‘Họp hành làm gì, trảm ông… Hiền là xong!’
- 08:36 04-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu nói trước đây bầu Đức từng dùng để nói về ông Mùi thì nay được nhiều người dùng nó để “diễu” ông Hiền.
Một ngày sau khi trợ lý Phan Việt Thái để lọt tình huống Châu Ngọc Quang (HA Gia Lai) việt vị nặng và ghi bàn vào lưới Quảng Nam, nội bộ lãnh đạo VFF lại đấu nhau trên mặt báo.
Từ vòng 11 V-League, việc phân công trọng tài do Phó ban Dương Văn Hiền đảm nhận thay ông Mùi rồi qua ban thẩm định xem lại. Cũng vòng đấu “đổi mới” này, Quảng Nam thua oan trước HA Gia Lai tại phố núi. Thế là dư luận lại “diễu” bầu Đức từng nói câu “Họp hành làm gì, trảm ông Mùi là xong” và sửa thành “Họp hành làm gì, trảm ông… Hiền là xong”.
Dư luận vốn rất hiểu các mối quan hệ của những quan chức nên việc sửa lời chọc ngoáy đều có cơ sở. Tất nhiên việc xem ông Mùi không phân công và ông khác phân công thì đội khác “hưởng lợi” vốn là bệnh nghi kỵ và mất niềm tin của bóng đá Việt Nam đã ăn vào rất lâu rồi.
Trường hợp chiều 1-4 trên sân Pleiku thì chính trợ lý Phan Việt Thái sau đó đã nhận mình sai và xin lỗi đội Quảng Nam.
V-League hiếm khi có chuyện trọng tài nhận sai rồi xin lỗi rất chân thành bởi lâu nay “vua sân cỏ” thường im lặng và hầu hết cấp trên thường bao che cho sai phạm. Tuy nhiên, thái độ của trợ lý Việt Thái rất đáng trân trọng khi can đảm nhận sai và sẵn sàng chịu kỷ luật.
Trong cuộc họp báo, HLV Hoàng Văn Phúc chỉ trích trọng tài gặp vấn đề tư tưởng vì có góc nhìn tốt chứ không bị khuất tầm nhìn. Ông Lê Nguyên Hồng, Chủ tịch CLB Quảng Nam, thì gièm pha nặng nề hơn khi gọi lực lượng trọng tài được đào tạo ở trường mù lại đi bắt bóng đá.
Ông Hồng còn nói bóng gió nhắc vụ bầu Đức là người đầu tiên bồi dưỡng trọng tài bằng đôla liên quan “vụ án 200 USD” mà trọng tài Dương Mạnh Hùng từng gửi trả lại.
Ngay lập tức bầu Đức phản pháo thừa nhận ông từng gửi quà cho giám sát, trọng tài, bảo vệ,… sau trận HA Gia Lai sân nhà thua Long An 0-1 từ mùa giải 2003: “Tôi chẳng cần hối lộ trọng tài hay ai cả, đơn giản lúc đó là ngày 27 Tết, CLB muốn tặng quà thế thôi. Cũng không ai đời hối lộ trọng tài mà đội nhà lại thua. Hồi đó cơ quan chức năng có hỏi tôi về vấn đề này và tôi cũng nói sự thật rồi. Thú thật là tôi chẳng quan tâm nhiều đến đội đá V-League, chủ yếu lo cho mấy đứa nhỏ chơi SEA Games để lấy cúp vàng. Còn nếu Quảng Nam muốn thắng tôi cho thắng, chẳng có vấn đề gì đâu. Ông Hồng thua cay mũi nói bậy là không ổn…”.
Vụ việc trên rõ ràng vượt quá giới hạn của trọng tài sai vốn xảy ra như cơm bữa ở V-League. Tuy nhiên, nay thì việc đấy lại trở thành đôi co, chỉ trích và hạ nhục nhau của các quan chức vốn là người trong ngôi nhà VFF. Ông Lê Nguyên Hồng là ủy viên Ban Chấp hành VFF, bầu Đức là phó chủ tịch VFF. Mới đây lại đến lượt Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn cũng lên tiếng với báo giới nói rằng không có chuyện đá lại trận HA Gia Lai khi nghe ông Đức trả lời truyền thông việc “sẵn sàng cho đối thủ thắng hoặc đá lại”…
V-League hay bị nói là như cái chợ nhưng giờ đến các quan chức của VFF cũng bêu riếu nhau từ phiên chợ đấy thì ngôi nhà bóng đá Việt Nam là cái gì?
Từ vòng 11 V-League, việc phân công trọng tài do Phó ban Dương Văn Hiền đảm nhận thay ông Mùi rồi qua ban thẩm định xem lại. Cũng vòng đấu “đổi mới” này, Quảng Nam thua oan trước HA Gia Lai tại phố núi. Thế là dư luận lại “diễu” bầu Đức từng nói câu “Họp hành làm gì, trảm ông Mùi là xong” và sửa thành “Họp hành làm gì, trảm ông… Hiền là xong”.
Dư luận vốn rất hiểu các mối quan hệ của những quan chức nên việc sửa lời chọc ngoáy đều có cơ sở. Tất nhiên việc xem ông Mùi không phân công và ông khác phân công thì đội khác “hưởng lợi” vốn là bệnh nghi kỵ và mất niềm tin của bóng đá Việt Nam đã ăn vào rất lâu rồi.
Trường hợp chiều 1-4 trên sân Pleiku thì chính trợ lý Phan Việt Thái sau đó đã nhận mình sai và xin lỗi đội Quảng Nam.
V-League hiếm khi có chuyện trọng tài nhận sai rồi xin lỗi rất chân thành bởi lâu nay “vua sân cỏ” thường im lặng và hầu hết cấp trên thường bao che cho sai phạm. Tuy nhiên, thái độ của trợ lý Việt Thái rất đáng trân trọng khi can đảm nhận sai và sẵn sàng chịu kỷ luật.
Trong cuộc họp báo, HLV Hoàng Văn Phúc chỉ trích trọng tài gặp vấn đề tư tưởng vì có góc nhìn tốt chứ không bị khuất tầm nhìn. Ông Lê Nguyên Hồng, Chủ tịch CLB Quảng Nam, thì gièm pha nặng nề hơn khi gọi lực lượng trọng tài được đào tạo ở trường mù lại đi bắt bóng đá.
Ông Hồng còn nói bóng gió nhắc vụ bầu Đức là người đầu tiên bồi dưỡng trọng tài bằng đôla liên quan “vụ án 200 USD” mà trọng tài Dương Mạnh Hùng từng gửi trả lại.
Ngay lập tức bầu Đức phản pháo thừa nhận ông từng gửi quà cho giám sát, trọng tài, bảo vệ,… sau trận HA Gia Lai sân nhà thua Long An 0-1 từ mùa giải 2003: “Tôi chẳng cần hối lộ trọng tài hay ai cả, đơn giản lúc đó là ngày 27 Tết, CLB muốn tặng quà thế thôi. Cũng không ai đời hối lộ trọng tài mà đội nhà lại thua. Hồi đó cơ quan chức năng có hỏi tôi về vấn đề này và tôi cũng nói sự thật rồi. Thú thật là tôi chẳng quan tâm nhiều đến đội đá V-League, chủ yếu lo cho mấy đứa nhỏ chơi SEA Games để lấy cúp vàng. Còn nếu Quảng Nam muốn thắng tôi cho thắng, chẳng có vấn đề gì đâu. Ông Hồng thua cay mũi nói bậy là không ổn…”.
Vụ việc trên rõ ràng vượt quá giới hạn của trọng tài sai vốn xảy ra như cơm bữa ở V-League. Tuy nhiên, nay thì việc đấy lại trở thành đôi co, chỉ trích và hạ nhục nhau của các quan chức vốn là người trong ngôi nhà VFF. Ông Lê Nguyên Hồng là ủy viên Ban Chấp hành VFF, bầu Đức là phó chủ tịch VFF. Mới đây lại đến lượt Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn cũng lên tiếng với báo giới nói rằng không có chuyện đá lại trận HA Gia Lai khi nghe ông Đức trả lời truyền thông việc “sẵn sàng cho đối thủ thắng hoặc đá lại”…
V-League hay bị nói là như cái chợ nhưng giờ đến các quan chức của VFF cũng bêu riếu nhau từ phiên chợ đấy thì ngôi nhà bóng đá Việt Nam là cái gì?
FIFA sẽ dùng video phân tích và hỗ trợ trọng tài Không phải vô cớ mà vừa qua FIFA đã phối hợp cùng IFAB (Ủy ban Các LĐBĐ Quốc tế, nơi có quyền quyết định thay đổi luật bóng đá) thử nghiệm và xem xét công nghệ hỗ trợ video, gọi tắt VAR (video assistant referee). Công nghệ này (VAR) năm 2018 sẽ được áp dụng rộng rãi kể cả World Cup tại Nga. VAR có 13 nhiệm vụ, hầu hết tập trung trong vùng cấm, bóng qua vạch vôi cầu môn hay chưa (trong đó bao gồm cả công nghệ mắt diều hâu như trong quần vợt), bóng chạm tay cầu thủ nhà như thế nào, cầu thủ việt vị có liên quan đến bàn thua qua vị trí đứng của cầu thủ việt vị… VAR sẽ phân tích ngay tức khắc và tổ trọng tài sẽ theo đó quyết định, có thể thay đổi quyết định… |
Tác giả bài viết: T.PHƯỚC - C.TUẤN
Nguồn tin: