Bùng nổ trẻ sơ sinh ở các thành phố nhỏ của Trung Quốc
- 13:34 26-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều thành phố nhỏ ở Trung Quốc đang phải đối mặt với xu hướng bùng nổ trẻ sơ sinh khi các cơ sở y tế và giáo dục bị quá tải, hệ thống tiêm phòng cho trẻ em bị tắc nghẽn.
Sun Xiaomei, một nhà lập pháp Trung Quốc, cho biết các bệnh viện, bác sĩ Nhi khoa và các trường mẫu giáo ở các thành phố nhỏ của nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng tỷ lệ sinh. Hiện tượng bùng nổ trẻ sơ sinh ở các thành phố nhỏ Trung Quốc sau khi nước này bãi bỏ chính sách một con kéo theo hàng loạt vấn đề nan giải.
Tình trạng quá tải
Bà Sun không thể bước chân vào bên trong trung tâm tiêm vắc xin ở một huyện phía tây tỉnh Tứ Xuyên vì quá đông đúc. Tại một bệnh viện Ulan Hot, khu trự trị Nội Mông, các nhân viên y tế dùng cáng gỗ để vận chuyển sản phụ ra khỏi khu sinh thay vì dùng giường có bánh xe như ở các bệnh viện khác.
Bà Sun cho hay ở các thành phố và trị trấn nhỏ của Trung Quốc, các cặp vợ chồng có xu hướng sinh thêm con thứ hai vì chi phí sinh hoạt và áp lực cuộc sống thấp hơn so với các thành phố lớn.
Tuy nhiên, ở những khu vực này, các cơ sở y tế và giáo dục đang bị quá tải. Nhiều bậc cha mẹ phải hẹn và chờ đợi vài ngày để tiêm phòng cho con tại một phòng khám ở quận Bì Đô tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp Quốc hội Trung Quốc hồi đầu tháng 3, bà Sun cho biết nhiều nhà nhân khẩu học quan tâm đến việc thực hiện chính sách hai con tại các thành phố nhỏ. “Họ suy luận từ những gì đang xảy ra ở các thành phố lớn. (Trong khi trên thực tế) có nhiều điều vượt ra khỏi dự tính của họ”, bà nói. Bà Sun hiện là giáo sư của Đại học Phụ nữ Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Nhu cầu nhân lực lớn
Trong khi đó, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc ban hành chính sách cho phép sinh con thứ hai với một số cặp vợ chồng nhất định là chưa đủ và quá muộn để giải quyết tình trạng già hóa dân số cũng như suy giảm lực lượng lao động. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc giảm từ năm 2012 kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động của nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, các nhà nhân khẩu học Trung Quốc kêu gọi nước này cho phép sinh từ 3 con trở lên đồng thời thúc giục chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích sinh con. Trong khi đó, theo truyền thông Trung Quốc, các quan chức chính phủ đang cân nhắc trợ cấp cho cặp vợ chồng sinh con thứ hai.
Theo ước tính, từ thời điểm ban hành chính sách hai con vào tháng 10/2015 đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đón thêm hàng triệu trẻ em mỗi năm. Trên thực tế, 17,86 triệu trẻ em Trung Quốc đã ra đời vào năm ngoái, tăng 1,31 triệu trẻ so với năm 2015.
Ông Li, 63 tuổi, cựu thị trưởng thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, cho hay các nhà máy Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tuyển nhân công suốt 12 năm qua. “Nếu không có lao động thì chúng ta phát triển kinh tế bằng cách nào?”, Li nói. “Chúng ta phải khuyến khích người dân sinh con ngay từ bây giờ”.
Còn theo bà Sun, cách tốt nhất để khuyến khích sinh con là xây thêm các bệnh viện, đào tạo bác sĩ sản khoa, trợ cấp cho các cơ sở chăm sóc trẻ em và giảm thuế cho các gia đình đông con.
Tình trạng quá tải
Bà Sun không thể bước chân vào bên trong trung tâm tiêm vắc xin ở một huyện phía tây tỉnh Tứ Xuyên vì quá đông đúc. Tại một bệnh viện Ulan Hot, khu trự trị Nội Mông, các nhân viên y tế dùng cáng gỗ để vận chuyển sản phụ ra khỏi khu sinh thay vì dùng giường có bánh xe như ở các bệnh viện khác.
Bà Sun cho hay ở các thành phố và trị trấn nhỏ của Trung Quốc, các cặp vợ chồng có xu hướng sinh thêm con thứ hai vì chi phí sinh hoạt và áp lực cuộc sống thấp hơn so với các thành phố lớn.
Tuy nhiên, ở những khu vực này, các cơ sở y tế và giáo dục đang bị quá tải. Nhiều bậc cha mẹ phải hẹn và chờ đợi vài ngày để tiêm phòng cho con tại một phòng khám ở quận Bì Đô tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp Quốc hội Trung Quốc hồi đầu tháng 3, bà Sun cho biết nhiều nhà nhân khẩu học quan tâm đến việc thực hiện chính sách hai con tại các thành phố nhỏ. “Họ suy luận từ những gì đang xảy ra ở các thành phố lớn. (Trong khi trên thực tế) có nhiều điều vượt ra khỏi dự tính của họ”, bà nói. Bà Sun hiện là giáo sư của Đại học Phụ nữ Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Nhu cầu nhân lực lớn
Trong khi đó, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc ban hành chính sách cho phép sinh con thứ hai với một số cặp vợ chồng nhất định là chưa đủ và quá muộn để giải quyết tình trạng già hóa dân số cũng như suy giảm lực lượng lao động. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc giảm từ năm 2012 kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động của nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, các nhà nhân khẩu học Trung Quốc kêu gọi nước này cho phép sinh từ 3 con trở lên đồng thời thúc giục chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích sinh con. Trong khi đó, theo truyền thông Trung Quốc, các quan chức chính phủ đang cân nhắc trợ cấp cho cặp vợ chồng sinh con thứ hai.
Theo ước tính, từ thời điểm ban hành chính sách hai con vào tháng 10/2015 đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đón thêm hàng triệu trẻ em mỗi năm. Trên thực tế, 17,86 triệu trẻ em Trung Quốc đã ra đời vào năm ngoái, tăng 1,31 triệu trẻ so với năm 2015.
Ông Li, 63 tuổi, cựu thị trưởng thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, cho hay các nhà máy Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tuyển nhân công suốt 12 năm qua. “Nếu không có lao động thì chúng ta phát triển kinh tế bằng cách nào?”, Li nói. “Chúng ta phải khuyến khích người dân sinh con ngay từ bây giờ”.
Còn theo bà Sun, cách tốt nhất để khuyến khích sinh con là xây thêm các bệnh viện, đào tạo bác sĩ sản khoa, trợ cấp cho các cơ sở chăm sóc trẻ em và giảm thuế cho các gia đình đông con.
Tác giả bài viết: Mai Anh / Theo Bloomberg
Nguồn tin: