Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu và nỗi lo sống ảo
- 08:05 11-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đang bận rộn cho mùa thi sắp tới, nhưng nhiều học sinh lại dành không ít thời gian để chuẩn bị cho bộ ảnh kỷ yếu thật “xứng tầm”, độc, lạ…
Thuê đạo diễn hình ảnh, nhiếp ảnh chuyên nghiệp, tổ chức lấy ngoại cảnh 2-3 ngày, không tiếc tiền thuê trang phục, đạo cụ… “Trào lưu” chụp ảnh kỷ yếu học sinh đang bị tác động mạnh của lối sống ảo. Phong trào này đang được đẩy lên cao với cả học sinh thành phố, nông thôn khiến các bậc phụ huynh tốn kém một khoản không nhỏ mà không mang lại giá trị thực sự.
Lên rừng, xuống biển vì ảnh kỷ yếu
Hiện nay, các trường THPT đều không ngăn cấm học sinh lớp 12 tự đứng ra tổ chức liên hoan, chụp ảnh kỷ yếu. Cũng với suy nghĩ tương tự, các bậc phụ huynh cũng muốn con em mình được “xả hơi” sau 12 năm học phổ thông nên gần như mọi yêu cầu vào thời điểm này đều được đáp ứng. Với tiêu chí phải độc, lạ nên nhiều lớp rục rịch từ đầu năm để lên kế hoạch thiết kế bộ ảnh theo chủ đề, tìm địa điểm chụp.
“Trường tôi không có quy định bắt buộc gì về việc chụp ảnh kỷ yếu của khối lớp 12. Các em đều tự quyết định. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trào lưu chụp ảnh kỷ yếu đang trở nên thịnh hành theo hướng đầu tư quá nhiều công sức, tiền bạc. Không chỉ trường tôi mà cả các trường bạn ở Hà Nội hay các tỉnh, thành phố khác, tôi đều thấy các em đang tốn không ít thời gian cho hoạt động này” - ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết.
Đến nay, những bộ ảnh kỷ yếu hoành tráng giá hàng chục triệu đồng không hiếm. “Có nhiều trường hợp, học sinh thuê 5, 7 bộ quần áo cho mỗi thành viên, chụp ảnh trong trường không đủ, phải vào resort để có ngoại cảnh đẹp. Tôi biết có nhiều em về xin tiền bố mẹ 500-600 nghìn đồng để chụp ảnh mà không bận tâm đến gánh nặng gia đình” - bà Nguyễn Thị Phương Anh, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ.
Ngoài lãng phí về tiền bạc, thời gian, điều mà nhà trường cũng như phụ huynh lo ngại là sự mất an toàn khi các bạn học sinh tự đứng ra tổ chức các chuyến đi để chụp ảnh. “Nào thì ra sông hồ, đi leo núi, đến các bến bãi cũ, bỏ hoang… toàn những địa điểm rất dễ xảy ra tai nạn, nguy hiểm. Nếu chủ quan, để các em tự đi với nhau sẽ không tránh khỏi nguy hiểm tới tính mạng như trường hợp vừa xảy ra tại biển Cửa Lò, nơi 2 nam sinh lớp 12 bị sóng cuốn chưa tìm thấy khi đang chụp ảnh kỷ yếu” - ông Nguyễn Quốc Bình lo ngại.
Cần giá trị tinh thần hơn là sống ảo
“Ảnh kỷ yếu để lưu lại kỷ niệm thời học trò, vậy thì chỉ cần áo trắng, quần đen thôi là đẹp và ý nghĩa rồi. Không nhất thiết phải thuê mướn trang phục hay may đo đồng phục tốn kém. Để tự ý học sinh thì không thể kiểm soát được những tác hại. Bởi vậy, cuối năm, nhà trường nên dành thời lượng để nói cho học sinh biết được ý nghĩa của hoạt động này, làm sao để chụp ảnh, liên hoan cuối cấp gọn nhẹ, lành mạnh, tiết kiệm” - bà Nguyễn Tú Anh, phụ huynh học sinh trường THPT Đống Đa đề nghị.
Ông Nguyễn Quốc Bình cũng đề xuất, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cần chỉ đạo các trường quan tâm tới hoạt động này. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt, tham gia định hướng cho học sinh tổ chức chụp ảnh kỷ yếu một cách phù hợp, đạt giá trị tinh thần, ghi lại đúng hình ảnh học trò trong sáng có ước mơ, hoài bão chứ không phải chỉ là cảnh vui, người đẹp để khoe khoang trên mạng theo kiểu sống ảo.
Sau vụ 2 nam sinh lớp 12A6, trường THPT Lê Hồng Phong, bị sóng cuốn khi đang tắm biển, chụp ảnh kỷ yếu, Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu tăng cường công tác quản lý học sinh tổ chức liên hoan cuối khóa cuối năm. Để kịp thời phòng ngừa và đảm bảo an toàn cho học sinh trong các hoạt động trên, các nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh, tuyên truyền, định hướng, quản lý, giám sát, hướng dẫn học sinh trong việc tổ chức các buổi liên hoan chia tay cuối năm của học sinh ngắn gọn, có ý nghĩa, an toàn...
Đặc biệt, Sở khuyến cáo học sinh tuyệt đối không sử dụng rượu, bia khi tổ chức liên hoan, không tổ chức chụp ảnh, đi dã ngoại, liên hoan ở những nơi vắng vẻ, nguy hiểm (như rừng, núi, thác, ghềnh, biển...) để đề phòng tai nạn, thương tích, đuối nước có thể xảy ra.
Lên rừng, xuống biển vì ảnh kỷ yếu
Hiện nay, các trường THPT đều không ngăn cấm học sinh lớp 12 tự đứng ra tổ chức liên hoan, chụp ảnh kỷ yếu. Cũng với suy nghĩ tương tự, các bậc phụ huynh cũng muốn con em mình được “xả hơi” sau 12 năm học phổ thông nên gần như mọi yêu cầu vào thời điểm này đều được đáp ứng. Với tiêu chí phải độc, lạ nên nhiều lớp rục rịch từ đầu năm để lên kế hoạch thiết kế bộ ảnh theo chủ đề, tìm địa điểm chụp.
“Trường tôi không có quy định bắt buộc gì về việc chụp ảnh kỷ yếu của khối lớp 12. Các em đều tự quyết định. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trào lưu chụp ảnh kỷ yếu đang trở nên thịnh hành theo hướng đầu tư quá nhiều công sức, tiền bạc. Không chỉ trường tôi mà cả các trường bạn ở Hà Nội hay các tỉnh, thành phố khác, tôi đều thấy các em đang tốn không ít thời gian cho hoạt động này” - ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết.
Đến nay, những bộ ảnh kỷ yếu hoành tráng giá hàng chục triệu đồng không hiếm. “Có nhiều trường hợp, học sinh thuê 5, 7 bộ quần áo cho mỗi thành viên, chụp ảnh trong trường không đủ, phải vào resort để có ngoại cảnh đẹp. Tôi biết có nhiều em về xin tiền bố mẹ 500-600 nghìn đồng để chụp ảnh mà không bận tâm đến gánh nặng gia đình” - bà Nguyễn Thị Phương Anh, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ.
Ngoài lãng phí về tiền bạc, thời gian, điều mà nhà trường cũng như phụ huynh lo ngại là sự mất an toàn khi các bạn học sinh tự đứng ra tổ chức các chuyến đi để chụp ảnh. “Nào thì ra sông hồ, đi leo núi, đến các bến bãi cũ, bỏ hoang… toàn những địa điểm rất dễ xảy ra tai nạn, nguy hiểm. Nếu chủ quan, để các em tự đi với nhau sẽ không tránh khỏi nguy hiểm tới tính mạng như trường hợp vừa xảy ra tại biển Cửa Lò, nơi 2 nam sinh lớp 12 bị sóng cuốn chưa tìm thấy khi đang chụp ảnh kỷ yếu” - ông Nguyễn Quốc Bình lo ngại.
Cần giá trị tinh thần hơn là sống ảo
“Ảnh kỷ yếu để lưu lại kỷ niệm thời học trò, vậy thì chỉ cần áo trắng, quần đen thôi là đẹp và ý nghĩa rồi. Không nhất thiết phải thuê mướn trang phục hay may đo đồng phục tốn kém. Để tự ý học sinh thì không thể kiểm soát được những tác hại. Bởi vậy, cuối năm, nhà trường nên dành thời lượng để nói cho học sinh biết được ý nghĩa của hoạt động này, làm sao để chụp ảnh, liên hoan cuối cấp gọn nhẹ, lành mạnh, tiết kiệm” - bà Nguyễn Tú Anh, phụ huynh học sinh trường THPT Đống Đa đề nghị.
Ông Nguyễn Quốc Bình cũng đề xuất, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cần chỉ đạo các trường quan tâm tới hoạt động này. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt, tham gia định hướng cho học sinh tổ chức chụp ảnh kỷ yếu một cách phù hợp, đạt giá trị tinh thần, ghi lại đúng hình ảnh học trò trong sáng có ước mơ, hoài bão chứ không phải chỉ là cảnh vui, người đẹp để khoe khoang trên mạng theo kiểu sống ảo.
Sau vụ 2 nam sinh lớp 12A6, trường THPT Lê Hồng Phong, bị sóng cuốn khi đang tắm biển, chụp ảnh kỷ yếu, Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu tăng cường công tác quản lý học sinh tổ chức liên hoan cuối khóa cuối năm. Để kịp thời phòng ngừa và đảm bảo an toàn cho học sinh trong các hoạt động trên, các nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh, tuyên truyền, định hướng, quản lý, giám sát, hướng dẫn học sinh trong việc tổ chức các buổi liên hoan chia tay cuối năm của học sinh ngắn gọn, có ý nghĩa, an toàn...
Đặc biệt, Sở khuyến cáo học sinh tuyệt đối không sử dụng rượu, bia khi tổ chức liên hoan, không tổ chức chụp ảnh, đi dã ngoại, liên hoan ở những nơi vắng vẻ, nguy hiểm (như rừng, núi, thác, ghềnh, biển...) để đề phòng tai nạn, thương tích, đuối nước có thể xảy ra.
Tác giả bài viết: Vinh Hương
Nguồn tin: