55.000 tỷ đồng khởi động dự án cao tốc Bắc - Nam
- 14:53 06-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo đề xuất hồi cuối năm 2016 của Bộ GTVT, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam dài 1.372 km với thiết kế tốc độ 100-120 km/h, quy mô từ 4- 6 làn xe, có tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng. Thủ tướng đã đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, hiện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã và đang khẩn trương chuẩn bị các phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 2.000 km đường bộ cao tốc như nghị quyết trước đó của Trung ương Đảng, Chính phủ quyết tâm thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với tinh thần quyết liệt, minh bạch, không tham nhũng, lãng phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Bộ GTVT được Thủ tướng giao rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng điều chỉnh quy mô quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam thành 6 - 10 làn xe cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước; thực hiện cắm mốc lộ giới để quản lý quỹ đất theo quy hoạch.
Về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến các đoạn sẽ được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020 theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt.
Thủ tướng cũng đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các dự án; giao Bộ GTVT lập lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng đồng ý chỉ định thầu tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế theo quy định; Bộ GTVT tổng hợp vào cơ chế, chính sách đầu tư chung để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội. Việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu cạnh tranh, trên cơ sở thiết kế kỹ thuật được duyệt.
Bộ GTVT chỉ đạo tư vấn chủ động lập các dự án đầu tư thành phần để triển khai xây dựng ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư toàn tuyến.
Đồng thời, cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư dự án, trên tinh thần chặt chẽ, tuân thủ pháp luật, nhưng cần tạo động lực thu hút đầu tư, trình Chính phủ quyết định; đưa vào nội dung tờ trình Quốc hội xin quyết định chủ trương đầu tư đối với các cơ chế vượt thẩm quyền của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định dự án theo đúng quy định.
Cuối năm 2016, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 1.372 km với thiết kế tốc độ 100-120 km/h, tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng.
Theo tờ trình của Bộ GTVT, ngành giao thông đang triển khai một số dự án cao tốc, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác 470 km. Do vậy, để thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam dài khoảng 1.800 km, sẽ phải đầu tư thêm 1.372 km từ nay đến 2020.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ chạy qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, giảm áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến quốc lộ 1.
Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 2.000 km đường bộ cao tốc như nghị quyết trước đó của Trung ương Đảng, Chính phủ quyết tâm thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với tinh thần quyết liệt, minh bạch, không tham nhũng, lãng phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Bộ GTVT được Thủ tướng giao rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng điều chỉnh quy mô quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam thành 6 - 10 làn xe cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước; thực hiện cắm mốc lộ giới để quản lý quỹ đất theo quy hoạch.
Về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến các đoạn sẽ được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020 theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt.
Thủ tướng cũng đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các dự án; giao Bộ GTVT lập lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng đồng ý chỉ định thầu tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế theo quy định; Bộ GTVT tổng hợp vào cơ chế, chính sách đầu tư chung để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội. Việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu cạnh tranh, trên cơ sở thiết kế kỹ thuật được duyệt.
Bộ GTVT chỉ đạo tư vấn chủ động lập các dự án đầu tư thành phần để triển khai xây dựng ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư toàn tuyến.
Đồng thời, cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư dự án, trên tinh thần chặt chẽ, tuân thủ pháp luật, nhưng cần tạo động lực thu hút đầu tư, trình Chính phủ quyết định; đưa vào nội dung tờ trình Quốc hội xin quyết định chủ trương đầu tư đối với các cơ chế vượt thẩm quyền của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định dự án theo đúng quy định.
Cuối năm 2016, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 1.372 km với thiết kế tốc độ 100-120 km/h, tổng mức đầu tư 229.829 tỷ đồng.
Theo tờ trình của Bộ GTVT, ngành giao thông đang triển khai một số dự án cao tốc, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác 470 km. Do vậy, để thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam dài khoảng 1.800 km, sẽ phải đầu tư thêm 1.372 km từ nay đến 2020.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ chạy qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, giảm áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến quốc lộ 1.
Tác giả bài viết: Bích Diệp
Nguồn tin: