Nhận biết hội chứng trầm cảm
- 08:06 08-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những mệt mỏi chán nản, những đợt đau không thuốc chữa dai dẳng khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh nội khoa, nhưng đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
Nữ giới dễ mắc trầm cảm
Bệnh nhân nữ 21 tuổi, đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học, có tiền sử khỏe mạnh, sống vui vẻ hòa đồng. Nhưng suốt 6 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân bị mất ngủ, chỉ có thể ngủ 3 - 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Gia đình cho biết bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học và cũng không muốn làm việc gì. Thêm vào đó là tình trạng chán ăn và gầy sút đến 4 kg trong 6 tuần. “Con gái tôi hay cáu gắt và giận dữ rồi lại ngồi khóc và chán nản, nhiều lần bảo muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại”, mẹ của bệnh nhân kể. Cũng theo gia đình, các triệu chứng trên xuất hiện sau khi cô gái này chia tay người yêu và thêm vào đó là một số áp lực trong học hành. Bệnh nhân được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm nặng, có ý tưởng tự sát.
Theo tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, trầm cảm là rối loạn phổ biến trên thế giới, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 - 45 tuổi, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm như: mất mát người thân, ly dị vợ/chồng, cô độc; thiếu sự chăm sóc từ xã hội, cộng đồng; xung đột cá nhân trong các mối quan hệ; lạm dụng chất gây nghiện; sang chấn tâm lý; tiền sử gia đình có người trầm cảm.
“Đáng lưu ý, nghiên cứu mới trong năm 2016 tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư cho thấy trong số bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị trầm cảm, có 36,5% mang ý tưởng hoặc hành vi tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống”, tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Doãn Phương cho biết. Tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư đang điều trị cho các trường hợp tự sát (quấn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi chích cho điện giật; cứa mạch máu ở tay; cứa cổ...) do trầm cảm.
Nhầm lẫn với bệnh nội khoa
Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan stress (Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư) lưu ý, nhiều bệnh nhân trầm cảm lại có biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể (khó thở, đau xương khớp, đau đầu...), được khám tại các chuyên khoa khác, điều trị không khỏi mới đến khám tại chuyên khoa tâm thần. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa.
Bác sĩ Dương Minh Tâm cho rằng nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần ngày càng được nâng cao, người dân đã tìm hiểu và đến khám, điều trị ngày càng nhiều. Trầm cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cần biết các triệu chứng để được khám, điều trị đúng chuyên khoa và dùng thuốc đúng chỉ định, đủ thời gian. Nếu không tuân thủ điều trị, hơn 50% bệnh nhân có cơn tái diễn sau cơn thứ nhất. Tỷ lệ này tăng dần, lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ hai, và sau cơn tái diễn thứ ba là 90%.
Các bác sĩ khuyên mỗi người nên có cuộc sống “mở”, chia sẻ với người thân và bạn bè về những lo toan, buồn phiền hoặc căng thẳng để có thể cân bằng cuộc sống tốt hơn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm. Nếu một người trong 2 tuần liên tục có thay đổi khí sắc cùng với cảm giác buồn chán, mệt mỏi; giảm ham thích mọi thứ... thì nên đến nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tùy mức độ điều trị, trầm cảm có thể dùng thuốc, giải pháp tâm lý...
Bệnh nhân nữ 21 tuổi, đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học, có tiền sử khỏe mạnh, sống vui vẻ hòa đồng. Nhưng suốt 6 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân bị mất ngủ, chỉ có thể ngủ 3 - 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Gia đình cho biết bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học và cũng không muốn làm việc gì. Thêm vào đó là tình trạng chán ăn và gầy sút đến 4 kg trong 6 tuần. “Con gái tôi hay cáu gắt và giận dữ rồi lại ngồi khóc và chán nản, nhiều lần bảo muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại”, mẹ của bệnh nhân kể. Cũng theo gia đình, các triệu chứng trên xuất hiện sau khi cô gái này chia tay người yêu và thêm vào đó là một số áp lực trong học hành. Bệnh nhân được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm nặng, có ý tưởng tự sát.
Theo tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, trầm cảm là rối loạn phổ biến trên thế giới, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 - 45 tuổi, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm như: mất mát người thân, ly dị vợ/chồng, cô độc; thiếu sự chăm sóc từ xã hội, cộng đồng; xung đột cá nhân trong các mối quan hệ; lạm dụng chất gây nghiện; sang chấn tâm lý; tiền sử gia đình có người trầm cảm.
Những biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm Cảm giác buồn chán, trống rỗng. Khó tập trung suy nghĩ, hay quên. Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì. Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng. Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều. Hay cáu gắt, giận dữ. Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hằng ngày. Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều. Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa. Nguồn: Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư |
“Đáng lưu ý, nghiên cứu mới trong năm 2016 tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư cho thấy trong số bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị trầm cảm, có 36,5% mang ý tưởng hoặc hành vi tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống”, tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Doãn Phương cho biết. Tại Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư đang điều trị cho các trường hợp tự sát (quấn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi chích cho điện giật; cứa mạch máu ở tay; cứa cổ...) do trầm cảm.
Nhầm lẫn với bệnh nội khoa
Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan stress (Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư) lưu ý, nhiều bệnh nhân trầm cảm lại có biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể (khó thở, đau xương khớp, đau đầu...), được khám tại các chuyên khoa khác, điều trị không khỏi mới đến khám tại chuyên khoa tâm thần. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa.
Bác sĩ Dương Minh Tâm cho rằng nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần ngày càng được nâng cao, người dân đã tìm hiểu và đến khám, điều trị ngày càng nhiều. Trầm cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cần biết các triệu chứng để được khám, điều trị đúng chuyên khoa và dùng thuốc đúng chỉ định, đủ thời gian. Nếu không tuân thủ điều trị, hơn 50% bệnh nhân có cơn tái diễn sau cơn thứ nhất. Tỷ lệ này tăng dần, lên đến 70% sau cơn tái diễn thứ hai, và sau cơn tái diễn thứ ba là 90%.
Các bác sĩ khuyên mỗi người nên có cuộc sống “mở”, chia sẻ với người thân và bạn bè về những lo toan, buồn phiền hoặc căng thẳng để có thể cân bằng cuộc sống tốt hơn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm. Nếu một người trong 2 tuần liên tục có thay đổi khí sắc cùng với cảm giác buồn chán, mệt mỏi; giảm ham thích mọi thứ... thì nên đến nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tùy mức độ điều trị, trầm cảm có thể dùng thuốc, giải pháp tâm lý...
Tác giả bài viết: Liên Châu
Nguồn tin: