Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bị tố tuyển "con, cháu" vào làm tại đơn vị
- 08:28 27-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xung quanh nội dung này, Thanh tra Bộ Giao Thông vận tải đã ban hành kết luận và chỉ ra nội dung tố cáo là có cơ sở.
Theo nguồn tin của Pháp luật Plus thì công dân có đơn tố cáo gửi đến Thanh tra Bộ Nội vụ; nội dung tố cáo việc làm sai trái của ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam về công tác tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ công chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Ngay sau đó, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã ban hành kết luận thanh tra kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý của Bộ Giao thông vận tải đối với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Đối với nội dung tố cáo số 1: Hiện tại cán bộ không qua thi tuyển được ông Hoàng Hồng Giang tuyển dụng qua hình thức bắt các đơn vị cấp dưới của Cục ký hợp đồng và trưng dụng lên Văn phòng Cục làm việc với 10 vị trí (toàn con cháu ông Cục trưởng), trong khi một số công chức của Cục không nằm trong ekip của ông Giang thì bị đẩy xuống Ban Quản lý dự án để công tác.
Đối với nội dung này, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chỉ rõ: Nội dung tố cáo là có cơ sở
Nguyên nhân được Thanh tra tra Bộ Giao thông vận tải chỉ ra là do nguyên Cục trưởng Cũ đã ký hợp đồng lao động đối với 11 trường hợp khi chưa phải là công chức làm việc tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là không đúng quy định.
Trách nhiệm để xảy ra sai sót thuộc ông Trần Văn Cừu - nguyên Cục trưởng và Trưởng phòng tổ chức cán bộ, và các cán bộ tham mưu.
Hiện Cục Đường thủy đã có các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 10 trường hợp, riêng trường hợp Nguyễn Thị Hải Yến đang nghỉ chế độ thai sản (1/6/2016 - 1/10/2016) nên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa chấm dứt hợp đồng.
Không những vậy, Kết luận Thanh tra cũng nêu rõ. Trách nhiệm để xảy ra sai sót thuộc người đứng đầu là ông Cục trưởng, ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; tập thể và các cá nhân khác có liên quan; Miễn xử lý hành chính đối với ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải cũng nêu ra hướng xử lý, yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nghiêm túc chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với tổ chức, cá nhân có sai sót trong công tác tuyển dụng cán bộ giai đoạn trước năm 2014; trưng dụng cán bộ năm 2016; Đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Hải Yến yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động tương tự như các trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
Sáng 27/3, Pháp luật Plus đã cố gắng liên hệ qua điện thoại với ông Hoàng Hồng Giang, nhưng không thể liên hệ vì máy bận liên tục.
Trước đó đăng tải trên báo Công an nhân dân, tháng 12/2016 Bộ GTVT đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định trong công tác bảo trì, nạo vét đường thuỷ nội địa tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (ĐTNĐVN) và một số đơn vị liên quan. Qua đó, hàng loạt sai sót liên quan đến việc xây dựng quy trình bảo trì công trình đường thuỷ nội địa đã được phát hiện.
Sai phạm của Cục ĐTNĐVN còn thể hiện ở việc đơn vị này có văn bản gửi các doanh nghiệp yêu cầu chấm dứt 4 hợp đồng dự án, thu hồi 11 dự án nạo vét tận thu chưa có hợp đồng, nhưng lại không có các tài liệu thể hiện nhà đầu tư Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hoàng Kim Việt đã chấm dứt hợp đồng dự án, đưa phương tiện, trang thiết bị ra khỏi khu vực công trường; không thực hiện nghiệm thu, bàn giao kết quả thực hiện dự án; không thực hiện yêu cầu ngân hàng xử lý đối với các Thư bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.
Ngay sau đó, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã ban hành kết luận thanh tra kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý của Bộ Giao thông vận tải đối với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Đối với nội dung tố cáo số 1: Hiện tại cán bộ không qua thi tuyển được ông Hoàng Hồng Giang tuyển dụng qua hình thức bắt các đơn vị cấp dưới của Cục ký hợp đồng và trưng dụng lên Văn phòng Cục làm việc với 10 vị trí (toàn con cháu ông Cục trưởng), trong khi một số công chức của Cục không nằm trong ekip của ông Giang thì bị đẩy xuống Ban Quản lý dự án để công tác.
Đối với nội dung này, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chỉ rõ: Nội dung tố cáo là có cơ sở
Nguyên nhân được Thanh tra tra Bộ Giao thông vận tải chỉ ra là do nguyên Cục trưởng Cũ đã ký hợp đồng lao động đối với 11 trường hợp khi chưa phải là công chức làm việc tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là không đúng quy định.
Trách nhiệm để xảy ra sai sót thuộc ông Trần Văn Cừu - nguyên Cục trưởng và Trưởng phòng tổ chức cán bộ, và các cán bộ tham mưu.
Hiện Cục Đường thủy đã có các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 10 trường hợp, riêng trường hợp Nguyễn Thị Hải Yến đang nghỉ chế độ thai sản (1/6/2016 - 1/10/2016) nên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa chấm dứt hợp đồng.
Không những vậy, Kết luận Thanh tra cũng nêu rõ. Trách nhiệm để xảy ra sai sót thuộc người đứng đầu là ông Cục trưởng, ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; tập thể và các cá nhân khác có liên quan; Miễn xử lý hành chính đối với ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải cũng nêu ra hướng xử lý, yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nghiêm túc chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với tổ chức, cá nhân có sai sót trong công tác tuyển dụng cán bộ giai đoạn trước năm 2014; trưng dụng cán bộ năm 2016; Đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Hải Yến yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động tương tự như các trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
Sáng 27/3, Pháp luật Plus đã cố gắng liên hệ qua điện thoại với ông Hoàng Hồng Giang, nhưng không thể liên hệ vì máy bận liên tục.
Trước đó đăng tải trên báo Công an nhân dân, tháng 12/2016 Bộ GTVT đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định trong công tác bảo trì, nạo vét đường thuỷ nội địa tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (ĐTNĐVN) và một số đơn vị liên quan. Qua đó, hàng loạt sai sót liên quan đến việc xây dựng quy trình bảo trì công trình đường thuỷ nội địa đã được phát hiện.
Sai phạm của Cục ĐTNĐVN còn thể hiện ở việc đơn vị này có văn bản gửi các doanh nghiệp yêu cầu chấm dứt 4 hợp đồng dự án, thu hồi 11 dự án nạo vét tận thu chưa có hợp đồng, nhưng lại không có các tài liệu thể hiện nhà đầu tư Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hoàng Kim Việt đã chấm dứt hợp đồng dự án, đưa phương tiện, trang thiết bị ra khỏi khu vực công trường; không thực hiện nghiệm thu, bàn giao kết quả thực hiện dự án; không thực hiện yêu cầu ngân hàng xử lý đối với các Thư bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.
Bộ GTVT đề nghị dừng cấp mới dự án Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ này đang quản lý, khai thác 137 tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ) quốc gia với chiều dài 7.071,8 km. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế nên hàng năm chỉ có thể bố trí được khoảng từ 50 - 100 tỷ đồng để nạo vét duy tu một số đoạn tuyến ĐTNĐ quốc gia để đảm bảo chuẩn tắc tại một số tuyến vận tải thủy quan trọng, huyết mạch và liên vùng. Do đó, chủ trương thực hiện xã hội hóa theo hình thức nạo vét thông luồng, kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét, không sử dụng ngân sách nhà nước là cần thiết. Bộ GTVT cho biết, đến thời điểm hiện nay có 66 dự án nạo vét duy tu kết hợp tận thu sản phẩm trên tuyến ĐTNĐ quốc gia. Trong đó, chỉ có 1 dự án đã hoàn thành, bàn giao. Từ cuối năm 2015 đến nay, Cục ĐTNĐ đã chấm dứt 22 dự án do năng lực của nhà đầu tư hạn chế, chậm triển khai dự án, không hoàn thành thủ tục để thi công theo quy định. Đối với các dự án hết hạn theo hợp đồng ký kết giữa Cục và nhà đầu tư, dừng thực hiện 16 dự án và đang làm thủ tục bàn giao luồng để quản lý. |
Tác giả bài viết: Chí Kiên
Nguồn tin: