Câu chuyện buồn về đứa trẻ tự kỷ, cô độc trong sự ghẻ lạnh của chính bố mẹ đẻ
- 14:40 29-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người ta nói với nhau, bố mẹ như anh Khanh và chị Hiền sao mà ác quá, họ tìm cách bỏ rơi và xem đứa trẻ tự kỷ kia như chưa từng tồn tại trong cuộc sống của họ.
Bố mẹ nào cũng mong muốn sinh con ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Nhưng nhiều khi cuộc đời trớ trêu, chẳng ai nói trước điều gì. Có những đứa trẻ trời sinh ra đã phải chấp nhận một sự khiếm khuyết nào đó. Ai trong chúng ta đã từng đọc được những câu chuyện cảm động khi người cha già vẫn cần mẫn yêu thương, chăm sóc đứa con trai bị bệnh Down 20 năm không hề nản lòng. Rồi gia đình kia sẵn sàng đánh đổi tất cả cùng đồng hành với con gái tự kỷ chiến đấu chống bệnh tật, đi tìm tiếng nói trong 13 năm đằng đẵng. Nhưng, không phải câu chuyện nào cũng có cái kết đẹp như vậy.
Đó là câu chuyện buồn của bé Khánh, đứa con trai mắc chứng tự kỷ của anh Khanh và chị Hiền. Những người trong khu chung cư nhỏ ở Hà Đông thường lắc đầu mỗi khi kể về đứa trẻ này. Lúc gia đình họ dọn đến, hàng xóm có nhác thấy một đứa trẻ tầm sáu tuổi nhưng ở một khoảng thời gian dài cũng chẳng ai thấy đứa trẻ đó đi học hoặc chơi cùng lũ bạn trong chung cư.
Về sau từ một bà sát vách mới biết được đứa trẻ tên Khánh, đã 7 tuổi rồi và bị mắc chứng tự kỷ. Bố mẹ nó xấu hổ vì con đến tuổi nói không biết nói, đến tuổi chơi cũng chẳng chịu chơi. Chỉ suốt ngày giam mình trong phòng, cả bố mẹ cũng không thể đến gần nó để trò chuyện. Đến giờ ăn thằng nhỏ chỉ lẳng lặng ra ăn rồi lại trở vào phòng, có lúc nó ngồi miên man với những tờ giấy, có lúc lại nằm thừ ra, chả nói với ai câu gì cả ngày. Bố mẹ nó bị con trai lạnh lung lại thêm phần xấu hổ nên giấu chuyện, chẳng bao giờ nói gì với ai về thằng bé, cũng không đưa nó đi chạy chữa bao giờ.
Nhiều lần bà ta nghe được vợ chồng cãi nhau, anh Khanh trách chị Hiền mang thai không chịu chăm sóc bản thân mà sinh ra đứa trẻ tự kỷ. Chị Hiền cũng không vừa, chị đổ lỗi cho anh Khanh lúc con mới sinh cứ đi tối ngày, để mặc chị với con. Lúc con khóc chẳng có ai kịp dỗ nên mới như thế. Rồi chị lại đổ lỗi cho ông bà nội lúc gửi cháu về quê toàn cho cháu ăn uống linh tinh, cho cháu xem TV tối ngày… Ngày này qua ngày khác, bà hàng xóm nói chỉ nghe thấy họ đổ lỗi cho nhau, tuyệt nhiên không có 1 ai nói đến chuyện đưa con đi thăm khám hay tìm cách chữa trị thế nào. Đối với anh Khanh và chị Hiền, họ không còn tình cảm với đứa trẻ mà chỉ thấy nó là gánh nặng Cả hai cảm thấy cuộc sống gia đình nặng nề cùng với gánh nặng là đứa con tự kỷ.
Khoảng thời gian gần đây, hàng xóm chung cư không còn thấy chị Hiền nữa. Một mình anh Khanh vừa đi làm vừa chăm sóc đứa nhỏ. Sáng đi làm thì anh khóa cửa lại, mọi thứ đều để trước cửa phòng cho nó tự sinh tự diệt. Hóa ra, chị Hiền chán nản đứa con ấy mà bỏ nhà đi. Chị cũng chẳng tiếc thương gì đứa con không trao tình cảm cho mình. Chị còn trẻ, không muốn cả đời phải phí hoài tuổi xuân cho nó.
Vài tháng sau khi chị bỏ đi, anh Khanh cũng bán căn hộ của mình và dọn đi. Từ đó, hàng xóm không nhìn thấy gia đình anh chị nữa. Nhưng đôi lần, họ cũng kể lại chuyện, có người bảo sau khi dọn đi, anh Khanh cũng gửi đứa trẻ ấy cho bên nội chăm sóc còn mình thì đi tìm hạnh phúc khác. Hiện giờ, anh ta cũng có vợ và đứa con mới sinh.
Người ta nói với nhau, bố mẹ như anh Khanh và chị Hiền sao mà ác quá, họ tìm cách bỏ rơi và xem đứa trẻ kia như chưa từng tồn tại trong cuộc sống của họ. Họ rồi sẽ có những đứa con lành lặn khác và cũng sẽ hạnh phúc. Nhưng, đứa trẻ tự kỷ ấy rồi sẽ ra sao, ai sẽ lo lắng cho nó? Người ta chỉ hỏi nhưng chẳng ai trả lời được câu ấy và thật ra, họ cứ nói thôi, còn thật sự quan tâm, có bao nhiêu người?
Đó là câu chuyện buồn của bé Khánh, đứa con trai mắc chứng tự kỷ của anh Khanh và chị Hiền. Những người trong khu chung cư nhỏ ở Hà Đông thường lắc đầu mỗi khi kể về đứa trẻ này. Lúc gia đình họ dọn đến, hàng xóm có nhác thấy một đứa trẻ tầm sáu tuổi nhưng ở một khoảng thời gian dài cũng chẳng ai thấy đứa trẻ đó đi học hoặc chơi cùng lũ bạn trong chung cư.
Về sau từ một bà sát vách mới biết được đứa trẻ tên Khánh, đã 7 tuổi rồi và bị mắc chứng tự kỷ. Bố mẹ nó xấu hổ vì con đến tuổi nói không biết nói, đến tuổi chơi cũng chẳng chịu chơi. Chỉ suốt ngày giam mình trong phòng, cả bố mẹ cũng không thể đến gần nó để trò chuyện. Đến giờ ăn thằng nhỏ chỉ lẳng lặng ra ăn rồi lại trở vào phòng, có lúc nó ngồi miên man với những tờ giấy, có lúc lại nằm thừ ra, chả nói với ai câu gì cả ngày. Bố mẹ nó bị con trai lạnh lung lại thêm phần xấu hổ nên giấu chuyện, chẳng bao giờ nói gì với ai về thằng bé, cũng không đưa nó đi chạy chữa bao giờ.
Nhiều lần bà ta nghe được vợ chồng cãi nhau, anh Khanh trách chị Hiền mang thai không chịu chăm sóc bản thân mà sinh ra đứa trẻ tự kỷ. Chị Hiền cũng không vừa, chị đổ lỗi cho anh Khanh lúc con mới sinh cứ đi tối ngày, để mặc chị với con. Lúc con khóc chẳng có ai kịp dỗ nên mới như thế. Rồi chị lại đổ lỗi cho ông bà nội lúc gửi cháu về quê toàn cho cháu ăn uống linh tinh, cho cháu xem TV tối ngày… Ngày này qua ngày khác, bà hàng xóm nói chỉ nghe thấy họ đổ lỗi cho nhau, tuyệt nhiên không có 1 ai nói đến chuyện đưa con đi thăm khám hay tìm cách chữa trị thế nào. Đối với anh Khanh và chị Hiền, họ không còn tình cảm với đứa trẻ mà chỉ thấy nó là gánh nặng Cả hai cảm thấy cuộc sống gia đình nặng nề cùng với gánh nặng là đứa con tự kỷ.
Khoảng thời gian gần đây, hàng xóm chung cư không còn thấy chị Hiền nữa. Một mình anh Khanh vừa đi làm vừa chăm sóc đứa nhỏ. Sáng đi làm thì anh khóa cửa lại, mọi thứ đều để trước cửa phòng cho nó tự sinh tự diệt. Hóa ra, chị Hiền chán nản đứa con ấy mà bỏ nhà đi. Chị cũng chẳng tiếc thương gì đứa con không trao tình cảm cho mình. Chị còn trẻ, không muốn cả đời phải phí hoài tuổi xuân cho nó.
Vài tháng sau khi chị bỏ đi, anh Khanh cũng bán căn hộ của mình và dọn đi. Từ đó, hàng xóm không nhìn thấy gia đình anh chị nữa. Nhưng đôi lần, họ cũng kể lại chuyện, có người bảo sau khi dọn đi, anh Khanh cũng gửi đứa trẻ ấy cho bên nội chăm sóc còn mình thì đi tìm hạnh phúc khác. Hiện giờ, anh ta cũng có vợ và đứa con mới sinh.
Người ta nói với nhau, bố mẹ như anh Khanh và chị Hiền sao mà ác quá, họ tìm cách bỏ rơi và xem đứa trẻ kia như chưa từng tồn tại trong cuộc sống của họ. Họ rồi sẽ có những đứa con lành lặn khác và cũng sẽ hạnh phúc. Nhưng, đứa trẻ tự kỷ ấy rồi sẽ ra sao, ai sẽ lo lắng cho nó? Người ta chỉ hỏi nhưng chẳng ai trả lời được câu ấy và thật ra, họ cứ nói thôi, còn thật sự quan tâm, có bao nhiêu người?
Tác giả bài viết: Lam (ghi lại theo lời kể của nhân vật)
Nguồn tin: