Cảnh báo tai nạn từ thang cuốn: Sẩy một ly, đi... ngàn dặm
- 11:25 14-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thang cuốn đã trở thành thứ quá quen thuộc với đông đảo người dân. Dẫu vậy, sự an toàn của những chiếc thang cuốn đối với chúng ta vẫn là dấu hỏi bị bỏ ngỏ.
Vụ việc bé trai 17 tháng tuổi tên V.N.K.P bị thang cuốn tự động cứa gần đứt cổ tay phải tại khu vực cửa ra máy bay sân bay Tân Sơn Nhất ngày 6/4 vừa qua đã khiến dư luận một phen rúng động về sự an toàn của những chiếc thang cuốn vận hành nơi công cộng.
Trong báo cáo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, khoảng 15h13 ngày 6/4, hai mẹ con cháu P. đã làm thủ tục chuyến bay và vào phòng chờ đợi bay đi Đồng Hới khởi hành lúc 17h30. Trong thời gian chờ, cháu P. tự chạy đi chơi. Đến 15h55, nhiều người nghe tiếng kêu và phát hiện cháu trong tình trạng nằm ngã tại thang cuốn cảm ứng tự động trong tình trạng bị kẹp cổ tay phải.
Ngay lập tức, nhân viên hàng không tại sân bay có mặt, cùng mọi người sơ cứu và chuyển đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Theo nhận định ban đầu, cháu P. bị thang cuốn cứa đứt khoảng 75% cổ tay.
Được biết, thang cuốn nơi xảy ra tai nạn với cháu P. nằm ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Đây là khu vực phục vụ cho nhiều hãng hàng không khác nhau. Tại thời điểm xảy ra sự việc, khu vực này không thực hiện cho chuyến bay nào nên quầy tạm đóng lại.
Theo thông tin mới nhất, cháu bé đã được thực hiện mổ nối gân tay tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình ngay chiều 6/4 và đang trong quá trình hồi phục.
Trước đó, tại Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn thang cuốn tương tự như vụ việc ở Lotte (TP.HCM) ngày 12/12/2015, ở Cầu Giấy (Hà Nội) ngày 9/8/2015; vụ ở Big C (Vinh) ngày 10/2012... Sau hàng loạt vụ tai nạn thang cuốn như vậy, điều khiến nhiều người không khỏi lo ngại, liệu rằng có thể hoàn toàn tin tưởng vào những chiếc thang cuốn vẫn đang vận chuyển người tại những nơi công cộng hay không?
Theo Ths. Hoa Văn Ngũ, giảng viên chính bộ môn máy xây dựng, khoa Cơ khí xây dựng, ĐH Xây dựng Hà Nội thì hiện nay, những vấn đề về thiết kế, lắp đặt của thang cuốn cũng như các yếu tố có liên quan đến người sử dụng được quy định rõ tại tiêu chuẩn Quốc gia về thang cuốn và băng tải chở người - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt số 6397:2010.
Theo chuyên gia này, khi thang cuốn lắp đặt xong và đi vào vận hành, bao giờ cũng có những bảng thông báo tín hiệu gắn gần lối ra vào bằng hình vẽ minh họa để cảnh báo người dùng. Cụ thể tại Điều 15 của Tiêu chuẩn 6397:2010: Phải gắn cố định ở gần lối vào và thông báo sau cho người sử dụng cần giữ chắc trẻ em; Chó phải được bế lên; Đứng quay mặt về hướng chuyển động, chân cách xa các cạnh bên; Giữ chắc tay vịn.
Khi cần thiết có thể đưa ra các thông báo bổ sung thêm, ví dụ "không được đi chân đất", "không được phép chuyển hàng nặng và cồng kềnh", "không được phép vận chuyển xe nôi". Khi có điều kiện, các thông báo này phải được thể hiện dưới các dạng các hình vẽ minh họa. Các kích thước tối thiểu của hình vẽ phải là 80 mm x 80 mm. Phải sử dụng các hình vẽ theo quy định của tiêu chuẩn này.
Ngoài ra còn có một số lưu ý khác cho người sử dụng như áo quần phải gọn gàng, tránh lòe xòe dễ bị quấn vào thang cuốn, buộc chặt dây giày. Hoặc lưu ý khi đi dép lê, mũi dép lê bị gãy nhưng chưa đứt hẳn cũng có thể là một trong những tác nhân gây tai nạn.
Đa phần, những tai nạn liên quan đến thang cuốn đều có liên quan đến việc có vật rơi vào hoặc bị kẹt tại các khe thang cuốn. “Như vụ cháu nhỏ bị tai nạn ở sân bayTân Sơn Nhất vừa rồi, khả năng lớn là do lỗi người sử dụng chứ không phải do máy móc. Vì nguyên lý làm việc của thang cuốn, giữa những bậc thang với nhau khi nó chuyển động thì còn khe hở. Người ta chỉ cần đánh rơi bất kỳ cái nào khe hở này thì lập tức thang cuốn kẹt ngay. Nhưng về nguyên tắc an toàn, khi có vật kẹt vào thang cuốn thì chế độ an toàn được bảo vệ bởi công tắc điện sẽ hãm thang lại. Tuy nhiên, theo quán tính, thang cuốn vẫn phải đi thêm 1 đoạn. Theo tính toán tiêu chuẩn thì nó sẽ đi thêm ít nhất khoảng 20cm, tức 0,2m”, Ths Hoa Văn Ngũ cho biết.
Đặc biệt, với những thiết bị di chuyển người như thang cuốn, phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng sẽ hạn chế được tối đa khả năng bị trục trặc kỹ thuật. Với những thang cuốn được sử dụng ở nơi công cộng như sân bay, siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà thương mại và thang cuốn được sử dụng trong khách sạn, về cơ bản kỹ thuật thì không khác nhau nhiều. Có khác cũng chỉ là việc tăng cường tính an toàn. Ở những nơi công cộng thì thang cuốn có vận tốc lớn hơn 0,65m/s thì cần đưa ra những cảnh báo thêm cho người dùng.
Nói thêm về vụ tai nạn ở sân bay Tân Sơn Nhất, Ths. Hoa Văn Ngũ chia sẻ, khả năng do tay của cháu bé bị lọt vào khe hở nên bị cuốn theo. Đến khi thang mắc kẹt, bị hãm lại tự động thì theo quán tính vẫn trượt thêm một đoạn khiến cổ tay của cháu bị dập, cứa đứt một phần. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ khi đi thang cuốn phải đặc biệt lưu ý giữ an toàn cho các cháu bé vì ở độ tuổi này rất hiếu động thường chạy nhảy, khám phá những thứ xung quanh, nếu không được giám sát có thể bị kẹt vào các khe cuốn của thang.
Về việc xử lý tình huống nếu bị mắc kẹt vào thang cuốn, theo Ths. Hoa Văn Ngũ, người bị mắc kẹt và những người xung quanh phải xử lý nhanh bằng cách rút những bộ phận cơ thể có thể bị kẹt ra, với áo quần thì phải dứt ngay để đảm bảo an toàn.
“Bất kỳ thiết bị nào cũng đều có tính an toàn của nó như thang máy, thang cuốn, nhưng người sử dụng cũng phải lưu tâm tới sự an toàn của mình bằng việc tuân thủ các quy định khi sử dụng thiết bị”, Ths. Hoa Văn Ngũ nhấn mạnh.
Trong báo cáo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, khoảng 15h13 ngày 6/4, hai mẹ con cháu P. đã làm thủ tục chuyến bay và vào phòng chờ đợi bay đi Đồng Hới khởi hành lúc 17h30. Trong thời gian chờ, cháu P. tự chạy đi chơi. Đến 15h55, nhiều người nghe tiếng kêu và phát hiện cháu trong tình trạng nằm ngã tại thang cuốn cảm ứng tự động trong tình trạng bị kẹp cổ tay phải.
Ngay lập tức, nhân viên hàng không tại sân bay có mặt, cùng mọi người sơ cứu và chuyển đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Theo nhận định ban đầu, cháu P. bị thang cuốn cứa đứt khoảng 75% cổ tay.
Được biết, thang cuốn nơi xảy ra tai nạn với cháu P. nằm ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Đây là khu vực phục vụ cho nhiều hãng hàng không khác nhau. Tại thời điểm xảy ra sự việc, khu vực này không thực hiện cho chuyến bay nào nên quầy tạm đóng lại.
Theo thông tin mới nhất, cháu bé đã được thực hiện mổ nối gân tay tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình ngay chiều 6/4 và đang trong quá trình hồi phục.
Trước đó, tại Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn thang cuốn tương tự như vụ việc ở Lotte (TP.HCM) ngày 12/12/2015, ở Cầu Giấy (Hà Nội) ngày 9/8/2015; vụ ở Big C (Vinh) ngày 10/2012... Sau hàng loạt vụ tai nạn thang cuốn như vậy, điều khiến nhiều người không khỏi lo ngại, liệu rằng có thể hoàn toàn tin tưởng vào những chiếc thang cuốn vẫn đang vận chuyển người tại những nơi công cộng hay không?
Theo Ths. Hoa Văn Ngũ, giảng viên chính bộ môn máy xây dựng, khoa Cơ khí xây dựng, ĐH Xây dựng Hà Nội thì hiện nay, những vấn đề về thiết kế, lắp đặt của thang cuốn cũng như các yếu tố có liên quan đến người sử dụng được quy định rõ tại tiêu chuẩn Quốc gia về thang cuốn và băng tải chở người - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt số 6397:2010.
Theo chuyên gia này, khi thang cuốn lắp đặt xong và đi vào vận hành, bao giờ cũng có những bảng thông báo tín hiệu gắn gần lối ra vào bằng hình vẽ minh họa để cảnh báo người dùng. Cụ thể tại Điều 15 của Tiêu chuẩn 6397:2010: Phải gắn cố định ở gần lối vào và thông báo sau cho người sử dụng cần giữ chắc trẻ em; Chó phải được bế lên; Đứng quay mặt về hướng chuyển động, chân cách xa các cạnh bên; Giữ chắc tay vịn.
Khi cần thiết có thể đưa ra các thông báo bổ sung thêm, ví dụ "không được đi chân đất", "không được phép chuyển hàng nặng và cồng kềnh", "không được phép vận chuyển xe nôi". Khi có điều kiện, các thông báo này phải được thể hiện dưới các dạng các hình vẽ minh họa. Các kích thước tối thiểu của hình vẽ phải là 80 mm x 80 mm. Phải sử dụng các hình vẽ theo quy định của tiêu chuẩn này.
Ngoài ra còn có một số lưu ý khác cho người sử dụng như áo quần phải gọn gàng, tránh lòe xòe dễ bị quấn vào thang cuốn, buộc chặt dây giày. Hoặc lưu ý khi đi dép lê, mũi dép lê bị gãy nhưng chưa đứt hẳn cũng có thể là một trong những tác nhân gây tai nạn.
Đa phần, những tai nạn liên quan đến thang cuốn đều có liên quan đến việc có vật rơi vào hoặc bị kẹt tại các khe thang cuốn. “Như vụ cháu nhỏ bị tai nạn ở sân bayTân Sơn Nhất vừa rồi, khả năng lớn là do lỗi người sử dụng chứ không phải do máy móc. Vì nguyên lý làm việc của thang cuốn, giữa những bậc thang với nhau khi nó chuyển động thì còn khe hở. Người ta chỉ cần đánh rơi bất kỳ cái nào khe hở này thì lập tức thang cuốn kẹt ngay. Nhưng về nguyên tắc an toàn, khi có vật kẹt vào thang cuốn thì chế độ an toàn được bảo vệ bởi công tắc điện sẽ hãm thang lại. Tuy nhiên, theo quán tính, thang cuốn vẫn phải đi thêm 1 đoạn. Theo tính toán tiêu chuẩn thì nó sẽ đi thêm ít nhất khoảng 20cm, tức 0,2m”, Ths Hoa Văn Ngũ cho biết.
Đặc biệt, với những thiết bị di chuyển người như thang cuốn, phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng sẽ hạn chế được tối đa khả năng bị trục trặc kỹ thuật. Với những thang cuốn được sử dụng ở nơi công cộng như sân bay, siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà thương mại và thang cuốn được sử dụng trong khách sạn, về cơ bản kỹ thuật thì không khác nhau nhiều. Có khác cũng chỉ là việc tăng cường tính an toàn. Ở những nơi công cộng thì thang cuốn có vận tốc lớn hơn 0,65m/s thì cần đưa ra những cảnh báo thêm cho người dùng.
Nói thêm về vụ tai nạn ở sân bay Tân Sơn Nhất, Ths. Hoa Văn Ngũ chia sẻ, khả năng do tay của cháu bé bị lọt vào khe hở nên bị cuốn theo. Đến khi thang mắc kẹt, bị hãm lại tự động thì theo quán tính vẫn trượt thêm một đoạn khiến cổ tay của cháu bị dập, cứa đứt một phần. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ khi đi thang cuốn phải đặc biệt lưu ý giữ an toàn cho các cháu bé vì ở độ tuổi này rất hiếu động thường chạy nhảy, khám phá những thứ xung quanh, nếu không được giám sát có thể bị kẹt vào các khe cuốn của thang.
Về việc xử lý tình huống nếu bị mắc kẹt vào thang cuốn, theo Ths. Hoa Văn Ngũ, người bị mắc kẹt và những người xung quanh phải xử lý nhanh bằng cách rút những bộ phận cơ thể có thể bị kẹt ra, với áo quần thì phải dứt ngay để đảm bảo an toàn.
“Bất kỳ thiết bị nào cũng đều có tính an toàn của nó như thang máy, thang cuốn, nhưng người sử dụng cũng phải lưu tâm tới sự an toàn của mình bằng việc tuân thủ các quy định khi sử dụng thiết bị”, Ths. Hoa Văn Ngũ nhấn mạnh.
Tác giả bài viết: Đ.Huệ
Nguồn tin: