Cục NTBD giải thích lý do chưa cấp phép "Nối vòng tay lớn"
- 13:47 11-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước thông tin 4 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó có “Nối vòng tay lớn” chưa được cấp phép lưu hành, đại diện Cục NTBD đã lên tiếng giải thích về việc này.
Thông tin trên bắt nguồn từ việc đêm nhạc “Nối vòng tay lớn” do trường Đại học Y dược Huế và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào tối 21-4 tới gặp trục trặc khi có 4 ca khúc nhạc Trịnh chưa được cấp phép lưu hành gồm: Nối vòng tay lớn, Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ.
Cả 4 ca khúc trên được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 và không có tên trong danh mục 2586 hát trước năm 1975 được phép phổ biến mà Cục NTBD công bố trên webiste của Cục.
Đại diện Sở VHHTT Thừa Thiên Huế cho biết đêm nhạc trên chỉ là chương trình sinh hoạt nội bộ trong trường Đại học Y dược Huế, không bán vé nên không phải xin phép mà chỉ thông báo để Sở nắm được thông tin. Tuy nhiên sau khi xem xét danh sách các bài hát dự định sẽ được biểu diễn trong đêm nhạc này, Sở nhận thấy có 4 bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 chưa được Cục NTBD cấp phép phổ biến. Vì vậy, Sở đã hướng dẫn trường liên hệ với Cục NTBD để xin cấp phép biểu diễn.
Về việc này, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD cho biết, Cục đã nhận được thông tin về đêm nhạc trên, và phía trường Đại học Y dược Huế cũng đã gửi hồ sơ xin cấp phép 1 ca khúc sáng tác trước năm 1975 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là “Nối vòng tay lớn”. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục NTBD cho biết hồ sơ trên thiếu sự xác nhận của chủ sở hữu hoặc người đại diện cho chủ sở hữu của tác phẩm xin cấp phép. Vì thế Cục chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp phép lưu hành ca khúc này.
Liên quan đến việc tại sao chưa cấp phép biểu diễn cho các sáng tác trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong khi lâu nay, các bài hát này vẫn được các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và ghi âm, ghi hình thành các sản phẩm âm nhạc và phát sóng trên các kênh truyền hình, ông Nguyễn Đăng Chương cho biết, trước kia chưa có Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) thì các Sở có thể chủ động cấp phép cho các ca khúc theo quy chế 32 và quy chế 47 về hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Tuy nhiên sau khi Nghị định 15 ra đời, trong đó sửa đổi rất nhiều nội dung liên quan đến quyền tác giả thì việc cấp phép lưu hành các ca khúc đặc biệt chú trọng đến yếu tố phải có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu tác phẩm.
Đại diện Cục NTBD xác nhận đến thời điểm này, cả 4 ca khúc trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều chưa có cá nhân hay đơn vị nào đứng ra xin cấp phép nên Cục chưa có cơ sở nào để cấp phép phổ biến rộng rãi các ca khúc này.
Cả 4 ca khúc trên được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 và không có tên trong danh mục 2586 hát trước năm 1975 được phép phổ biến mà Cục NTBD công bố trên webiste của Cục.
Đại diện Sở VHHTT Thừa Thiên Huế cho biết đêm nhạc trên chỉ là chương trình sinh hoạt nội bộ trong trường Đại học Y dược Huế, không bán vé nên không phải xin phép mà chỉ thông báo để Sở nắm được thông tin. Tuy nhiên sau khi xem xét danh sách các bài hát dự định sẽ được biểu diễn trong đêm nhạc này, Sở nhận thấy có 4 bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 chưa được Cục NTBD cấp phép phổ biến. Vì vậy, Sở đã hướng dẫn trường liên hệ với Cục NTBD để xin cấp phép biểu diễn.
Về việc này, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD cho biết, Cục đã nhận được thông tin về đêm nhạc trên, và phía trường Đại học Y dược Huế cũng đã gửi hồ sơ xin cấp phép 1 ca khúc sáng tác trước năm 1975 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là “Nối vòng tay lớn”. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục NTBD cho biết hồ sơ trên thiếu sự xác nhận của chủ sở hữu hoặc người đại diện cho chủ sở hữu của tác phẩm xin cấp phép. Vì thế Cục chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp phép lưu hành ca khúc này.
Liên quan đến việc tại sao chưa cấp phép biểu diễn cho các sáng tác trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong khi lâu nay, các bài hát này vẫn được các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và ghi âm, ghi hình thành các sản phẩm âm nhạc và phát sóng trên các kênh truyền hình, ông Nguyễn Đăng Chương cho biết, trước kia chưa có Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) thì các Sở có thể chủ động cấp phép cho các ca khúc theo quy chế 32 và quy chế 47 về hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Tuy nhiên sau khi Nghị định 15 ra đời, trong đó sửa đổi rất nhiều nội dung liên quan đến quyền tác giả thì việc cấp phép lưu hành các ca khúc đặc biệt chú trọng đến yếu tố phải có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu tác phẩm.
Đại diện Cục NTBD xác nhận đến thời điểm này, cả 4 ca khúc trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều chưa có cá nhân hay đơn vị nào đứng ra xin cấp phép nên Cục chưa có cơ sở nào để cấp phép phổ biến rộng rãi các ca khúc này.
Tác giả bài viết: Dũ Cát
Nguồn tin: