Dự định tương lai của người mẹ sinh con từ tinh trùng chồng quá cố
- 08:07 31-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngôi nhà nhỏ vang tiếng trẻ thơ là động lực vô hình giúp chị Hoàng Thị Kim Dung (36 tuổi, Nghệ An) vượt qua mỏi mệt của cuộc sống thường nhật.
Từ ngăn cản đến cảm ơn
Đến bây giờ nhắc lại người phụ nữ xứ Nghệ vẫn không thể giải thích rõ ràng vì sao mình lại có quyết định chắc chắn và nhanh chóng trong hoàn cảnh đau thương như vậy. Có lẽ, nguyên nhân phần nhiều vì tình yêu với người chồng quá lớn, ước nguyện sánh bước cùng nhau nhưng lại đứt gánh giữa đường.
Chồng chị Dung ra đi đột ngột, với mọi người trong gia đình đó mãi là một cú sốc lớn, một vết thương khó lành. Mải lo hậu sự nên không nhiều người quan tâm đến ý định của chị, sau khi biết mọi người đều ngăn cản. Đơn giản, tất cả đều nghĩ chị sẽ vất vả khi sinh thêm con. Bạn bè thì cho rằng, một đứa trẻ mất cha đã quá đủ, có thêm những đứa trẻ chịu cảnh đó chỉ đau buồn hơn.
Ngày ấy, chị Dung chắt chiu, dành dụm tiền, nhờ vả họ hàng hai bên, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, thậm chí vay mượn của mọi người. Bản thân chị cũng bỏ rất nhiều thời gian để qua lại bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe, kích trứng...
Với chị năm đó là thời gian đặc biệt, bụng mang dạ chửa nhưng chị vẫn hoàn thành tốt công việc ở trường. Thậm chí, chị còn tham gia nhiều hoạt động, hội thảo, ngoại khóa… Vất vả nhưng chị cũng sinh hạ thành công 2 con bụ bẫm, 1 bé nặng 2,9 kg, bé còn lại 2,4 kg.
Ngày hôm nay, nhìn hai bé khỏe mạnh, kháu khỉnh là câu trả lời rõ ràng nhất. Gia đình bên nội từ ngăn cản giờ đây không nói nhưng tất cả thầm cảm ơn con dâu.
Với nhiều người phụ nữ có lẽ việc phải làm mẹ, làm cha của 3 đứa trẻ gánh nặng nhiều hơn hạnh phúc. Còn chị Dung lại cho chúng tôi cảm giác ngược lại, giọng nói nhỏ nhẹ, mỏng manh nhưng toát lên một khí chất mạnh mẽ. Đặc biệt, chị tự tin mình đủ tình yêu, đủ sức nuôi nấng những đứa con thơ khôn lớn.
Chị bảo: “Thực ra, trước đây, ngay cả khi anh còn sống thì thời gian chúng tôi sống chung cũng rất ít, dường như chỉ liên lạc qua điện thoại, internet vì công việc cả hai đều rất bận, đi học rồi công tác thường xuyên. Trong suy nghĩ từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng anh ấy đã rời xa vĩnh viễn, tôi luôn nghĩ anh vẫn ở đây, theo dõi, ủng hộ 4 mẹ con, với tôi, thế là đủ”.
Không có ý định đi thêm bước nữa
Những ngày đầu vất vả, bố mẹ hai bên thay chị chăm sóc. Giờ các bé đã lớn, tự xúc ăn được, ban ngày hai bé đều ở nhà trẻ. Công việc bận rộn, ông bà nội, ngoại thay phiên nhau chăm sóc các cháu.
Chị bảo, hai con đều rất giống bố nhiều điểm, cả tính cách và ngoại hình. Bé Đức vừa có nét giống bố, vừa có nét giống mẹ, còn bé Hải thì giống bố và bên nội nhiều hơn. Vì còn bé, nên Đức và Hải chưa ý thức được sự thiếu vắng hình bóng người cha.
Theo bà nội kể thì các bé giống cả nếp ăn nếp ngủ của bố hồi bé. Bản thân chị cảm nhận bé thứ nhất giống bố ở điểm không chơi với người lạ nhưng khi đã làm quen thì thân thiết và quấn không rời. Còn bé thứ hai giống bố ở điểm thể hiện tình cảm với mẹ, cứ hễ chị đi làm về là mặt hớn hở, chạy ra ôm.
Cũng như bao đứa trẻ khác, hai bé cũng rất hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Đặc biệt ở lớp hai bé rất nghịch. Mặc dù vậy, nhưng hai bé rất ít khi làm nũng mẹ khi về nhà.
Vừa làm cha, vừa làm mẹ nên chị Dung càng vất vả hơn. Hàng ngày, chị bận bịu lo công việc ở trường, nghiên cứu… Thời gian dành cho các con dường như chỉ có vào những ngày cuối tuần. Con gái cả An Bình (8 tuổi) đã cảm nhận được cuộc sống thiếu hình bóng cha, thương mẹ nên thường phụ ông bà trông em khi mẹ vắng nhà.
“Bây giờ về kinh tế thì tôi vẫn có thể lo được, cũng chỉ lo sau này các bé lớn sẽ vượt quá khả năng. Cuộc sống nhiều chông gai, nhưng tôi tin các con sẽ hiểu. Các con là động lực lớn để tôi có niềm tin nhìn thẳng, bước về phía trước”, chị Dung chia sẻ.
Nói về dự định tương lai, khi chúng tôi hỏi chị có ý định đi thêm bước nữa, chị cho biết: “Tôi không có ý định đó, bản thân mình nghĩ sẽ sống vì các con. Cố gắng chăm sóc, nuôi các con ăn học nên người. Bản thân luôn nghĩ khó có người đàn ông cảm thông và yêu thương các con tôi thật lòng. Hơn nữa, nói có thể mọi người thấy khó tin nhưng tôi luôn có cảm giác chồng vẫn luôn sát cánh cùng mình”.
Từ cuộc sống chỉ có hai mẹ con sau khi chồng mất, giờ gia đình nhỏ của chị đã có 4 người. Cuộc sống tuy vất vả hơn nhưng nụ cười luôn tràn ngập, gia đình hai bên luôn ủng hộ chị. Người mẹ trẻ luôn dặn mình phải bỏ lại nỗi buồn để chào đón tương lai.
Đến bây giờ nhắc lại người phụ nữ xứ Nghệ vẫn không thể giải thích rõ ràng vì sao mình lại có quyết định chắc chắn và nhanh chóng trong hoàn cảnh đau thương như vậy. Có lẽ, nguyên nhân phần nhiều vì tình yêu với người chồng quá lớn, ước nguyện sánh bước cùng nhau nhưng lại đứt gánh giữa đường.
Chồng chị Dung ra đi đột ngột, với mọi người trong gia đình đó mãi là một cú sốc lớn, một vết thương khó lành. Mải lo hậu sự nên không nhiều người quan tâm đến ý định của chị, sau khi biết mọi người đều ngăn cản. Đơn giản, tất cả đều nghĩ chị sẽ vất vả khi sinh thêm con. Bạn bè thì cho rằng, một đứa trẻ mất cha đã quá đủ, có thêm những đứa trẻ chịu cảnh đó chỉ đau buồn hơn.
Ngày ấy, chị Dung chắt chiu, dành dụm tiền, nhờ vả họ hàng hai bên, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, thậm chí vay mượn của mọi người. Bản thân chị cũng bỏ rất nhiều thời gian để qua lại bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe, kích trứng...
Với chị năm đó là thời gian đặc biệt, bụng mang dạ chửa nhưng chị vẫn hoàn thành tốt công việc ở trường. Thậm chí, chị còn tham gia nhiều hoạt động, hội thảo, ngoại khóa… Vất vả nhưng chị cũng sinh hạ thành công 2 con bụ bẫm, 1 bé nặng 2,9 kg, bé còn lại 2,4 kg.
Ngày hôm nay, nhìn hai bé khỏe mạnh, kháu khỉnh là câu trả lời rõ ràng nhất. Gia đình bên nội từ ngăn cản giờ đây không nói nhưng tất cả thầm cảm ơn con dâu.
Với nhiều người phụ nữ có lẽ việc phải làm mẹ, làm cha của 3 đứa trẻ gánh nặng nhiều hơn hạnh phúc. Còn chị Dung lại cho chúng tôi cảm giác ngược lại, giọng nói nhỏ nhẹ, mỏng manh nhưng toát lên một khí chất mạnh mẽ. Đặc biệt, chị tự tin mình đủ tình yêu, đủ sức nuôi nấng những đứa con thơ khôn lớn.
Chị bảo: “Thực ra, trước đây, ngay cả khi anh còn sống thì thời gian chúng tôi sống chung cũng rất ít, dường như chỉ liên lạc qua điện thoại, internet vì công việc cả hai đều rất bận, đi học rồi công tác thường xuyên. Trong suy nghĩ từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng anh ấy đã rời xa vĩnh viễn, tôi luôn nghĩ anh vẫn ở đây, theo dõi, ủng hộ 4 mẹ con, với tôi, thế là đủ”.
Không có ý định đi thêm bước nữa
Những ngày đầu vất vả, bố mẹ hai bên thay chị chăm sóc. Giờ các bé đã lớn, tự xúc ăn được, ban ngày hai bé đều ở nhà trẻ. Công việc bận rộn, ông bà nội, ngoại thay phiên nhau chăm sóc các cháu.
Chị bảo, hai con đều rất giống bố nhiều điểm, cả tính cách và ngoại hình. Bé Đức vừa có nét giống bố, vừa có nét giống mẹ, còn bé Hải thì giống bố và bên nội nhiều hơn. Vì còn bé, nên Đức và Hải chưa ý thức được sự thiếu vắng hình bóng người cha.
Theo bà nội kể thì các bé giống cả nếp ăn nếp ngủ của bố hồi bé. Bản thân chị cảm nhận bé thứ nhất giống bố ở điểm không chơi với người lạ nhưng khi đã làm quen thì thân thiết và quấn không rời. Còn bé thứ hai giống bố ở điểm thể hiện tình cảm với mẹ, cứ hễ chị đi làm về là mặt hớn hở, chạy ra ôm.
Cũng như bao đứa trẻ khác, hai bé cũng rất hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Đặc biệt ở lớp hai bé rất nghịch. Mặc dù vậy, nhưng hai bé rất ít khi làm nũng mẹ khi về nhà.
Vừa làm cha, vừa làm mẹ nên chị Dung càng vất vả hơn. Hàng ngày, chị bận bịu lo công việc ở trường, nghiên cứu… Thời gian dành cho các con dường như chỉ có vào những ngày cuối tuần. Con gái cả An Bình (8 tuổi) đã cảm nhận được cuộc sống thiếu hình bóng cha, thương mẹ nên thường phụ ông bà trông em khi mẹ vắng nhà.
“Bây giờ về kinh tế thì tôi vẫn có thể lo được, cũng chỉ lo sau này các bé lớn sẽ vượt quá khả năng. Cuộc sống nhiều chông gai, nhưng tôi tin các con sẽ hiểu. Các con là động lực lớn để tôi có niềm tin nhìn thẳng, bước về phía trước”, chị Dung chia sẻ.
Nói về dự định tương lai, khi chúng tôi hỏi chị có ý định đi thêm bước nữa, chị cho biết: “Tôi không có ý định đó, bản thân mình nghĩ sẽ sống vì các con. Cố gắng chăm sóc, nuôi các con ăn học nên người. Bản thân luôn nghĩ khó có người đàn ông cảm thông và yêu thương các con tôi thật lòng. Hơn nữa, nói có thể mọi người thấy khó tin nhưng tôi luôn có cảm giác chồng vẫn luôn sát cánh cùng mình”.
Từ cuộc sống chỉ có hai mẹ con sau khi chồng mất, giờ gia đình nhỏ của chị đã có 4 người. Cuộc sống tuy vất vả hơn nhưng nụ cười luôn tràn ngập, gia đình hai bên luôn ủng hộ chị. Người mẹ trẻ luôn dặn mình phải bỏ lại nỗi buồn để chào đón tương lai.
Tác giả bài viết: Ngọc Thi
Nguồn tin: