Ông Văn Đức Mười rời Vissan
- 19:18 05-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thôi giữ cương vị Thành viên hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Vissan khi đã đến tuổi nghỉ hưu, vị "thuyền trưởng" lâu năm cho biết sẽ đoàn tụ với gia đình ở nước ngoài.
Tại cuộc họp thường niên sáng nay (5/4), Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) ở TP HCM vừa thông qua miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc. 2 thành viên khác của Ban Kiểm soát là bà Hoàng Thị Kim Phượng và ông Nguyễn Kim Khánh cũng được thông qua quyết định tương tự.
Thay ông Mười tại Hội đồng quản trị sẽ là ông Huỳnh Quang Giàu (đại diện cổ đông Satra), trong khi ông Lê Quang Liêm, Phạm Hoàng Sơn sẽ là những thành viên mới của Ban Kiểm soát.
Trao đổi với VnExpress khi chính thức rời cương vị từ hôm nay, ông Mười cho biết mình đã đến tuổi nghỉ hưu và cũng đã xin nghỉ mấy năm nay. Sau khi được miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, ông cũng sẽ không còn giữ chức Tổng giám đốc công ty. Hiện vợ và con ông đang ở nước ngoài, nên sau khi nghỉ hưu, ông sẽ đoàn tụ cùng gia đình.
Cũng tại đại hội, cổ đông đã thông qua chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị và thư ký mức lương 564 triệu đồng một năm (bình quân mỗi người nhận 9,4 triệu đồng một tháng), thành viên Ban Kiểm soát 144 triệu đồng một năm (mỗi người nhận 6 triệu đồng một tháng). Riêng Trưởng ban kiểm soát được hưởng mức lương 55 triệu đồng một tháng, cao gấp 5,8 lần Hội đồng quản trị và gấp 9 lần so với thành viên ban kiểm soát. Ngoài ra, nếu hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra, người quản lý còn được thưởng thêm 1,5 tháng lương bình quân thực hiện năm 2017.
Năm nay, ban lãnh đạo Vissan cũng đề nghị chia cổ tức ở mức 7%, tức 700 đồng một cổ phiếu; đặt kế hoạch lợi nhuận khá cao với doanh thu 4.545 tỷ đồng và 156 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt tăng 23% và 5% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, công ty kỳ vọng sản lượng heo vượt 35% so với cùng kỳ, đạt 28.500 tấn, thực phẩm chế biến tăng 14,5% và đạt 19.760 tấn.
Giải thích cho cổ đông về việc đặt mục tiêu doanh thu cao, lãnh đạo công ty cho rằng, doanh nghiệp đang cố gắng giành thị phần ở thị trường thịt tươi sống và kỳ vọng trong vòng vài năm tới sẽ nâng mức thị phần lên 45% nên mới đặt kế hoạch cao như trên. Còn với việc doanh thu cao mà lợi nhuận tăng chậm là vì khi chuyển sang công ty cổ phần, rất nhiều loại chi phí tăng lên, mỗi một năm chi phí đưa vào như thuê đất, tiền lương, bảo hiểm xã hội… lên tới cả trăm tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cổ đông cũng thông qua chủ trương di dời dự án đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm với tổng mức đầu tư là 1.587,2 tỷ đồng. Vào quý III năm nay, công ty cũng sẽ tung ra thị trường sản phẩm thịt heo không kháng sinh và có truy xuất nguồn gốc với số lượng 10.000 con đang được nuôi ở trang trại Đồng Nai và Ninh Thuận. Toàn bộ số thịt heo này sẽ được bán ở thị trường miền Nam
Năm 2016, tổng doanh thu Vissan là 3.684 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 148,2 tỷ, vượt 19% kế hoạch.
Vissan thực hiện đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 7/3/2016 với giá bình quân đạt 80.053 đồng một cổ phần, gấp 4,7 lần giá khởi điểm. Ngày 21/10/3016, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UpCoM. Cơ cấu cổ đông công ty bao gồm: Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) chiếm 67,76%, Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO) giữ 24,94%, 7,3% còn lại thuộc về cổ đông tổ chức và cá nhân khác.
Thay ông Mười tại Hội đồng quản trị sẽ là ông Huỳnh Quang Giàu (đại diện cổ đông Satra), trong khi ông Lê Quang Liêm, Phạm Hoàng Sơn sẽ là những thành viên mới của Ban Kiểm soát.
Trao đổi với VnExpress khi chính thức rời cương vị từ hôm nay, ông Mười cho biết mình đã đến tuổi nghỉ hưu và cũng đã xin nghỉ mấy năm nay. Sau khi được miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, ông cũng sẽ không còn giữ chức Tổng giám đốc công ty. Hiện vợ và con ông đang ở nước ngoài, nên sau khi nghỉ hưu, ông sẽ đoàn tụ cùng gia đình.
Cũng tại đại hội, cổ đông đã thông qua chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị và thư ký mức lương 564 triệu đồng một năm (bình quân mỗi người nhận 9,4 triệu đồng một tháng), thành viên Ban Kiểm soát 144 triệu đồng một năm (mỗi người nhận 6 triệu đồng một tháng). Riêng Trưởng ban kiểm soát được hưởng mức lương 55 triệu đồng một tháng, cao gấp 5,8 lần Hội đồng quản trị và gấp 9 lần so với thành viên ban kiểm soát. Ngoài ra, nếu hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra, người quản lý còn được thưởng thêm 1,5 tháng lương bình quân thực hiện năm 2017.
Năm nay, ban lãnh đạo Vissan cũng đề nghị chia cổ tức ở mức 7%, tức 700 đồng một cổ phiếu; đặt kế hoạch lợi nhuận khá cao với doanh thu 4.545 tỷ đồng và 156 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt tăng 23% và 5% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, công ty kỳ vọng sản lượng heo vượt 35% so với cùng kỳ, đạt 28.500 tấn, thực phẩm chế biến tăng 14,5% và đạt 19.760 tấn.
Giải thích cho cổ đông về việc đặt mục tiêu doanh thu cao, lãnh đạo công ty cho rằng, doanh nghiệp đang cố gắng giành thị phần ở thị trường thịt tươi sống và kỳ vọng trong vòng vài năm tới sẽ nâng mức thị phần lên 45% nên mới đặt kế hoạch cao như trên. Còn với việc doanh thu cao mà lợi nhuận tăng chậm là vì khi chuyển sang công ty cổ phần, rất nhiều loại chi phí tăng lên, mỗi một năm chi phí đưa vào như thuê đất, tiền lương, bảo hiểm xã hội… lên tới cả trăm tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cổ đông cũng thông qua chủ trương di dời dự án đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm với tổng mức đầu tư là 1.587,2 tỷ đồng. Vào quý III năm nay, công ty cũng sẽ tung ra thị trường sản phẩm thịt heo không kháng sinh và có truy xuất nguồn gốc với số lượng 10.000 con đang được nuôi ở trang trại Đồng Nai và Ninh Thuận. Toàn bộ số thịt heo này sẽ được bán ở thị trường miền Nam
Năm 2016, tổng doanh thu Vissan là 3.684 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 148,2 tỷ, vượt 19% kế hoạch.
Vissan thực hiện đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 7/3/2016 với giá bình quân đạt 80.053 đồng một cổ phần, gấp 4,7 lần giá khởi điểm. Ngày 21/10/3016, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UpCoM. Cơ cấu cổ đông công ty bao gồm: Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) chiếm 67,76%, Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO) giữ 24,94%, 7,3% còn lại thuộc về cổ đông tổ chức và cá nhân khác.
Tác giả bài viết: Thi Hà
Nguồn tin: