IS nhận trách nhiệm vụ tấn công tại London
- 09:16 24-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ngày 23.3 đã nhận trách nhiệm vụ tấn công kinh hoàng tại thủ đô London của Anh vào ngày 22.3.
Tờ Le Figaro ngày 23.3 dẫn thông tin từ kênh truyền thông Amaq của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cho biết: “Người thực hiện hành động trước trụ sở Quốc hội Anh hôm qua là một chiến binh của chúng tôi. Anh ta đã đáp lại lời kêu gọi trả thù những nước tham gia liên quân (do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria - NV)”.
Hung thủ đã lái xe lao vào đám đông khách bộ hành trên cầu Westminster, sau đó tông hàng rào của trụ sở Quốc hội Anh (Điện Westminster) ở cạnh bên rồi xuống xe, chạy vào khuôn viên dùng dao đâm một cảnh sát trước khi bị bắn chết. Theo thông tin từ các cơ quan 6hữu trách, vụ tấn công đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 40 người bị thương, trong đó có 7 người bị thương nặng.
Điều đáng chú ý là không như một số vụ tấn công trước đây, IS không nhận “tổ chức” mà chỉ nói thủ phạm đã “đáp lại lời kêu gọi”. Điều này khiến giới chuyên gia lo ngại rằng kẻ tấn công không phải là thành viên trực tiếp của tổ chức này mà đã “được truyền cảm hứng để hành động tự phát”. Dạng tấn công này cực kỳ khó theo dõi và ngăn ngừa.
Ngày 23.3, cảnh sát xác định danh tính hung thủ là Khalid Masood, 52 tuổi, là công dân sinh ra tại Anh và sống ở khu vực West Midlands, theo AFP. Vùng này bao gồm cả TP.Birmingham, nơi bị xem là điểm nóng về Hồi giáo cực đoan tại Anh.
Trong phát biểu trước quốc hội cùng ngày, Thủ tướng Theresa May xác nhận Masood từng bị điều tra vì liên quan đến một vụ bạo động. Tuy nhiên, giới chức sau đó đã không còn theo dõi kẻ này vì không xem là tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Bà May cũng cho biết cảnh sát đã bắt giữ 8 người bị nghi dính líu đến vụ việc trong chiến dịch truy quét trên toàn quốc.
Theo nữ Thủ tướng, do khu vực bị tấn công là trung tâm thủ đô và thu hút rất nhiều du khách nên các nạn nhân là công dân của nhiều nước khác như Đức, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mỹ, Pháp, Romania, Trung Quốc, Ý… “Chúng ta không sợ hãi và quyết tâm chống khủng bố của chúng ta sẽ không suy suyển. Đây là một vụ tấn công nhằm vào những người tự do trên khắp thế giới”, bà May nhấn mạnh.
Khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Anh đang có mặt trong tòa nhà Quốc hội để thảo luận cùng các nghị sĩ và khoảng 10 cảnh sát vũ trang phải hộ tống khẩn cấp bà ra xe để sơ tán. Tờ The Independent dẫn nguồn tin riêng cho biết bà May ở cách vị trí người cảnh sát bị đâm chỉ khoảng hơn 30 m.
Hung thủ đã lái xe lao vào đám đông khách bộ hành trên cầu Westminster, sau đó tông hàng rào của trụ sở Quốc hội Anh (Điện Westminster) ở cạnh bên rồi xuống xe, chạy vào khuôn viên dùng dao đâm một cảnh sát trước khi bị bắn chết. Theo thông tin từ các cơ quan 6hữu trách, vụ tấn công đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 40 người bị thương, trong đó có 7 người bị thương nặng.
Điều đáng chú ý là không như một số vụ tấn công trước đây, IS không nhận “tổ chức” mà chỉ nói thủ phạm đã “đáp lại lời kêu gọi”. Điều này khiến giới chuyên gia lo ngại rằng kẻ tấn công không phải là thành viên trực tiếp của tổ chức này mà đã “được truyền cảm hứng để hành động tự phát”. Dạng tấn công này cực kỳ khó theo dõi và ngăn ngừa.
Ngày 23.3, cảnh sát xác định danh tính hung thủ là Khalid Masood, 52 tuổi, là công dân sinh ra tại Anh và sống ở khu vực West Midlands, theo AFP. Vùng này bao gồm cả TP.Birmingham, nơi bị xem là điểm nóng về Hồi giáo cực đoan tại Anh.
Trong phát biểu trước quốc hội cùng ngày, Thủ tướng Theresa May xác nhận Masood từng bị điều tra vì liên quan đến một vụ bạo động. Tuy nhiên, giới chức sau đó đã không còn theo dõi kẻ này vì không xem là tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Bà May cũng cho biết cảnh sát đã bắt giữ 8 người bị nghi dính líu đến vụ việc trong chiến dịch truy quét trên toàn quốc.
Theo nữ Thủ tướng, do khu vực bị tấn công là trung tâm thủ đô và thu hút rất nhiều du khách nên các nạn nhân là công dân của nhiều nước khác như Đức, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mỹ, Pháp, Romania, Trung Quốc, Ý… “Chúng ta không sợ hãi và quyết tâm chống khủng bố của chúng ta sẽ không suy suyển. Đây là một vụ tấn công nhằm vào những người tự do trên khắp thế giới”, bà May nhấn mạnh.
Khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Anh đang có mặt trong tòa nhà Quốc hội để thảo luận cùng các nghị sĩ và khoảng 10 cảnh sát vũ trang phải hộ tống khẩn cấp bà ra xe để sơ tán. Tờ The Independent dẫn nguồn tin riêng cho biết bà May ở cách vị trí người cảnh sát bị đâm chỉ khoảng hơn 30 m.
Tác giả bài viết: Lan Chi
Nguồn tin: