Bí thư Hải Dương: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên nhưng vẫn đúng quy định
- 07:39 29-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bí thư Hải Dương cho rằng, thỉnh thoảng báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ về việc lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Nhưng tất cả chuyện này không có tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định.
Tại buổi giám sát về cải cách bộ máy hành chính tỉnh Hải Dương chiều nay, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Văn Tuyết thắc mắc vì sao "sếp nhiều hơn lính" tại một số sở như: NN&PTNT 15/11, Tài chính 31/29, Y tế 17/6, Tư pháp 22/3, KH&ĐT 30/11.
Ông cũng đề nghị tỉnh làm rõ số người làm việc trong các đơn vị công lập tăng do chuyển 279 trường mầm non và 12 trường THPT bán công sang công lập.
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi liên quan Sở LĐTB&XH lãnh đạo nhiều hơn công chức. Tỉnh sắp xếp, xử lý cán bộ lãnh đạo cấp phòng dôi dư như thế nào?
“Dự luận nêu một số địa phương có hiện tượng bổ nhiệm nhanh, tỉnh có tình trạng này không, nếu có xử lý như thế nào?”.
Ủy viên thường trực UB Pháp luật Ngô Trung Thành cho hay, cùng thể chế nhưng ở Quảng Ninh đơn vị nào nhiều lắm thì lãnh đạo 1, chuyên viên 1. Còn Hải Dương 2 lãnh đạo 1 chuyên viên.
"Đề nghị làm rõ liệu có phải do TƯ quy định như thế hay do khâu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành?”, ông Thành hỏi.
Ông Thành cũng nêu lại những trường hợp số lượng cấp phó nhiều, tỉnh nói thanh tra, kiểm tra thường xuyên liên tục, không có khiếu nại tố cáo.
“Các đồng chí đánh giá kỹ lại có thật sự như vậy không? Thanh tra, kiểm tra đã làm hết trách nhiệm chưa?”
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Tỏ cho biết, sau khi có kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ đối với Sở LĐTB&XH, đến nay cơ bản khắc phục xong.
“Hiện toàn tỉnh có 1,85 phó phòng/phòng. Còn cấp huyện theo nghị định 37 có 3 phó trên 1 phòng nhưng Hải Dương chỉ có 2,05 phó phòng/phòng. Sau khi rà soát, toàn tỉnh chỉ có 11 phòng vượt số lượng lãnh đạo cấp phòng".
Không sòng phẳng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định, ý kiến nói Hải Dương có tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức là "không sòng phẳng" và đề nghị báo chí thông tin sòng phẳng việc này.
Theo Bí thư Hải Dương, con số biên chế cấp sở tỉnh hiện có 108, còn lãnh đạo cấp phòng 527, số công chức và người lao động cộng cả vào là 544. Tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức như các đại biểu nêu là do chưa tính số người lao động hợp đồng.
Ông Hiển thông tin số phó phòng cấp sở của Hải Dương hiện chỉ có 1,85, phó phòng cấp huyện 2,05. Tỉ lệ này đều trong quy định cho phép của TƯ.
“Thỉnh thoảng báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ. Nhưng tất cả chuyện này không có tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định của TƯ”, Bí thư Hải Dương nhấn mạnh.
Lý giải vì sao cấp phó phòng của Hải Dương nhiều hơn Quảng Ninh như các đại biểu so sánh, ông Hiển cho hay: “Nhiều hơn chỉ có thể là do công chức được ưu ái bổ nhiệm lên làm lãnh đạo còn số phòng như nhau. Quảng Ninh thực hiện nhất thể hóa, các tỉnh khác xêm xêm như Hải Dương cả”.
Về việc đề bạt nhanh hay chậm, ông Hiển cũng khẳng định: “Sở LĐTB&XH mặc dù có thừa lãnh đạo cấp phòng nhưng không phải có động cơ gì hay do hết nhiệm kỳ, việc bổ nhiệm đã suốt 5 năm”.
Tỉnh nào xin khéo thì được nhiều biên chế
Về tổ chức bộ máy, ông Hiển cũng khẳng định Hải Dương làm đúng quy định. Thậm chí có những đơn vị TƯ đề nghị thành lập nhưng Hải Dương còn thành lập chậm nhất cả nước.
"Có lúc tôi bảo với Bộ thôi không thành lập, trên Bộ lại đánh giá thế này kia, cho rằng chấp hành không nghiêm. Tôi nói không hẳn thế, tại sao chúng ta đang làm tốt lại cứ thêm phòng này, chi cục kia”.
Ông cũng cho rằng việc quản lý bộ máy, cán bộ công chức hiện nay có nhiều bất cập, không thống nhất, không công bằng.
“Tôi không dám nói Bộ Nội vụ nhưng thực tế trước đây xin biên chế không phải qua Bộ trưởng quyết mà qua vụ quyết. Tỉnh nào xin khéo là được nhiều biên chế”, Bí thư Hải Dương kể.
Ông cho rằng việc giảm biên chế theo nghị quyết 39 về ý chí, quyết tâm chính trị giảm 10% đã rõ nhưng phải sòng phẳng. Cụ thể tỉnh nhiều có thể giảm 30% nhưng tỉnh ít biên chế giảm 5-8% mới công bằng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giải thích về việc tại sao Hải Dương tăng viên chức ngành giáo dục nhiều, ông Hiển chia sẻ: “Trong thâm tâm tôi không muốn chuyển một số trường từ bán công sang công lập nhưng không chuyển Hải Dương thiệt. Tất các tỉnh đều chuyển hết. Cứ chuyển từ bán công sang công lập là được Chính phủ cấp tiền. Nếu không chuyển, người lao động nói Hải Dương không quan tâm đến họ, người ta oán”.
Đề nghị cho phép tỉnh được quyết số sở
Ông Hiển đề nghị cần có quy định rõ ràng nhưng không cứng nhắc. Biên chế phải quản nhưng cũng lưu ý tình trạng “đời ông lãnh đạo này thích thì cho lên nhưng lãnh đạo sau thì chết”. Vì đưa vào đã khó nhưng đưa ra lại vô cùng khó.
Bí thư Hải Dương cũng đề nghị giao địa phương được phép thành lập bao nhiêu sở, sở làm gì, ghép sở nào do tỉnh chứ đừng tư duy “trên có bộ nào dưới có sở ấy”. Điều này khiến cho địa phương bí, không sáng tạo, năng động được.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị quy định ít nhất mỗi phòng 5 công chức. Vì để như hiện nay như khối đảng, đoàn thể thì tất cả gần như lãnh đạo hết.
“Đã đến lúc chúng ta thực sự đổi mới, phân cấp mạnh mẽ để có sự năng động, sáng tạo địa phương. Quản chi tiết như vừa rồi rất khó. Tổ chức bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới chưa chắc đã tốt”, ông Hiển nói.
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đồng tình với lý giải của Bí thư Hải Dương nếu tách số lượng lao động hợp đồng ra khỏi số công chức sẽ khiến cho nhiều người hiểu nhầm số lượng lãnh đạo cấp phòng nhiều hơn công chức theo tỷ lệ 2/1.
“Phải quy định bao nhiêu lính mới được 1 phó phòng kiểu chiến đấu bao nhiêu lính mới được một tướng, toàn tướng cả lãnh đạo ai?”, ông Định nhấn mạnh.
Ông cũng đồng tình việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng của Hải Dương trong 5 năm qua là không tăng cấp phó phòng, trưởng phòng mà "đều làm theo TƯ".
Ông cũng đề nghị tỉnh làm rõ số người làm việc trong các đơn vị công lập tăng do chuyển 279 trường mầm non và 12 trường THPT bán công sang công lập.
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi liên quan Sở LĐTB&XH lãnh đạo nhiều hơn công chức. Tỉnh sắp xếp, xử lý cán bộ lãnh đạo cấp phòng dôi dư như thế nào?
“Dự luận nêu một số địa phương có hiện tượng bổ nhiệm nhanh, tỉnh có tình trạng này không, nếu có xử lý như thế nào?”.
Ủy viên thường trực UB Pháp luật Ngô Trung Thành cho hay, cùng thể chế nhưng ở Quảng Ninh đơn vị nào nhiều lắm thì lãnh đạo 1, chuyên viên 1. Còn Hải Dương 2 lãnh đạo 1 chuyên viên.
"Đề nghị làm rõ liệu có phải do TƯ quy định như thế hay do khâu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành?”, ông Thành hỏi.
Ông Thành cũng nêu lại những trường hợp số lượng cấp phó nhiều, tỉnh nói thanh tra, kiểm tra thường xuyên liên tục, không có khiếu nại tố cáo.
“Các đồng chí đánh giá kỹ lại có thật sự như vậy không? Thanh tra, kiểm tra đã làm hết trách nhiệm chưa?”
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Tỏ cho biết, sau khi có kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ đối với Sở LĐTB&XH, đến nay cơ bản khắc phục xong.
“Hiện toàn tỉnh có 1,85 phó phòng/phòng. Còn cấp huyện theo nghị định 37 có 3 phó trên 1 phòng nhưng Hải Dương chỉ có 2,05 phó phòng/phòng. Sau khi rà soát, toàn tỉnh chỉ có 11 phòng vượt số lượng lãnh đạo cấp phòng".
Không sòng phẳng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định, ý kiến nói Hải Dương có tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức là "không sòng phẳng" và đề nghị báo chí thông tin sòng phẳng việc này.
Theo Bí thư Hải Dương, con số biên chế cấp sở tỉnh hiện có 108, còn lãnh đạo cấp phòng 527, số công chức và người lao động cộng cả vào là 544. Tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức như các đại biểu nêu là do chưa tính số người lao động hợp đồng.
Ông Hiển thông tin số phó phòng cấp sở của Hải Dương hiện chỉ có 1,85, phó phòng cấp huyện 2,05. Tỉ lệ này đều trong quy định cho phép của TƯ.
“Thỉnh thoảng báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ. Nhưng tất cả chuyện này không có tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định của TƯ”, Bí thư Hải Dương nhấn mạnh.
Lý giải vì sao cấp phó phòng của Hải Dương nhiều hơn Quảng Ninh như các đại biểu so sánh, ông Hiển cho hay: “Nhiều hơn chỉ có thể là do công chức được ưu ái bổ nhiệm lên làm lãnh đạo còn số phòng như nhau. Quảng Ninh thực hiện nhất thể hóa, các tỉnh khác xêm xêm như Hải Dương cả”.
Về việc đề bạt nhanh hay chậm, ông Hiển cũng khẳng định: “Sở LĐTB&XH mặc dù có thừa lãnh đạo cấp phòng nhưng không phải có động cơ gì hay do hết nhiệm kỳ, việc bổ nhiệm đã suốt 5 năm”.
Tỉnh nào xin khéo thì được nhiều biên chế
Về tổ chức bộ máy, ông Hiển cũng khẳng định Hải Dương làm đúng quy định. Thậm chí có những đơn vị TƯ đề nghị thành lập nhưng Hải Dương còn thành lập chậm nhất cả nước.
"Có lúc tôi bảo với Bộ thôi không thành lập, trên Bộ lại đánh giá thế này kia, cho rằng chấp hành không nghiêm. Tôi nói không hẳn thế, tại sao chúng ta đang làm tốt lại cứ thêm phòng này, chi cục kia”.
Ông cũng cho rằng việc quản lý bộ máy, cán bộ công chức hiện nay có nhiều bất cập, không thống nhất, không công bằng.
“Tôi không dám nói Bộ Nội vụ nhưng thực tế trước đây xin biên chế không phải qua Bộ trưởng quyết mà qua vụ quyết. Tỉnh nào xin khéo là được nhiều biên chế”, Bí thư Hải Dương kể.
Ông cho rằng việc giảm biên chế theo nghị quyết 39 về ý chí, quyết tâm chính trị giảm 10% đã rõ nhưng phải sòng phẳng. Cụ thể tỉnh nhiều có thể giảm 30% nhưng tỉnh ít biên chế giảm 5-8% mới công bằng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giải thích về việc tại sao Hải Dương tăng viên chức ngành giáo dục nhiều, ông Hiển chia sẻ: “Trong thâm tâm tôi không muốn chuyển một số trường từ bán công sang công lập nhưng không chuyển Hải Dương thiệt. Tất các tỉnh đều chuyển hết. Cứ chuyển từ bán công sang công lập là được Chính phủ cấp tiền. Nếu không chuyển, người lao động nói Hải Dương không quan tâm đến họ, người ta oán”.
Đề nghị cho phép tỉnh được quyết số sở
Ông Hiển đề nghị cần có quy định rõ ràng nhưng không cứng nhắc. Biên chế phải quản nhưng cũng lưu ý tình trạng “đời ông lãnh đạo này thích thì cho lên nhưng lãnh đạo sau thì chết”. Vì đưa vào đã khó nhưng đưa ra lại vô cùng khó.
Bí thư Hải Dương cũng đề nghị giao địa phương được phép thành lập bao nhiêu sở, sở làm gì, ghép sở nào do tỉnh chứ đừng tư duy “trên có bộ nào dưới có sở ấy”. Điều này khiến cho địa phương bí, không sáng tạo, năng động được.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị quy định ít nhất mỗi phòng 5 công chức. Vì để như hiện nay như khối đảng, đoàn thể thì tất cả gần như lãnh đạo hết.
“Đã đến lúc chúng ta thực sự đổi mới, phân cấp mạnh mẽ để có sự năng động, sáng tạo địa phương. Quản chi tiết như vừa rồi rất khó. Tổ chức bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới chưa chắc đã tốt”, ông Hiển nói.
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đồng tình với lý giải của Bí thư Hải Dương nếu tách số lượng lao động hợp đồng ra khỏi số công chức sẽ khiến cho nhiều người hiểu nhầm số lượng lãnh đạo cấp phòng nhiều hơn công chức theo tỷ lệ 2/1.
“Phải quy định bao nhiêu lính mới được 1 phó phòng kiểu chiến đấu bao nhiêu lính mới được một tướng, toàn tướng cả lãnh đạo ai?”, ông Định nhấn mạnh.
Ông cũng đồng tình việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng của Hải Dương trong 5 năm qua là không tăng cấp phó phòng, trưởng phòng mà "đều làm theo TƯ".
Tác giả bài viết: Thu Hằng
Nguồn tin: