Mùa nắng nóng 2017 tới gần: Làm sao để tránh thảm họa đuối nước cho trẻ?
- 18:30 10-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mùa nắng nóng 2016 và 2015 đã trôi qua với rất nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm. Nạn nhân chủ yếu là các em học sinh vốn đang ở độ tuổi ham chơi, thích ra sông, hồ vầy nước để xua tan cái nóng ngày hè mà không ý thức được những nguy hiểm cận kề. Mùa nóng 2017 tới gần, rất cần sự quan tâm của nhà trường, phụ huynh và xã hội để các tai nạn đuối nước thương tâm không xảy ra.
Những vụ đuối nước gây bàng hoàng dư luận
Trong 2 năm 2015 và 2016, nhiều vụ tai nạn đuối nước đau lòng đã xảy ra, làm nhiều em học sinh chết đuối hết sức thương tâm.
Chẳng hạn vào ngày 15-4-2016, một nhóm học sinh lớp 6B Trường THCS xã Nghĩa Hà (Quảng Ngãi) rủ nhau ra sông tắm. Khi bị đuối nước, đã có tới 9 em thiệt mạng, gây ra sự đau xót và bàng hoàng đối với dư luận cả nước.
Trước đó nửa tháng, vào ngày 31-3-2016, nhóm 10 em học sinh ở lớp 7A2, trường THCS Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đã rủ nhau đi chơi ở khu vực suối Cả. Một bạn học sinh nữ bị trượt chân, hai học sinh nam lao xuống cứu, nhưng vùng nước sâu và cả 3 em đều không biết bơi nên đã tử vong.
Năm 2016 còn ghi nhận thêm một số vụ tai nạn đuối nước thương tâm khác, như vụ 2 học sinh ở Quảng Nam chết đuối sau khi đi tắm ở sông Vu Gia, hay 3 nữ sinh chết đuối ở Đăk Lăk khi cùng nhau tắm hồ…
Trước đó, năm 2015 cũng ghi nhận 4 vụ tai nạn đuối nước khiến dư luận bàng hoàng.
Ngày 15-11-2015, 3 em học sinh lớp 4 ở Bình Quý (Quảng Nam) rủ nhau chơi ở hồ nước của thôn thì bị đuối nước. Khi người dân phát hiện thì cả 3 em đều đã tử vong.
Hơn một tháng trước đó, cũng ở Quảng Nam, 4 em học sinh Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm (Tiên Cảnh, Tiên Phước) rủ nhau đi câu cá ở suối Lò Thung. Đến lúc xuống suối tắm, các em bị sảy chân dẫn tới chết đuối.
Ngày 18-9-2015, 3 học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Quỳnh Lâm A (Quỳnh Lưu, Nghệ An) rủ nhau ra đập tràn chơi vì được nghỉ học. Sau đó, nước cuốn trôi cả 3 em khiến các em tử vong.
Ngày 28-5-2015, 4 em nữ sinh ở Đăk Lăk rủ nhau đến hồ thủy điện trên địa bàn để tắm và tập bơi. Tuy nhiên, do nước sâu và các em chưa biết bơi nên đã bị hụt chân và thiệt mạng.
Những vụ tai nạn đuối nước nói trên là lời cảnh báo hết sức rõ ràng cho các nhà trường và phụ huynh khi mùa nắng nóng 2017 tới gần.
Ngay hôm 9-4-2017, như Báo An ninh Thủ đô vừa đưa tin, 2 nam sinh lớp 12 ở Nghệ An cùng các bạn đi chụp ảnh kỷ yếu tại biển Cửa Lò thì bị sóng cuốn đi. Mặc dù sự việc được phát hiện sớm song do sóng dữ, cả 2 nam sinh đều bị nhấn chìm và hiện vẫn đang mất tích.
Ngăn chặn tình trạng đuối nước bằng cách nào
Nhìn vào những vụ việc đau lòng kể trên, chúng ta có thể thấy nạn nhân chủ yếu của các vụ đuối nước là những em học sinh vốn đang ở độ tuổi ham chơi, muốn khám phá, tìm hiểu.
Chỉ cần có cơ hội (như được nghỉ học bất ngờ) và nhà trường, phụ huynh không kiểm soát được thời gian sinh hoạt, các em dễ dàng rủ nhau đi chơi ở các sông, hồ trong tiết trời nắng nóng.
Như vậy, có thể thấy rõ vai trò của nhà trường và phụ huynh trong việc thông tin, liên lạc để nắm rõ thời gian nghỉ của các em, từ đó quản lý hiệu quả hơn, tránh việc một trong hai bên chủ quan, để các em tự do đi chơi mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền ý thức cho các em ở nhà trường và gia đình cũng cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, để các em thực sự hiểu được các nguy cơ có thể xảy ra khi chọn sông, hồ làm điểm vui chơi.
Ngoài ra, các tổ chức cộng đồng cũng nên tăng cường phối hợp với nhà trường và gia đình để thực hiện các chương trình dạy kỹ năng bơi lội cho các em, đặc biệt là những học sinh ở vùng có nhiều sông, hồ… Nếu được trang bị kỹ năng sinh tồn như vậy, các em sẽ chủ động hơn khi gặp sự cố nguy hiểm. Chỉ cần chừng 5-7 buổi học bơi, rất có thể các em sẽ tự cứu được mạng mình khi không may sảy chân.
Các địa phương có nhiều sông hồ, ao đập... thường xuyên xảy ra đuối nước cần nâng cao cảnh giác tại các khu vực trẻ hay đến chơi: Cắm biển báo nguy hiểm, chăng dây vùng cấm, đặt loa tuyên truyền. Đặc biệt các công trình xây dựng có hố sâu nhất thiết phải có lan can bảo vệ an toàn cho trẻ.
Trẻ em vùng sông nước đi học qua sông, suối cần được trang bị áo phao, có người lớn đi kèm, hạn chế sử dụng đò ngang, cầu khỉ....
Trong 2 năm 2015 và 2016, nhiều vụ tai nạn đuối nước đau lòng đã xảy ra, làm nhiều em học sinh chết đuối hết sức thương tâm.
Chẳng hạn vào ngày 15-4-2016, một nhóm học sinh lớp 6B Trường THCS xã Nghĩa Hà (Quảng Ngãi) rủ nhau ra sông tắm. Khi bị đuối nước, đã có tới 9 em thiệt mạng, gây ra sự đau xót và bàng hoàng đối với dư luận cả nước.
Trước đó nửa tháng, vào ngày 31-3-2016, nhóm 10 em học sinh ở lớp 7A2, trường THCS Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đã rủ nhau đi chơi ở khu vực suối Cả. Một bạn học sinh nữ bị trượt chân, hai học sinh nam lao xuống cứu, nhưng vùng nước sâu và cả 3 em đều không biết bơi nên đã tử vong.
Năm 2016 còn ghi nhận thêm một số vụ tai nạn đuối nước thương tâm khác, như vụ 2 học sinh ở Quảng Nam chết đuối sau khi đi tắm ở sông Vu Gia, hay 3 nữ sinh chết đuối ở Đăk Lăk khi cùng nhau tắm hồ…
Trước đó, năm 2015 cũng ghi nhận 4 vụ tai nạn đuối nước khiến dư luận bàng hoàng.
Ngày 15-11-2015, 3 em học sinh lớp 4 ở Bình Quý (Quảng Nam) rủ nhau chơi ở hồ nước của thôn thì bị đuối nước. Khi người dân phát hiện thì cả 3 em đều đã tử vong.
Hơn một tháng trước đó, cũng ở Quảng Nam, 4 em học sinh Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm (Tiên Cảnh, Tiên Phước) rủ nhau đi câu cá ở suối Lò Thung. Đến lúc xuống suối tắm, các em bị sảy chân dẫn tới chết đuối.
Ngày 18-9-2015, 3 học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Quỳnh Lâm A (Quỳnh Lưu, Nghệ An) rủ nhau ra đập tràn chơi vì được nghỉ học. Sau đó, nước cuốn trôi cả 3 em khiến các em tử vong.
Ngày 28-5-2015, 4 em nữ sinh ở Đăk Lăk rủ nhau đến hồ thủy điện trên địa bàn để tắm và tập bơi. Tuy nhiên, do nước sâu và các em chưa biết bơi nên đã bị hụt chân và thiệt mạng.
Những vụ tai nạn đuối nước nói trên là lời cảnh báo hết sức rõ ràng cho các nhà trường và phụ huynh khi mùa nắng nóng 2017 tới gần.
Ngay hôm 9-4-2017, như Báo An ninh Thủ đô vừa đưa tin, 2 nam sinh lớp 12 ở Nghệ An cùng các bạn đi chụp ảnh kỷ yếu tại biển Cửa Lò thì bị sóng cuốn đi. Mặc dù sự việc được phát hiện sớm song do sóng dữ, cả 2 nam sinh đều bị nhấn chìm và hiện vẫn đang mất tích.
Ngăn chặn tình trạng đuối nước bằng cách nào
Nhìn vào những vụ việc đau lòng kể trên, chúng ta có thể thấy nạn nhân chủ yếu của các vụ đuối nước là những em học sinh vốn đang ở độ tuổi ham chơi, muốn khám phá, tìm hiểu.
Chỉ cần có cơ hội (như được nghỉ học bất ngờ) và nhà trường, phụ huynh không kiểm soát được thời gian sinh hoạt, các em dễ dàng rủ nhau đi chơi ở các sông, hồ trong tiết trời nắng nóng.
Như vậy, có thể thấy rõ vai trò của nhà trường và phụ huynh trong việc thông tin, liên lạc để nắm rõ thời gian nghỉ của các em, từ đó quản lý hiệu quả hơn, tránh việc một trong hai bên chủ quan, để các em tự do đi chơi mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền ý thức cho các em ở nhà trường và gia đình cũng cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, để các em thực sự hiểu được các nguy cơ có thể xảy ra khi chọn sông, hồ làm điểm vui chơi.
Ngoài ra, các tổ chức cộng đồng cũng nên tăng cường phối hợp với nhà trường và gia đình để thực hiện các chương trình dạy kỹ năng bơi lội cho các em, đặc biệt là những học sinh ở vùng có nhiều sông, hồ… Nếu được trang bị kỹ năng sinh tồn như vậy, các em sẽ chủ động hơn khi gặp sự cố nguy hiểm. Chỉ cần chừng 5-7 buổi học bơi, rất có thể các em sẽ tự cứu được mạng mình khi không may sảy chân.
Các địa phương có nhiều sông hồ, ao đập... thường xuyên xảy ra đuối nước cần nâng cao cảnh giác tại các khu vực trẻ hay đến chơi: Cắm biển báo nguy hiểm, chăng dây vùng cấm, đặt loa tuyên truyền. Đặc biệt các công trình xây dựng có hố sâu nhất thiết phải có lan can bảo vệ an toàn cho trẻ.
Trẻ em vùng sông nước đi học qua sông, suối cần được trang bị áo phao, có người lớn đi kèm, hạn chế sử dụng đò ngang, cầu khỉ....
Tác giả bài viết: Trung Hiếu
Nguồn tin: