Nghệ An: Tỉnh lộ 534, tên đổi nhưng “cốt” không đổi?!
- 09:15 08-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi được đổi tên từ tỉnh lộ 534 thành quốc lộ 48E nhưng thực trạng xuống cấp đến thê thảm của tuyến đường vẫn không cải thiện. Cũng vì thế trên tuyến đường luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Tỉnh lộ 534 là tuyến giao thông huyết mạch nối từ trung tâm huyện Nghi Lộc, Nghệ An với các huyện miền núi trung du của tỉnh Nghệ An. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, tuyến đường này đã bị cắt xẻ mạnh và xuống cấp nghiêm trọng. Đến đầu năm 2016, đường được đổi tên thành quốc lộ 48E nhưng chất lượng tuyến đường vẫn không có gì cải thiện.
Có mặt tại đây phóng viên ghi nhận cảnh tượng từng tốp 3 - 4 xe tải chở vật liệu xây dựng, phế liệu,… chất cao gấp 2 - 3 lần so với thùng chở hàng cho phép nối đuôi nhau lưu thông trên tuyến đường. Theo phản ánh của người dân, những chiếc xe “quá khổ”, tải trọng lớn đó là nguyên nhân chính khiến cho mặt đường bị sụt lún, vỡ kết cấu và bong tróc từng mảng lớn.
Thêm vào đó, vào năm 2014, tỉnh Nghệ An đưa vào vận hành trạm cân tải trọng tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Để đối phó với lực lượng chức năng, nhiều tài xế của các xe quá tải đã trốn trạm cân bằng cách chạy vào tỉnh lộ 534, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian từ 9h tối đến 4h sáng. Do đó, dù mật độ phương tiện giao thông qua lại trên tuyến đường này không quá lớn, nhưng dưới sức tàn phá của hàng trăm tốp xe quá tải rầm rập chạy qua, tình trạng xuống cấp của tuyến đường càng trở nên nghiêm trọng.
Mặt đường bị băm nát, cày xới và phân khúc thành nhiều đoạn với mức độ hư hỏng khác nhau. Đất, đá, sỏi,… rơi ra từ các xe chở vật liệu xây dựng dồn ứ lại một bên đường. Những lớp vật liệu này tích tụ qua nhiều năm khiến cho mặt đường vốn đã hẹp (chỉ 4-6 mét) lại bị thu lại chỉ còn một nửa, với một nửa là mặt đường nhựa, nửa còn lại là bùn đất. Do đó, tình trạng tai nạn và xảy ra va chạm giữa các phương tiện giao thông liên tục diễn ra.
Ông Lê Văn Quý (xóm 3, xã Nghi Thịnh) bức xúc: “Trọng tải giới hạn của tuyến đường là 10 tấn, nhưng xe tải 50 - 60 tấn vẫn ngang nhiên chạy cả ngày lẫn đêm. Chỉ cần một tốp xe như thế chạy qua thì đêm nằm rung hết cả nhà chứ đừng nói là người. Hơn nữa, xe trọng tải lớn chen nhau chạy qua, tranh đường với cả xe máy, xe đạp,… nên cản trở tầm nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn. Song hầu như không có ai quản lý hết. Thỉnh thoảng tôi mới thấy công an bắt vài ba chiếc xe quá tải.”
Người dân cho biết thêm, trước khi có tỉnh lộ 534, phần lớn diện tích ở đây là đồng ruộng, có hệ thống thoát nước khoa học. Nhưng từ năm 1997, chính quyền đã lấp, chặn nhiều mương thoát nước để tiến hành xây dựng tuyến đường 534. Do sự bất cập, thiếu đồng bộ trong quy hoạch đã khiến cuộc sống của các hộ dân hai bên đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu như vào mùa khô, người dân phải chịu cảnh sống chung với khói bụi và ô nhiễm, thì đến mùa mưa, “nước lại đọng lại trong những ổ gà, ổ voi rải kín mặt đường, không thoát đi đâu được. Vì cốt đường dĩ nhiên là cao hơn ruộng nên nước lại chảy xối xả xuống ruộng, làm cho mùa màng hoa màu ngập úng hết cả.”
Thậm chí, do tỉnh lộ 534 đã được sử dụng, khai thác gần 20 năm nhưng hầu như không được tu sửa, nâng cấp mà chỉ được trám vá tạm thời nên chỉ cần một trận mưa lớn là những đoạn đường dốc đã bị xói lở mạnh.
Hiện nay, có 9 đoạn trên tuyến đường 534 bị xuống cấp nghiêm trọng thuộc các xã Nghi Hoa, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Thịnh và Nghi Phương. Riêng đoạn đường thuộc xã Nghi Trung (đoạn từ ngã ba giao với Quốc lộ 1A đến nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc), vì thuộc địa phận của huyện lộ nên đã được ủy ban huyện và người dân đóng góp để tu sửa lại từ năm 2015. Những đoạn còn lại nằm ở phía Tây thuộc tỉnh lộ, dù đã hư hỏng nặng từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được cấp kinh phí để nâng cấp, mở rộng.
Bàn về vấn đề này, anh Huân (đại diện văn phòng Ủy ban xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc) cho biết: “Trước đây, tuyến đường này là tỉnh lộ 534, thuộc phạm vi quản lý của huyện nên chúng tôi cũng đã bàn bạc, kiến nghị và xin dự án để cải tạo đường. Nhưng từ ngày 8/4/2016, theo Quyết định số 1085/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT thì tuyến đường này đã trở thành Quốc lộ 48E, nên thẩm quyền của huyện không còn nữa.
Do đó, không phải chỉ có mỗi người dân, mà chúng tôi cũng rất mong các cơ quan có thẩm quyển xem xét và có phương án khắc phục tình trạng này. Mà vấn đề cơ bản nhất vẫn là đầu tư kinh phí để có thể sớm cải thiện chất lượng tuyến đường cho người dân đi lại thuận lợi, an toàn hơn.”
Có mặt tại đây phóng viên ghi nhận cảnh tượng từng tốp 3 - 4 xe tải chở vật liệu xây dựng, phế liệu,… chất cao gấp 2 - 3 lần so với thùng chở hàng cho phép nối đuôi nhau lưu thông trên tuyến đường. Theo phản ánh của người dân, những chiếc xe “quá khổ”, tải trọng lớn đó là nguyên nhân chính khiến cho mặt đường bị sụt lún, vỡ kết cấu và bong tróc từng mảng lớn.
Thêm vào đó, vào năm 2014, tỉnh Nghệ An đưa vào vận hành trạm cân tải trọng tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Để đối phó với lực lượng chức năng, nhiều tài xế của các xe quá tải đã trốn trạm cân bằng cách chạy vào tỉnh lộ 534, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian từ 9h tối đến 4h sáng. Do đó, dù mật độ phương tiện giao thông qua lại trên tuyến đường này không quá lớn, nhưng dưới sức tàn phá của hàng trăm tốp xe quá tải rầm rập chạy qua, tình trạng xuống cấp của tuyến đường càng trở nên nghiêm trọng.
Mặt đường bị băm nát, cày xới và phân khúc thành nhiều đoạn với mức độ hư hỏng khác nhau. Đất, đá, sỏi,… rơi ra từ các xe chở vật liệu xây dựng dồn ứ lại một bên đường. Những lớp vật liệu này tích tụ qua nhiều năm khiến cho mặt đường vốn đã hẹp (chỉ 4-6 mét) lại bị thu lại chỉ còn một nửa, với một nửa là mặt đường nhựa, nửa còn lại là bùn đất. Do đó, tình trạng tai nạn và xảy ra va chạm giữa các phương tiện giao thông liên tục diễn ra.
Ông Lê Văn Quý (xóm 3, xã Nghi Thịnh) bức xúc: “Trọng tải giới hạn của tuyến đường là 10 tấn, nhưng xe tải 50 - 60 tấn vẫn ngang nhiên chạy cả ngày lẫn đêm. Chỉ cần một tốp xe như thế chạy qua thì đêm nằm rung hết cả nhà chứ đừng nói là người. Hơn nữa, xe trọng tải lớn chen nhau chạy qua, tranh đường với cả xe máy, xe đạp,… nên cản trở tầm nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn. Song hầu như không có ai quản lý hết. Thỉnh thoảng tôi mới thấy công an bắt vài ba chiếc xe quá tải.”
Người dân cho biết thêm, trước khi có tỉnh lộ 534, phần lớn diện tích ở đây là đồng ruộng, có hệ thống thoát nước khoa học. Nhưng từ năm 1997, chính quyền đã lấp, chặn nhiều mương thoát nước để tiến hành xây dựng tuyến đường 534. Do sự bất cập, thiếu đồng bộ trong quy hoạch đã khiến cuộc sống của các hộ dân hai bên đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu như vào mùa khô, người dân phải chịu cảnh sống chung với khói bụi và ô nhiễm, thì đến mùa mưa, “nước lại đọng lại trong những ổ gà, ổ voi rải kín mặt đường, không thoát đi đâu được. Vì cốt đường dĩ nhiên là cao hơn ruộng nên nước lại chảy xối xả xuống ruộng, làm cho mùa màng hoa màu ngập úng hết cả.”
Thậm chí, do tỉnh lộ 534 đã được sử dụng, khai thác gần 20 năm nhưng hầu như không được tu sửa, nâng cấp mà chỉ được trám vá tạm thời nên chỉ cần một trận mưa lớn là những đoạn đường dốc đã bị xói lở mạnh.
Hiện nay, có 9 đoạn trên tuyến đường 534 bị xuống cấp nghiêm trọng thuộc các xã Nghi Hoa, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Thịnh và Nghi Phương. Riêng đoạn đường thuộc xã Nghi Trung (đoạn từ ngã ba giao với Quốc lộ 1A đến nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc), vì thuộc địa phận của huyện lộ nên đã được ủy ban huyện và người dân đóng góp để tu sửa lại từ năm 2015. Những đoạn còn lại nằm ở phía Tây thuộc tỉnh lộ, dù đã hư hỏng nặng từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được cấp kinh phí để nâng cấp, mở rộng.
Bàn về vấn đề này, anh Huân (đại diện văn phòng Ủy ban xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc) cho biết: “Trước đây, tuyến đường này là tỉnh lộ 534, thuộc phạm vi quản lý của huyện nên chúng tôi cũng đã bàn bạc, kiến nghị và xin dự án để cải tạo đường. Nhưng từ ngày 8/4/2016, theo Quyết định số 1085/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT thì tuyến đường này đã trở thành Quốc lộ 48E, nên thẩm quyền của huyện không còn nữa.
Do đó, không phải chỉ có mỗi người dân, mà chúng tôi cũng rất mong các cơ quan có thẩm quyển xem xét và có phương án khắc phục tình trạng này. Mà vấn đề cơ bản nhất vẫn là đầu tư kinh phí để có thể sớm cải thiện chất lượng tuyến đường cho người dân đi lại thuận lợi, an toàn hơn.”
Tác giả bài viết: Hoài Phương
Nguồn tin: