Phụ nữ nên nhớ làm vợ chứ đừng trở thành ‘bảo mẫu’ của chồng
- 09:25 28-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đàn ông ai cũng muốn được vợ chăm sóc, thương yêu nhưng không có nghĩa bạn phải chiều chuộng, làm đủ mọi việc và trở thành “bảo mẫu” của chồng.
Nguyễn Thu Trang (29 tuổi, Hà Nội) luôn được bạn bè của chồng nhận xét là người chu đáo, cẩn thận, chăm chồng từng miếng ăn, giấc ngủ. Quả thực, cuộc sống gia đình Trang chu toàn, đâu ra đấy. Sáng dậy, chị pha sẵn cho chồng một cốc sữa nóng, quần áo được lấy sẵn, là phẳng phiu để chồng đi làm. Thậm chí cơm ba bữa mỗi ngày chị cũng phải đổi theo sở thích của chồng. Chị coi chồng như một đứa trẻ luôn có vợ bên cạnh vỗ về, hỏi han.
Sau ngày cưới, Trang gần như cắt đứt quan hệ với bạn bè, bởi Trang muốn toàn tâm toàn ý vì chồng. Trang luôn túc trực nấu nướng đợi chồng về ăn cơm. Chồng báo có khách là chị vội vàng đi mua đồ nhậu, thức đến đêm để phục vụ, miễn sao để chồng chị hài lòng.
Thế nên, mọi việc trong nhà từ A đến Z đều một tay chị làm, chỉ cần những điều chồng thích, chị sẵn sàng phục vụ. Lâu dần chồng chị cũng chẳng còn ý thức làm việc nhà, mặc cho vợ đi làm về muộn vẫn phải lo cơm nước, lúi húi dọn dẹp đến muộn mới được đi ngủ.
Cho đến khi Trang có bầu, nghén nằm một chỗ, cũng là lúc chồng chị phải làm việc. Nhưng anh động vào thứ gì là hỏng thứ ấy, làm không ra hồn, anh sinh ra cau có, khó chịu. Đến lúc này, Trang mới nhận ra mình đã chiều chồng quá, coi chồng như một “đứa trẻ” nên khi bầu bí Trang vẫn phải lo lắng nhiều thứ.
Cũng giống như chị Trang, chị Thu Thúy (32 tuổi, Nam Định) vì chiều chồng quá khiến chồng chị sinh ra lười biếng, ham chơi. Dù đã có 2 mặt con nhưng chị vẫn luôn coi chồng như một đứa trẻ. Đi làm về, chị vội vã đón con, đi chợ, nấu cơm... Chồng chị chỉ mỗi việc bưng bát cơm lên ăn và nhận xét những món vợ nấu, sau đó ngồi xem phim. Đến khi chị đổ bệnh, chồng chị không biết cho con ăn gì, con học ở trường nào, gia đình thiếu thốn những gì.
Vì thế, các bà vợ người vợ đừng biến mình trở thành "bảo mẫu" của chồng, chăm sóc chồng từng ly từng tí... Hãy khôn khéo trong cách cư xử với chồng để chồng luôn cảm thấy hạnh phúc mà không sinh hư. Bạn nên yêu chiều ở mức độ vừa phải, để họ luôn nhớ đến những cử chỉ ngọt ngào, những câu nói yêu thương của vợ dành cho mình.
Người ta vẫn thường nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, là phụ nữ bạn cần biết cách thu vén cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng không vì thế mà chị em chỉ chăm chăm nghĩ đến việc làm thế nào để chiều chồng, quan tâm đến chồng mà quên mất bản thân mình. Làm như thế, chỉ khiến chồng ỷ lại, lười biếng, vô tâm với vợ và tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình trong gia đình.
Việc người phụ nữ biết cách chiều chồng cũng là một điều tốt, nhưng chỉ nên chiều chồng trong khuôn khổ. Đừng rập khuôn theo người khác, mà hãy khôn khéo biết “nêm” các "gia vị" sao cho vừa đủ. Thi thoảng hãy “rời xa” chồng một chút, để anh ấy có thể tự lập được mọi việc trong gia đình. Có như vậy chồng bạn mới có ý thức và trách nhiệm hơn trong gia đình của mình.
Sau ngày cưới, Trang gần như cắt đứt quan hệ với bạn bè, bởi Trang muốn toàn tâm toàn ý vì chồng. Trang luôn túc trực nấu nướng đợi chồng về ăn cơm. Chồng báo có khách là chị vội vàng đi mua đồ nhậu, thức đến đêm để phục vụ, miễn sao để chồng chị hài lòng.
Thế nên, mọi việc trong nhà từ A đến Z đều một tay chị làm, chỉ cần những điều chồng thích, chị sẵn sàng phục vụ. Lâu dần chồng chị cũng chẳng còn ý thức làm việc nhà, mặc cho vợ đi làm về muộn vẫn phải lo cơm nước, lúi húi dọn dẹp đến muộn mới được đi ngủ.
Cho đến khi Trang có bầu, nghén nằm một chỗ, cũng là lúc chồng chị phải làm việc. Nhưng anh động vào thứ gì là hỏng thứ ấy, làm không ra hồn, anh sinh ra cau có, khó chịu. Đến lúc này, Trang mới nhận ra mình đã chiều chồng quá, coi chồng như một “đứa trẻ” nên khi bầu bí Trang vẫn phải lo lắng nhiều thứ.
Cũng giống như chị Trang, chị Thu Thúy (32 tuổi, Nam Định) vì chiều chồng quá khiến chồng chị sinh ra lười biếng, ham chơi. Dù đã có 2 mặt con nhưng chị vẫn luôn coi chồng như một đứa trẻ. Đi làm về, chị vội vã đón con, đi chợ, nấu cơm... Chồng chị chỉ mỗi việc bưng bát cơm lên ăn và nhận xét những món vợ nấu, sau đó ngồi xem phim. Đến khi chị đổ bệnh, chồng chị không biết cho con ăn gì, con học ở trường nào, gia đình thiếu thốn những gì.
Vì thế, các bà vợ người vợ đừng biến mình trở thành "bảo mẫu" của chồng, chăm sóc chồng từng ly từng tí... Hãy khôn khéo trong cách cư xử với chồng để chồng luôn cảm thấy hạnh phúc mà không sinh hư. Bạn nên yêu chiều ở mức độ vừa phải, để họ luôn nhớ đến những cử chỉ ngọt ngào, những câu nói yêu thương của vợ dành cho mình.
Người ta vẫn thường nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, là phụ nữ bạn cần biết cách thu vén cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng không vì thế mà chị em chỉ chăm chăm nghĩ đến việc làm thế nào để chiều chồng, quan tâm đến chồng mà quên mất bản thân mình. Làm như thế, chỉ khiến chồng ỷ lại, lười biếng, vô tâm với vợ và tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình trong gia đình.
Việc người phụ nữ biết cách chiều chồng cũng là một điều tốt, nhưng chỉ nên chiều chồng trong khuôn khổ. Đừng rập khuôn theo người khác, mà hãy khôn khéo biết “nêm” các "gia vị" sao cho vừa đủ. Thi thoảng hãy “rời xa” chồng một chút, để anh ấy có thể tự lập được mọi việc trong gia đình. Có như vậy chồng bạn mới có ý thức và trách nhiệm hơn trong gia đình của mình.
Tác giả bài viết: Phương Quỳnh
Nguồn tin: