Cuộc sống của người vợ có chồng 'nát rượu', phải ôm con ngủ gầm cầu
- 08:04 08-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cứ hết tiền uống rượu, người chồng lại lôi chị ra đánh, không thể chịu nổi những trận đòn liên tiếp như vậy, chị Lý đã bế người con mới sinh bỏ nhà ra thành phố.
Ôm con ngủ gầm cầu trốn chồng say rượu
Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi tìm đến ngôi nhà 'hoang' tại khối Yên Giang, phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi chị Hồ Thị Lý (SN 1984) và 3 người con đang sống. Thoạt nhìn, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ, trần nhà bị mối ăn nham nhở, đồ dùng vứt bừa bãi, trong nhà không có gì đáng giá, thậm chí chẳng có một chiếc cốc uống nước lành lặn…
Vừa mời chúng tôi vào nhà, chị Lý vừa nói: “Dù sao cũng có nơi che mưa, che nắng cho lũ trẻ. Còn hơn cảnh ngủ dưới gầm cầu cách đây 1 năm trước”.
Ngồi trên chiếc giường ọp ẹp, chị Lý bắt đầu chia sẻ về cuộc đời cực khổ của mình.
Chị Lý cho biết, sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không được học hành đầy đủ như các bạn đồng trang lứa, mà phải đi làm từ sớm để phụ giúp bố mẹ.
Đến tuổi trưởng thành, trong một lần đi làm thuê ở xã bên, chị gặp anh Lưu Văn Tiến (SN 1984, người địa phương). Tình yêu của những con người nghèo khó đến với nhau thật tự nhiên và giản dị. Và rồi, hai người nên duyên vợ chồng.
Năm 2004, một đám cưới nhỏ được tổ chức trong sự hân hoan của gia đình và bạn bè. Chị ngỡ rằng, cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, hạnh phúc, nhưng đây lại chính là thời điểm bắt đầu quãng đời đầy tăm tối.
“Thực ra, chúng tôi đến với nhau chỉ sau mấy tháng tìm hiểu. Trước khi lấy nhau, một số người nói với tôi anh Tiến bị nghiện rượu, nhưng tôi không quan tâm. Không ngờ rằng chỉ mấy ngày sau đám cưới, anh ấy say liên tục, thường xuyên lấy tiền của tôi đi đánh bài”, chị Lý nhớ lại.
Người phụ nữ này cho biết thêm, mỗi lần say, chồng chị luôn đánh đập vợ. Dù đau đớn, giận chồng nhưng chị vẫn nhẫn nhịn để gia đình trọn vẹn. Sau đó không lâu, do quá nghèo nên 2 vợ chồng chị quyết định vào miền Nam lập nghiệp.
Đặt chân trên mảnh đất miền Nam không lâu, chị Lý phát hiện đã mang thai đứa con đầu lòng. Niềm vui xen lẫn lo lắng, chị báo tin cho chồng với hy vọng anh sẽ thay tính đổi nết, bỏ rượu để tu chí làm ăn. Thế nhưng, chứng nào tật nấy, chồng chị vẫn ngập tràn trong rượu, chị lại phải gánh chịu những trận đòn roi. Thời gian mang thai, chị ốm nghén triền miên, sức khỏe yếu nên không thể đi làm, sau đó 2 vợ chồng lại dắt nhau trở về quê.
“Cuộc sống ở quê không đủ ăn, nhưng dù sao vẫn còn gia đình và họ hàng bao bọc. Tôi tự động viên bản thân cố gắng sống cho con nhưng kỳ thực là rất buồn tủi", chị Lý nhớ lại.
Năm 2009, chị Lý sinh người con thứ 2. Thời điểm đó, kinh tế hết sức khó khăn, chị phải làm thuê đủ đường để kiếm tiền nuôi con. Một lần, Tiến đòi tiền để đi uống rượu nhưng chị Lý không đưa, Tiến đã dùng búa đánh chị, khiến chị phải nhập viện cấp cứu.
Ra viện, chị Lý quyết định mang 2 người con về nhà ngoại. Do gia đình bố mẹ cũng nghèo, nên chị đành gửi con cho ông bà rồi tiếp tục vào miền Nam tìm việc làm.
"Vào Nam làm được khoảng 2 năm, tôi trở về quê thăm con. Chồng tôi hay tin đã sang nhà xin lỗi bố mẹ tôi và tôi, hứa sẽ thay đổi. Lúc ấy, nghĩ con cần có cha, nên tôi đã cho anh ấy một cơ hội để sửa sai. Và rồi, tôi mang thai đứa con thứ 3. Cùng lúc ấy, kinh tế khánh kiệt, Tiến lại tiếp tục hành hạ, đánh đập tôi. Không thể chịu đựng hơn, tôi đưa 2 đứa lớn quay lại nhà bố mẹ đẻ, rồi ôm đứa út mới sinh vào TP.Vinh kiếm sống", người vợ bất hạnh kể lại.
Theo lời chị Lý, vào TP.Vinh, không quen biết ai, cũng không có tiền nên chị phải chọn gầm cầu ở khu vực phường cửa Nam để 2 mẹ con làm chỗ ngủ qua đêm. Sáng ra, chị lại ôm con vào chợ Vinh xin ăn. Ngày qua ngày, 2 mẹ con chị cứ lầm lũi như vậy kiếm sống.
4 mẹ con rong ruổi nhặt rác mưu sinh
Một thời gian sau, một số người lao động ở chợ Vinh thương tình nên đã chỉ tôi đến ngôi nhà tạm ở khối Yên Giang, phường Vinh Tân xin tá túc. Đây là ngôi nhà cũ sắp sửa bị phá, toàn bộ mặt bằng đang được san lấp. Sau khi trình bày hoàn cảnh, chủ khu đất này đã đồng ý cho mẹ con chị Lý ở lại đây nương thân.
“Cảm thương hoàn cảnh khốn khó nên ông chủ đã cho mẹ con tôi ở lại căn nhà. Ông nói không lấy tiền nhà nhưng tiền điện tôi phỉa tự lo. Khi nào ỡ nhà, ông sẽ nói trước vài ngày để mẹ con tôi chủ động rời đi”, chị Lý nói.
Ở ngôi nhà ấy được khoảng 1 năm, hay tin 2 đứa con ở nhà thường xuyên bị bố đánh đập, chị Lý đã trở về quê đón các con vào TP.Vinh.
“Tôi quyết định không xa các con nữa, sướng khổ mẹ con cùng hưởng. Mỗi ngày tôi vào chợ Vinh để nhặt rác, phế liệu rồi bán. Vì các con còn nhỏ không ai trông nên tôi đưa chúng đi theo luôn. Tôi muốn cho các con đi học lắm nhưng tôi làm gì có tiền để mua sách và đóng học phí cho các cháu. Tôi thương con nhưng cũng đành bất lực”, chị Lý rơm rớm nước mắt.
Quay sang hỏi cháu Lưu Thị Thảo (SN 2004, người con gái đầu của chị Lý) có muốn đi học không, Thảo ngại ngùng mãi rồi lí nhí trả lời có. “Nhưng mẹ không có tiền cho cháu đi học đâu, vì thế cháu phải ra chợ nhặt rác cùng mẹ. Mỗi ngày như vậy cũng được vài chục nghìn đấy”, lời cháu Thảo nói khiến chúng tôi xót xa.
Ông Hồ Minh Mậu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu xác nhận, chị Hồ Thị Lý là người dân trong xã, gia đình thuộc diện khó khăn.
“Vợ chồng chị Lý anh Tiến cưới nhau đã lâu và có 3 người con. Tuy nhiên, anh Tiến thường xuyên rượu chè nên hay đánh vợ con. Do chị Lý không có đơn tố cáo bị chồng đánh nên chính quyền cũng không can thiệp được. Chúng tôi cũng hay tin mẹ con chị Lý đưa nhau vào TP.Vinh kiếm sống nhưng ở đâu, cụ thể thế nào chúng không không nắm rõ", ông Mậu cho hay.
Ông Lưu Văn Bình, Trưởng khối Yên Giang, phường Vinh Tân xác nhận: "Chị Hồ Thị Lý và 3 người con đến tạm trú tại phường cách đây khoảng 1 năm. Chị Lý có đề xuất xin đăng ký tạm trú tại phường, nhưng do còn thiếu CMND nên chưa làm được. Hoàn cảnh mẹ con chị này cũng rất đáng thương, đứa lớn mới 13 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi. Hằng ngày, chị Lý đưa các con vào chợ Vinh nhặt phế liệu mưu sinh”.
Các nhà hảo tâm muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình có thể liên hệ theo địa chỉ:
- Chị Hồ Thị Lý (SN 1984), tạm trú khối Yên Giang, phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Chị Phạm Thị Thuý Hằng, Văn phòng Đảng uỷ, Làm việc tại UBND Phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0972495777
Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi tìm đến ngôi nhà 'hoang' tại khối Yên Giang, phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi chị Hồ Thị Lý (SN 1984) và 3 người con đang sống. Thoạt nhìn, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ, trần nhà bị mối ăn nham nhở, đồ dùng vứt bừa bãi, trong nhà không có gì đáng giá, thậm chí chẳng có một chiếc cốc uống nước lành lặn…
Vừa mời chúng tôi vào nhà, chị Lý vừa nói: “Dù sao cũng có nơi che mưa, che nắng cho lũ trẻ. Còn hơn cảnh ngủ dưới gầm cầu cách đây 1 năm trước”.
Ngồi trên chiếc giường ọp ẹp, chị Lý bắt đầu chia sẻ về cuộc đời cực khổ của mình.
Chị Lý cho biết, sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không được học hành đầy đủ như các bạn đồng trang lứa, mà phải đi làm từ sớm để phụ giúp bố mẹ.
Đến tuổi trưởng thành, trong một lần đi làm thuê ở xã bên, chị gặp anh Lưu Văn Tiến (SN 1984, người địa phương). Tình yêu của những con người nghèo khó đến với nhau thật tự nhiên và giản dị. Và rồi, hai người nên duyên vợ chồng.
Năm 2004, một đám cưới nhỏ được tổ chức trong sự hân hoan của gia đình và bạn bè. Chị ngỡ rằng, cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, hạnh phúc, nhưng đây lại chính là thời điểm bắt đầu quãng đời đầy tăm tối.
“Thực ra, chúng tôi đến với nhau chỉ sau mấy tháng tìm hiểu. Trước khi lấy nhau, một số người nói với tôi anh Tiến bị nghiện rượu, nhưng tôi không quan tâm. Không ngờ rằng chỉ mấy ngày sau đám cưới, anh ấy say liên tục, thường xuyên lấy tiền của tôi đi đánh bài”, chị Lý nhớ lại.
Người phụ nữ này cho biết thêm, mỗi lần say, chồng chị luôn đánh đập vợ. Dù đau đớn, giận chồng nhưng chị vẫn nhẫn nhịn để gia đình trọn vẹn. Sau đó không lâu, do quá nghèo nên 2 vợ chồng chị quyết định vào miền Nam lập nghiệp.
Đặt chân trên mảnh đất miền Nam không lâu, chị Lý phát hiện đã mang thai đứa con đầu lòng. Niềm vui xen lẫn lo lắng, chị báo tin cho chồng với hy vọng anh sẽ thay tính đổi nết, bỏ rượu để tu chí làm ăn. Thế nhưng, chứng nào tật nấy, chồng chị vẫn ngập tràn trong rượu, chị lại phải gánh chịu những trận đòn roi. Thời gian mang thai, chị ốm nghén triền miên, sức khỏe yếu nên không thể đi làm, sau đó 2 vợ chồng lại dắt nhau trở về quê.
“Cuộc sống ở quê không đủ ăn, nhưng dù sao vẫn còn gia đình và họ hàng bao bọc. Tôi tự động viên bản thân cố gắng sống cho con nhưng kỳ thực là rất buồn tủi", chị Lý nhớ lại.
Năm 2009, chị Lý sinh người con thứ 2. Thời điểm đó, kinh tế hết sức khó khăn, chị phải làm thuê đủ đường để kiếm tiền nuôi con. Một lần, Tiến đòi tiền để đi uống rượu nhưng chị Lý không đưa, Tiến đã dùng búa đánh chị, khiến chị phải nhập viện cấp cứu.
Ra viện, chị Lý quyết định mang 2 người con về nhà ngoại. Do gia đình bố mẹ cũng nghèo, nên chị đành gửi con cho ông bà rồi tiếp tục vào miền Nam tìm việc làm.
"Vào Nam làm được khoảng 2 năm, tôi trở về quê thăm con. Chồng tôi hay tin đã sang nhà xin lỗi bố mẹ tôi và tôi, hứa sẽ thay đổi. Lúc ấy, nghĩ con cần có cha, nên tôi đã cho anh ấy một cơ hội để sửa sai. Và rồi, tôi mang thai đứa con thứ 3. Cùng lúc ấy, kinh tế khánh kiệt, Tiến lại tiếp tục hành hạ, đánh đập tôi. Không thể chịu đựng hơn, tôi đưa 2 đứa lớn quay lại nhà bố mẹ đẻ, rồi ôm đứa út mới sinh vào TP.Vinh kiếm sống", người vợ bất hạnh kể lại.
Theo lời chị Lý, vào TP.Vinh, không quen biết ai, cũng không có tiền nên chị phải chọn gầm cầu ở khu vực phường cửa Nam để 2 mẹ con làm chỗ ngủ qua đêm. Sáng ra, chị lại ôm con vào chợ Vinh xin ăn. Ngày qua ngày, 2 mẹ con chị cứ lầm lũi như vậy kiếm sống.
4 mẹ con rong ruổi nhặt rác mưu sinh
Một thời gian sau, một số người lao động ở chợ Vinh thương tình nên đã chỉ tôi đến ngôi nhà tạm ở khối Yên Giang, phường Vinh Tân xin tá túc. Đây là ngôi nhà cũ sắp sửa bị phá, toàn bộ mặt bằng đang được san lấp. Sau khi trình bày hoàn cảnh, chủ khu đất này đã đồng ý cho mẹ con chị Lý ở lại đây nương thân.
“Cảm thương hoàn cảnh khốn khó nên ông chủ đã cho mẹ con tôi ở lại căn nhà. Ông nói không lấy tiền nhà nhưng tiền điện tôi phỉa tự lo. Khi nào ỡ nhà, ông sẽ nói trước vài ngày để mẹ con tôi chủ động rời đi”, chị Lý nói.
Ở ngôi nhà ấy được khoảng 1 năm, hay tin 2 đứa con ở nhà thường xuyên bị bố đánh đập, chị Lý đã trở về quê đón các con vào TP.Vinh.
“Tôi quyết định không xa các con nữa, sướng khổ mẹ con cùng hưởng. Mỗi ngày tôi vào chợ Vinh để nhặt rác, phế liệu rồi bán. Vì các con còn nhỏ không ai trông nên tôi đưa chúng đi theo luôn. Tôi muốn cho các con đi học lắm nhưng tôi làm gì có tiền để mua sách và đóng học phí cho các cháu. Tôi thương con nhưng cũng đành bất lực”, chị Lý rơm rớm nước mắt.
Quay sang hỏi cháu Lưu Thị Thảo (SN 2004, người con gái đầu của chị Lý) có muốn đi học không, Thảo ngại ngùng mãi rồi lí nhí trả lời có. “Nhưng mẹ không có tiền cho cháu đi học đâu, vì thế cháu phải ra chợ nhặt rác cùng mẹ. Mỗi ngày như vậy cũng được vài chục nghìn đấy”, lời cháu Thảo nói khiến chúng tôi xót xa.
Ông Hồ Minh Mậu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu xác nhận, chị Hồ Thị Lý là người dân trong xã, gia đình thuộc diện khó khăn.
“Vợ chồng chị Lý anh Tiến cưới nhau đã lâu và có 3 người con. Tuy nhiên, anh Tiến thường xuyên rượu chè nên hay đánh vợ con. Do chị Lý không có đơn tố cáo bị chồng đánh nên chính quyền cũng không can thiệp được. Chúng tôi cũng hay tin mẹ con chị Lý đưa nhau vào TP.Vinh kiếm sống nhưng ở đâu, cụ thể thế nào chúng không không nắm rõ", ông Mậu cho hay.
Ông Lưu Văn Bình, Trưởng khối Yên Giang, phường Vinh Tân xác nhận: "Chị Hồ Thị Lý và 3 người con đến tạm trú tại phường cách đây khoảng 1 năm. Chị Lý có đề xuất xin đăng ký tạm trú tại phường, nhưng do còn thiếu CMND nên chưa làm được. Hoàn cảnh mẹ con chị này cũng rất đáng thương, đứa lớn mới 13 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi. Hằng ngày, chị Lý đưa các con vào chợ Vinh nhặt phế liệu mưu sinh”.
Các nhà hảo tâm muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình có thể liên hệ theo địa chỉ:
- Chị Hồ Thị Lý (SN 1984), tạm trú khối Yên Giang, phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Chị Phạm Thị Thuý Hằng, Văn phòng Đảng uỷ, Làm việc tại UBND Phường Vinh Tân, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0972495777
Tác giả bài viết: Anh Ngọc
Nguồn tin: