần 1.500 cây đá lạnh, mỗi cây nặng 100kg, 8.000 lít dầu, hàng ngàn lít nước ngọt và rất nhiều nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm khác. So với các chuyến biển khai thác ở vùng Vịnh Bắc Bộ, thời gian và chi phí của chuyến biển đi Hoàng Sa có thể tăng gấp đôi, giao động từ 120 – 140 triệu kéo dài cả tháng trời.
Sau khi trò chuyện với chúng tôi, thuyền trưởng Bạch Trọng Vinh nhanh chóng chuyển vào buồng lái, tranh thủ kết nối icom với Đài Duyên hải Bến Thủy để nắm tình hình thời tiết và ngư trường. Trong khi đó, một nhóm thuyền viên trẻ đang nổ lực hết sức để hoàn thành việc vá những vị trí lưới bị rách sau chuyến biển trước, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ vàng lưới, rút chì, bóng đèn của tàu. Mỗi người một việc diễn ra vô cùng khẩn trương và thuần thục.
Dưới hầm tàu, ngư dân Bạch Trọng Hân, phụ trách kỹ thuật đang kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy móc của tàu một cách kỹ lưỡng. Từ đo nhớt, nước ngọt cho máy, đến từng chiếc cầu chì, cầu giao điện… đều được anh xem xét một cách tỉ mẩn, nhằm đảm bảo không có bất cứ trục trặc đáng tiếc nào khi tàu xuất bến.
Cách tàu anh Vinh không xa, là tàu cá NA 96699 TS do ngư dân Cao Văn Nam ở xóm Động Lực, xã Quỳnh Lập làm thuyền trưởng. Các thuyền viên ở đây có vẻ thong thả hơn, khi đã gần như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho chuyến ra khơi ngày mai. Các thuyền viên trên tàu anh Nam có kinh nghiệm khai thác ở ngư trường Hoàng Sa với 4 chuyến biển trong năm 2016.
Ngư dân Trương Quang Hải cho biết: Năm ngoái, đi 4 chuyến, mỗi lao động như chúng em thu nhập được 20 triệu đồng. Ngư trường Hoàng Sa mới, nước rất sâu, nhưng sau một vài chuyến làm quen thì việc đánh bắt của tàu chúng em cũng không gặp khó khăn nào. Một số ngư dân e ngại khi ra ngư trường Hoàng Sa, nhưng bản thân em thấy rất tự hào, vì mình vừa khai thác, mang kinh tế về cho gia đình, địa phương, mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Dẫn chúng tôi vào hẳn trong tàu, Hải mở một chiếc tủ khá nhiều ngăn và giới thiệu, đây là toàn bộ đồ khô chuẩn bị cho chuyến biển mà anh vừa mua về và sắp xếp vào tủ. Đầy đủ các loai thực phẩm và gia vị như bột ngọt, bột súp, mộc nhĩ, măng, miến, ớt cay, hạt tiêu… đủ cho cả tàu 15 người ăn trong vòng 1 tháng.
Ông Lê Bá Kỷ, chủ tịch hội Nông dân xã Quỳnh Lập cho biết: Năm 2016, xã Quỳnh Lập có 32 phương tiện đăng ký khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Năm nay con số này có thể lên trên 50 chiếc. Hiện nay thì nhiều tàu đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để ngày mai, ngày kia vươn khơi. Xã Quỳnh Lập cũng tạo mọi điều kiện hết sức trong việc đăng ký thủ tục, cũng như kịp thời động viên về mặt tinh thần, để anh em đi ngư trường xa yên tâm khai thác.
Để kịp thời hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác, ngư dân Quỳnh Lập đã thành lập được nhiều tổ, đội tàu đi Hoàng Sa, như đội tàu vay, tổ nghề chụp 4 sào, tổ đàm… Với nhiều cách hỗ trợ nhau, như khai thác cùng ngư trường trong phạm vi gần, sử dụng chung một tần số ICom để liên lạc với nhau khi tìm được luồng cá, hay khi xảy ra những sự cố trong quá trình khai thác. Đây được xem là những cách làm hay, thể hiện sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của ngư dân ta khi khai thác ở những vùng biển xa, phức tạp.
Sau khi khai thác được hải sản, tàu cá sẽ cập những bến gần nhất trong khu vực để bán hải sản. Nếu ngư trường thuận lợi, sóng gió ổn định, tàu sẽ tiếp thêm nhiên liệu và tiếp tục vươn khơi khai thác. Trên thực tế, mỗi chuyến hải trình đi Hoàng Sa của ngư dân Quỳnh Lập có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng, mới quay trở lại bến lạch Cờn.
Hiện nay, toàn thị xã Hoàng Mai có trên 60 phương tiện đăng ký khai thác ngư trường Hoàng Sa. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ cho mỗi phương tiện một chuyến đánh bắt là 100 triệu tiền dầu. Điều này đã khuyến khích ngư dân ta mạnh dạn vươn tới những ngư trường mới để tổ chức sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng một số ngư trường truyền thống đang có dấu hiệu vơi dần nguồn hải sản. Đồng thời, tăng sự hiện diện của ngư dân trên các vùng biển, khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.
Ấn tượng nhất là hình ảnh những ngư dân trẻ như Nguyễn Văn Trỗi, 18 tuổi, ở xóm Tam Hợp được giao nhiệm vụ treo những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm năm cánh sao vàng, bay phấp phới trên tàu. Trên mọi hải trình, trên từng con sóng giữ biển khơi, sắc thắm của lá cờ Tổ quốc chắc chắn sẽ khiến cho mọi ngư dân đều cảm thấy ấm áp hơn. Bởi sự hiện diện và đồng hành của lá cờ chính là máu thịt, là tình cảm của hàng triệu người dân Việt Nam đối với các anh, những cột mốc sống, ngày đêm lặng lẽ, âm thầm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ trong cabin, cho tàu rời khỏi bến lạch Cờn, lời của thuyền trưởng Bạch Hồng Vinh vọng về phía đất liền, về phía chúng tôi, sau 3 ngày đêm, vượt qua 380 hải lý, những chiếc tàu của ngư dân Hoàng Mai sẽ chạm ngư trường Hoàng Sa. Đối với ngư dân chúng tôi, đây là một ngư trường lớn, giàu hải sản, nhưng cũng là một phần thiêng liêng của Tổ quốc, mà những người ngư dân như các anh có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Vân - Đài Hoàng Mai
Nguồn tin: