Mỏ sắt Thạch Khê 10 năm vẫn mờ mịt
- 07:10 06-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tính từ ngày thành lập, đến nay đã tròn 10 năm, nhưng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê hầu như không triển khai được gì và tương lai vẫn mờ mịt.
Từ năm 2007, Việt Nam đã tính tới việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), với mục tiêu cung ứng nguyên liệu quặng sắt cho các nhà máy thép trong nước có nhu cầu. Công ty Cổ phần Mỏ sắt Thạch Khê (TIC) đã được thành lập và ra mắt vào ngày 17/5/2007 với 9 cổ đông sáng lập, có vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng.
10 năm vẫn giậm chân tại chỗ
Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê do TIC làm chủ đã được phê duyệt lần đầu vào năm 2008. Tháng 9/2009, TIC chính thức khởi động dự án bằng việc bóc đất tầng phủ. Sau 2 năm kể từ ngày khởi công, đến tháng 7/2011, TIC thực hiện bóc đất tầng phủ đạt 12,7 triệu m3. Nhưng sau đó đã phải dừng lại do xuất hiện những bất cập trong thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác và đối mặt với những khó khăn tài chính bởi một số cổ đông đã không góp vốn đúng cam kết.
Tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho tạm dừng dự án, để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.
Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016, Bộ Công Thương đã chủ trì thẩm định lại thiết kế kỹ thuật của dự án với sự tham gia của các nhà khoa học và Công ty Tư vấn Độc lập CBM (CHLB Đức). Sau quá trình dài thẩm định của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành, dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã được cơ quan chức năng phê duyệt triển khai vào tháng 4/2016.
Theo đó, dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (điều chỉnh) có tổng mức đầu tư 14.517,2 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 6.777,4 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 7.739,8 tỷ đồng). Trong đó, vốn góp của các cổ đông chiếm 30%; vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 70%. Giai đoạn 1 sẽ khai thác với công suất 5 triệu tấn/năm, kéo dài trong 7 năm; giai đoạn 2 công suất 10 triệu tấn/năm, kéo dài trong 29 năm; sau đó, giảm xuống dưới 10 triệu tấn/năm từ năm thứ 37 đến năm kết thúc. Tuổi thọ mỏ 52 năm.
Tuy nhiên, đến nay, việc hồi sinh mỏ sắt Thạch Khê vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi Bộ Công Thương rốt ráo muốn khởi động lại dự án, thì UBND tỉnh Hà Tĩnh lại tỏ rõ sự băn khoăn.
Cuối năm 2016, UBND Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tạm dừng dự án, bởi nhận thấy có quá nhiều bất cập. Theo UBND Hà Tĩnh, một số nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chung chung, sơ sài, vì vậy cần xem xét, rà soát lại. Bên cạnh đó là hiệu quả kinh tế của dự án. Khi chưa giải quyết được các tồn tại đã nêu thì chưa cho khởi động lại dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Cuối tháng 2/2017, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, UBND Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá toàn diện các mặt về hiệu quả kinh tế, công nghệ, phương án tiêu thụ sản phẩm, thị trường và các tác động về xã hội, để đảm bảo triển khai dự án đúng quy định.
Lo ngại ô nhiễm môi trường
Theo tiến sỹ Nghiêm Gia, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Công ty TIC, với dự án Thạch Khê có mấy vấn đề đáng quan ngại, thứ nhất là nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Việc khai thác mỏ sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm trong khu vực. Điều này sẽ gây ra hiện tượng sa mạc hóa cho cả các vùng lân cận. Muốn đáp ứng nhu cầu nước cho người dân thì phải đầu tư xây dựng các nhà máy nước sạch, nhưng đến nay chưa có.
Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, còn nước cho sản xuất thì giải quyết như thế nào cũng chưa có giải pháp. Cùng với đó, do khai thác quặng tới mức sâu 500m sẽ có nguy cơ kéo theo hiện tượng sụt lún đất.
Điều đáng lo ngại hơn là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (điều chỉnh) có sử dụng gần 1.000 ha mặt biển, được lấn ra để đổ thải. Nếu sử dụng tường ngăn kiên cố thì chi phí rất lớn, khiến tổng chi phí dự án tăng cao. Còn sử dụng tường ngăn bằng đá như thiết kế, nguy cơ rò rỉ chất thải ra biển qua các kẽ hở là khó tránh khỏi, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh.
Tiếp đến là hiệu quả kinh tế. Tính toán của Dự án cho thấy, chi phí khai thác 1 tấn quặng vào khoảng 50 USD, trong khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới hiện từ 70-80 USD/tấn, vì vậy được coi là hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Gia, đây vẫn chỉ là tính toán nội hàm của dự án. Quặng sắt Thạch Khê có tỷ lệ kẽm cao. Hàm lượng kẽm cao dùng trực tiếp cho công nghệ lò cao sẽ có nhiều khó khăn. Tỷ lệ kẽm trong quặng sắt Thạch khê cao gấp cả chục lần so với quặng sắt của Braxin, Úc đang xuất khẩu. Với quặng sắt có tỷ lệ kẽm cao, giá bán thường thấp hơn khoảng 30% so với quặng sắt ít kẽm. Điều này sẽ tác động đến hiệu quả dự án.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng thể hiện rõ sự lo ngại khi cho rằng, dự án được đánh giá gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Cần làm rõ đánh giá tác động môi trường đến vùng, dải ven biển của việc xây dựng đê lấn biển làm bãi thải, tác động ảnh hưởng đến vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản, khu du lịch Thiên Cầm, Thạch Bằng và sụt lở đất...
10 năm vẫn giậm chân tại chỗ
Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê do TIC làm chủ đã được phê duyệt lần đầu vào năm 2008. Tháng 9/2009, TIC chính thức khởi động dự án bằng việc bóc đất tầng phủ. Sau 2 năm kể từ ngày khởi công, đến tháng 7/2011, TIC thực hiện bóc đất tầng phủ đạt 12,7 triệu m3. Nhưng sau đó đã phải dừng lại do xuất hiện những bất cập trong thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác và đối mặt với những khó khăn tài chính bởi một số cổ đông đã không góp vốn đúng cam kết.
Tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho tạm dừng dự án, để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.
Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016, Bộ Công Thương đã chủ trì thẩm định lại thiết kế kỹ thuật của dự án với sự tham gia của các nhà khoa học và Công ty Tư vấn Độc lập CBM (CHLB Đức). Sau quá trình dài thẩm định của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành, dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã được cơ quan chức năng phê duyệt triển khai vào tháng 4/2016.
Theo đó, dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (điều chỉnh) có tổng mức đầu tư 14.517,2 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 6.777,4 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 7.739,8 tỷ đồng). Trong đó, vốn góp của các cổ đông chiếm 30%; vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 70%. Giai đoạn 1 sẽ khai thác với công suất 5 triệu tấn/năm, kéo dài trong 7 năm; giai đoạn 2 công suất 10 triệu tấn/năm, kéo dài trong 29 năm; sau đó, giảm xuống dưới 10 triệu tấn/năm từ năm thứ 37 đến năm kết thúc. Tuổi thọ mỏ 52 năm.
Tuy nhiên, đến nay, việc hồi sinh mỏ sắt Thạch Khê vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi Bộ Công Thương rốt ráo muốn khởi động lại dự án, thì UBND tỉnh Hà Tĩnh lại tỏ rõ sự băn khoăn.
Cuối năm 2016, UBND Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tạm dừng dự án, bởi nhận thấy có quá nhiều bất cập. Theo UBND Hà Tĩnh, một số nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chung chung, sơ sài, vì vậy cần xem xét, rà soát lại. Bên cạnh đó là hiệu quả kinh tế của dự án. Khi chưa giải quyết được các tồn tại đã nêu thì chưa cho khởi động lại dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Cuối tháng 2/2017, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, UBND Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá toàn diện các mặt về hiệu quả kinh tế, công nghệ, phương án tiêu thụ sản phẩm, thị trường và các tác động về xã hội, để đảm bảo triển khai dự án đúng quy định.
Lo ngại ô nhiễm môi trường
Theo tiến sỹ Nghiêm Gia, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Công ty TIC, với dự án Thạch Khê có mấy vấn đề đáng quan ngại, thứ nhất là nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Việc khai thác mỏ sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm trong khu vực. Điều này sẽ gây ra hiện tượng sa mạc hóa cho cả các vùng lân cận. Muốn đáp ứng nhu cầu nước cho người dân thì phải đầu tư xây dựng các nhà máy nước sạch, nhưng đến nay chưa có.
Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, còn nước cho sản xuất thì giải quyết như thế nào cũng chưa có giải pháp. Cùng với đó, do khai thác quặng tới mức sâu 500m sẽ có nguy cơ kéo theo hiện tượng sụt lún đất.
Điều đáng lo ngại hơn là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (điều chỉnh) có sử dụng gần 1.000 ha mặt biển, được lấn ra để đổ thải. Nếu sử dụng tường ngăn kiên cố thì chi phí rất lớn, khiến tổng chi phí dự án tăng cao. Còn sử dụng tường ngăn bằng đá như thiết kế, nguy cơ rò rỉ chất thải ra biển qua các kẽ hở là khó tránh khỏi, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh.
Tiếp đến là hiệu quả kinh tế. Tính toán của Dự án cho thấy, chi phí khai thác 1 tấn quặng vào khoảng 50 USD, trong khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới hiện từ 70-80 USD/tấn, vì vậy được coi là hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Gia, đây vẫn chỉ là tính toán nội hàm của dự án. Quặng sắt Thạch Khê có tỷ lệ kẽm cao. Hàm lượng kẽm cao dùng trực tiếp cho công nghệ lò cao sẽ có nhiều khó khăn. Tỷ lệ kẽm trong quặng sắt Thạch khê cao gấp cả chục lần so với quặng sắt của Braxin, Úc đang xuất khẩu. Với quặng sắt có tỷ lệ kẽm cao, giá bán thường thấp hơn khoảng 30% so với quặng sắt ít kẽm. Điều này sẽ tác động đến hiệu quả dự án.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng thể hiện rõ sự lo ngại khi cho rằng, dự án được đánh giá gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Cần làm rõ đánh giá tác động môi trường đến vùng, dải ven biển của việc xây dựng đê lấn biển làm bãi thải, tác động ảnh hưởng đến vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản, khu du lịch Thiên Cầm, Thạch Bằng và sụt lở đất...
Tác giả bài viết: Trần Thủy
Nguồn tin: