Bắt giữ nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm
- 14:24 03-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh liên tục phát hiện nhiều vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm.
Ngày 26.3 tại khu vực ấp Suối Mây, xã Thạnh Bắc, H.Tân Biên, Công an H.Tân Biên phối hợp với Công an xã Thạnh Bắc tiến hành kiểm tra hành chính xe ô tô mang BS Campuchia do Nguyễn Tấn Lộc (37 tuổi, ngụ xã Thạnh Bình, H.Tân Biên) điều khiển.
Quá trình kiểm tra, cơ quan công an phát hiện trên xe của Lộc cất giấu 350 cá thể chim vẹt (còn gọi là chim két) và 1 cá thể rắn hổ chúa (thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán vì mục đích thương mại). Bước đầu, Lộc khai nhận số tang vật trên được Lộc mua từ một người đàn ông Campuchia rồi mang về VN bán kiếm lời với giá 4 triệu đồng/con rắn hổ mang và 50.000 đồng/con két. Trên đường vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cơ quan công an bắt quả tang cùng toàn bộ tang vật.
Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Công an H.Tân Biên cho biết qua điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện này đã tiến hành tạm giữ hình sự Lộc để điều tra, làm rõ hành vi vận chuyển, mua bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm từ biên giới Campuchia về VN với số lượng lớn.
Trước đó, trưa 3.3 tại khu vực đường Cách Mạng Tháng 8, KP.2. P.4, TP.Tây Ninh, Công an TP.Tây Ninh kiểm tra, phát hiện ông Trương Văn Sáng (34 tuổi, ngụ xã Thành Long, H.Châu Thành) điều khiển xe mô tô chở 1 cá thể chim nghi là chim hồng hoàng có trọng lượng 2,5 kg đựng trong túi lưới, không có hồ sơ hợp pháp. Bước đầu, ông Sáng khai nhận, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người này điều khiển xe máy đến khu vực cửa khẩu Phước Tân (xã Thành Long) để mua chim về bán cho cửa hàng mua bán chim trên địa bàn H.Hòa Thành. Lúc này, có một người Campuchia mang con chim trên đến bán lại cho ông với giá 450.000 đồng. Mua được con chim “lạ”, ông Sáng cất giấu vào hầm xe máy (đã được thiết kế lại) và vận chuyển đến khu vực trên thì bị công an phát hiện.
Theo kết quả giám định của Viện Sinh học Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, cá thể trên là chim hồng hoàng (tên khoa học Buceros bicornis), có tên gọi khác là phượng hoàng đất. Loài này nằm trong phụ lục 1 danh mục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo thông tư 40/2013/TT-BNN-PTNT ngày 5.9.2013 và phụ lục số , Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Quá trình kiểm tra, cơ quan công an phát hiện trên xe của Lộc cất giấu 350 cá thể chim vẹt (còn gọi là chim két) và 1 cá thể rắn hổ chúa (thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán vì mục đích thương mại). Bước đầu, Lộc khai nhận số tang vật trên được Lộc mua từ một người đàn ông Campuchia rồi mang về VN bán kiếm lời với giá 4 triệu đồng/con rắn hổ mang và 50.000 đồng/con két. Trên đường vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cơ quan công an bắt quả tang cùng toàn bộ tang vật.
Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Công an H.Tân Biên cho biết qua điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện này đã tiến hành tạm giữ hình sự Lộc để điều tra, làm rõ hành vi vận chuyển, mua bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm từ biên giới Campuchia về VN với số lượng lớn.
Trước đó, trưa 3.3 tại khu vực đường Cách Mạng Tháng 8, KP.2. P.4, TP.Tây Ninh, Công an TP.Tây Ninh kiểm tra, phát hiện ông Trương Văn Sáng (34 tuổi, ngụ xã Thành Long, H.Châu Thành) điều khiển xe mô tô chở 1 cá thể chim nghi là chim hồng hoàng có trọng lượng 2,5 kg đựng trong túi lưới, không có hồ sơ hợp pháp. Bước đầu, ông Sáng khai nhận, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người này điều khiển xe máy đến khu vực cửa khẩu Phước Tân (xã Thành Long) để mua chim về bán cho cửa hàng mua bán chim trên địa bàn H.Hòa Thành. Lúc này, có một người Campuchia mang con chim trên đến bán lại cho ông với giá 450.000 đồng. Mua được con chim “lạ”, ông Sáng cất giấu vào hầm xe máy (đã được thiết kế lại) và vận chuyển đến khu vực trên thì bị công an phát hiện.
Theo kết quả giám định của Viện Sinh học Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, cá thể trên là chim hồng hoàng (tên khoa học Buceros bicornis), có tên gọi khác là phượng hoàng đất. Loài này nằm trong phụ lục 1 danh mục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo thông tư 40/2013/TT-BNN-PTNT ngày 5.9.2013 và phụ lục số , Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Giữa tháng 3.2017, TAND tỉnh Tây Ninh đã xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo và tuyên y án sơ thẩm 24 tháng tù giam đối với Nguyễn Thị Đi (59 tuổi, ngụ xã Tân Lập, H.Tân Biên) về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Trước đó, ngày 17.9.2016, tại khu vực chợ Tân Lập thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Lập, bị cáo Đi bị lực lượng chức năng bắt quả tang đang mua bán trái phép 5 cá thể cu li sống. Quá trình điều tra, Đi khai nhận, từ năm 2014 đến ngày bị bắt, bị cáo cũng đã mua bán trái phép tổng cộng 69 cá thể cu li đã được sấy khô, tổng khối lượng khoảng 8kg. Kết quả giám định của Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN) cho biết cu li là động vật rừng nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc nhóm 1B quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ–CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ. |
Tác giả bài viết: Giang Phương
Nguồn tin: