Từ 1.4, rút tiền quá 200 triệu đồng tại kho bạc phải đăng ký trước
- 19:40 02-04-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4, trong đó đáng chú ý là quy định đăng ký trước khi muốn rút tiền hơn 200 triệu đồng tại kho bạc hay quy định dán nhãn năng lượng cho xe 9 chỗ ngồi trở xuống từ 2018.
Theo Thông tư 13 của Bộ Tài chính quy định quản lý, thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà nước, từ ngày 1.4, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện giao dịch rút tiền mặt với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh từ 200 triệu đồng trở lên và 100 triệu đồng trở lên với cấp huyện, phải đăng ký với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách khi giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt từ 1 tỉ đồng trở lên trong một lần thanh toán, thì thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc cấp huyện mở tài khoản.
Còn từ ngày 15.4, Nghị định 19/2017 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng và phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng chính thức có hiệu lực với một số điểm mới về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng.
Cụ thể, mức lương thực hiện bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. Hệ số lương được quy định chi tiết tại Bảng lương ban hành kèm theo Nghị định; trong đó, phân thành ba loại A, B, C với 4 nhóm đối tượng, 10 bậc lương, hệ số cao nhất lên đến 6.65 và thấp nhất là 2.70.
Ngoài ra, Nghị định quy định các loại phụ cấp, trợ cấp đối với công nhân quốc phòng gồm: Thâm niên vượt khung; Khu vực phụ cấp đặc biệt; độc hại nguy hiểm; trách nhiệm công việc; công vụ; công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cũng từ ngày 15.4, Thông tư 19/2017 của Bộ Tài chính về quyết toán kinh phí ngân sách cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC) bắt đầu được áp dụng.
Thông tư nêu rõ, cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt VPHC có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng được hỗ trợ tối đa 500.000 đồng mỗi hồ sơ.
Còn từ ngày 25.4, Quyết định 04/2017 của Thủ tướng về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện có hiệu lực.
Nhóm phương tiện trong danh mục gồm: Xe môtô, xe gắn máy; Xe ôtô loại 9 chỗ trở xuống (hiện chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ôtô từ 7 chỗ trở xuống).
Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được thực hiện đối với xe môtô, xe gắn máy đến hết 31.12.2019; ôtô loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31.12.
Dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe môtô, xe gắn máy được thực hiện từ ngày 1.1.2020; ôtô loại 7 chỗ trở xuống và ôtô trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 1.1.2018.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách khi giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt từ 1 tỉ đồng trở lên trong một lần thanh toán, thì thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc cấp huyện mở tài khoản.
Còn từ ngày 15.4, Nghị định 19/2017 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng và phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng chính thức có hiệu lực với một số điểm mới về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng.
Cụ thể, mức lương thực hiện bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. Hệ số lương được quy định chi tiết tại Bảng lương ban hành kèm theo Nghị định; trong đó, phân thành ba loại A, B, C với 4 nhóm đối tượng, 10 bậc lương, hệ số cao nhất lên đến 6.65 và thấp nhất là 2.70.
Ngoài ra, Nghị định quy định các loại phụ cấp, trợ cấp đối với công nhân quốc phòng gồm: Thâm niên vượt khung; Khu vực phụ cấp đặc biệt; độc hại nguy hiểm; trách nhiệm công việc; công vụ; công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cũng từ ngày 15.4, Thông tư 19/2017 của Bộ Tài chính về quyết toán kinh phí ngân sách cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC) bắt đầu được áp dụng.
Thông tư nêu rõ, cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt VPHC có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng được hỗ trợ tối đa 500.000 đồng mỗi hồ sơ.
Còn từ ngày 25.4, Quyết định 04/2017 của Thủ tướng về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện có hiệu lực.
Nhóm phương tiện trong danh mục gồm: Xe môtô, xe gắn máy; Xe ôtô loại 9 chỗ trở xuống (hiện chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ôtô từ 7 chỗ trở xuống).
Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được thực hiện đối với xe môtô, xe gắn máy đến hết 31.12.2019; ôtô loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31.12.
Dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe môtô, xe gắn máy được thực hiện từ ngày 1.1.2020; ôtô loại 7 chỗ trở xuống và ôtô trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 1.1.2018.
Tác giả bài viết: KHÁNH HOÀ
Nguồn tin: