Chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp
- 06:32 31-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Học ngành nào, trường nào? Là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh và các em học sinh trước mỗi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Dưới đây là chia sẻ của 2 cán bộ quản lý giáo dục nhằm giúp các em chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp.
* Thầy Nguyễn Tu Tập - Hiệu trưởng Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): Quan trọng là các em được học ngành học, trường yêu thích
Cứ vào giờ chào cờ thứ Hai hằng tuần, nhà trường dành một thời gian để hướng nghiệp cho các em và giáo viên chính là người trực tiếp tư vấn dựa trên tài liệu định hướng nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT; đồng thời tham khảo từ thực tế nhu cầu lao động, về ngành nghề mà địa phương và xã hội đang cần.
Trước đây thương hiệu của nhà trường được đánh giá dựa trên tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học, nhưng bây giờ đã có những thay đổi theo định hướng khác. Điều quan trọng là các em thi được vào trường học, ngành học mà mình yêu thích, phù hợp với năng lực, sở trường của các em.
Trước đây thương hiệu của nhà trường được đánh giá dựa trên tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học, nhưng bây giờ đã có những thay đổi theo định hướng khác. Điều quan trọng là các em thi được vào trường học, ngành học mà mình yêu thích, phù hợp với năng lực, sở trường của các em.
Mục tiêu cuối cùng là sau khi học xong, các em ra trường có tỉ lệ việc làm cao nhất, phù hợp với bản thân, với những gì đã được trang bị từ trong nhà trường.
Trên tinh thần ấy, chúng tôi không chỉ tư vấn cho học sinh lớp 12, mà công việc này đã được triển khai đến các em khối 10, khối 11 để các em có định hướng trong học tập và nghề nghiệp sau này.
Ngoài ra, trong các buổi họp phụ huynh, chúng tôi cũng tư vấn, truyền thông để cha, mẹ các em hiểu và có nhận thức đúng đắn về việc chọn trường, chọn ngành của các con.
* Cô Nguyễn Thị Thu Cúc - Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TP Hồ Chí Minh): Phụ huynh không nên can thiệp quá sâu vào lựa chọn nghề nghiệp của con
Thực tế hiện nay, phụ huynh vẫn kỳ vọng vào con em mình phải đỗ vào một trường đại học nào đó. Xét ở góc độ nào đó thì sự kỳ vọng của phụ huynh là chính đáng và cũng là nguồn động lực giúp cho các em học tốt hơn, có ý chí phấn đấu hơn trong học tập.
Tuy nhiên, sự kỳ vọng này nếu không đi theo một hướng đúng đắn sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho các em. Chẳng hạn khi con mình không đạt được điểm để vào trường đại học như mong muốn nhưng phụ huynh cứ cố, thậm chí là "bắt ép" cho con phải vào một trường nào đó, miễn là trình độ đại học và không hề quan tâm xem ngành đó, trường đó có phù hợp với con mình hay không...
Với trường hợp này, tôi cho rằng phụ huynh đã can thiệp quá sâu, thậm chí là thô bạo đến định hướng nghề nghiệp của các con và điều đó là không nên.
Giả sử các em đồng ý nghe theo lời bố mẹ nhưng đó không phải là ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của các em thì các em sẽ học trong một tâm thế rất thụ động, không có "lửa”, thiếu trách nhiệm và điều này vô hình trung lại là “lợi bất cập hại”.
Mặt khác, nếu cứ phải học đại học nhưng thực tế ngành nghề đó xã hội không cần nhiều, khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và như vậy các em không có cơ hội để thể hiện được năng lực của mình.
Trong khi đó có rất nhiều trường cao đẳng hoặc là trường trung cấp nghề đang đào tạo nhiều ngành nghề mà thực sự xã hội cần và những ngành nghề đó không đòi hỏi phải đại học thì nhiều phụ huynh, học sinh lại làm ngơ.
Vì vậy, theo tôi, các bậc phụ huynh không nên “ép” con em mình vào đại học mà tùy theo năng lực, khả năng, năng khiếu của các em để có những định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.
Trên tinh thần ấy, chúng tôi không chỉ tư vấn cho học sinh lớp 12, mà công việc này đã được triển khai đến các em khối 10, khối 11 để các em có định hướng trong học tập và nghề nghiệp sau này.
Ngoài ra, trong các buổi họp phụ huynh, chúng tôi cũng tư vấn, truyền thông để cha, mẹ các em hiểu và có nhận thức đúng đắn về việc chọn trường, chọn ngành của các con.
* Cô Nguyễn Thị Thu Cúc - Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TP Hồ Chí Minh): Phụ huynh không nên can thiệp quá sâu vào lựa chọn nghề nghiệp của con
Thực tế hiện nay, phụ huynh vẫn kỳ vọng vào con em mình phải đỗ vào một trường đại học nào đó. Xét ở góc độ nào đó thì sự kỳ vọng của phụ huynh là chính đáng và cũng là nguồn động lực giúp cho các em học tốt hơn, có ý chí phấn đấu hơn trong học tập.
Tuy nhiên, sự kỳ vọng này nếu không đi theo một hướng đúng đắn sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho các em. Chẳng hạn khi con mình không đạt được điểm để vào trường đại học như mong muốn nhưng phụ huynh cứ cố, thậm chí là "bắt ép" cho con phải vào một trường nào đó, miễn là trình độ đại học và không hề quan tâm xem ngành đó, trường đó có phù hợp với con mình hay không...
Với trường hợp này, tôi cho rằng phụ huynh đã can thiệp quá sâu, thậm chí là thô bạo đến định hướng nghề nghiệp của các con và điều đó là không nên.
Giả sử các em đồng ý nghe theo lời bố mẹ nhưng đó không phải là ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của các em thì các em sẽ học trong một tâm thế rất thụ động, không có "lửa”, thiếu trách nhiệm và điều này vô hình trung lại là “lợi bất cập hại”.
Mặt khác, nếu cứ phải học đại học nhưng thực tế ngành nghề đó xã hội không cần nhiều, khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và như vậy các em không có cơ hội để thể hiện được năng lực của mình.
Trong khi đó có rất nhiều trường cao đẳng hoặc là trường trung cấp nghề đang đào tạo nhiều ngành nghề mà thực sự xã hội cần và những ngành nghề đó không đòi hỏi phải đại học thì nhiều phụ huynh, học sinh lại làm ngơ.
Vì vậy, theo tôi, các bậc phụ huynh không nên “ép” con em mình vào đại học mà tùy theo năng lực, khả năng, năng khiếu của các em để có những định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.
Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi, theo báo Giáo dục và Thời đại)