43 năm- cuộc hành trình 'tàn mà không phế'
- 15:32 22-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bằng đôi mắt mù, cánh tay bị cụt, ông Nguyễn Sỹ Hải (1958) luôn được dân làng nhắc tới trong niềm tự hào, khâm phục vô bờ bến...
“Tàn nhưng không phế”
Không tin vào những lời đồn đại của thiên hạ, chúng tôi đã trực tiếp tìm và hỏi thăm nhà ông Nguyễn Sỹ Hải ( Hưng Dũng, Nghệ An) để làm rõ điều này.Chúng tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi chứng kiến một người đàn ông đi rất tự tin, thành thạo từ ngoài đường vào trong nhà. Nếu không biết từ trước thì ít ai biết tin bác là người bị mù hai mắt.
Biết có người lạ đến thăm nhà, ông mời chúng tôi vào nhà và rót nước mời khách. Một căn nhà vững chãi, ấm áp, sung túc là điều mà chúng tôi ấn tượng đầu tiên. Bác chia sẻ “ Giờ cháu đến nhà bác, cháu thấy như thế này chắc cháu cũng ngạc nhiên nhưng đây là cơ ngơi mà ông bà cho khi bán một mảnh đất vườn. Nếu bác làm nông nghiệp mà không có khoản tiền đó chắc làm không đủ ăn chứ nói gì đến việc có nhà như thế này được”
Ông sinh ra trong một gia đình thuần nông. Trước đây bố ông đi lính thuộc công binh. Chính sự tò mò, hiếu động của một người con trai, ông đã nhìn trộm bố mở bom và đã mở trộm thành công được hơn 100 quả bom các loại. Và cũng từ đây, bi kịch cuộc đời ông bắt đầu.
Vào năm 1972, khi các bạn đang nô đùa, ném nhau một quả bom sau buổi đi nơm cá cuối ngày. Thấy tình hình nguy hiểm, bác liền hét to, cảnh báo “Đừng ném nữa, nổ thì chết, đưa đây tao giữ cho”. Chắc mẩm với thành tích đã đạt được, bác bắt đầu một công cuộc phá bom như những lần trước. Nhưng không may, bác sơ ý làm rơi quả bom xuống thanh gỗ sau khi chia đôi nên một tiếng nổ lớn phát ra và bác đã bay ra xa cách đó vài mét.
Khi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ đã tuyên bố một câu xanh rờn như một bản tử hình với gia đình “ thôi để hắn chết chứ nó không sống được nữa mô”. Những giọt nước mắt trên gò má gầy gò của mẹ, tiếng khóc thét của anh chị em đã khiến tôi nỗ lực gắng gượng để được tiếp tục ra Hà Nội chữa trị với mong muốn còn nước còn tát.
Sau hai tháng dưỡng bệnh cùng sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ và các y bác sĩ, sức khỏe của ông đã dần dần ổn định, cuộc giành giật sự sống kết thúc.Tuy nhiên, di chứng thì vẫn còn đó, vẫn đeo đẳng suốt cuộc đời ông,đôi mắt sáng đã bị cướp đi, để lại nơi ông một màn đêm u ám, cánh tay phải cần mẫn làm việc ngày ấy giờ đã không còn.
Những tưởng rằng nỗi bất hạnh ấy đã dừng lại nhưng ai ngờ đâu vào năm 17 tuổi, vì mắt mù nên sơ ý bị ngã trong quá trình tập luyện, ông bị bể xương khớp trái và gây tật ở tay trái. Một đôi mắt bị mù, hai cánh tay đều bị tật,dường như bác đã bị cướp đi tất cả. Nhưng người con trai thời ấy không những không tự ti, dè bỉu bản thân mà bác còn mạnh dạn rèn luyện, kiên trì do dẫm từng bước chân trên mọi ngóc ngách trong nhà và những con đường phía trước.
Khi được hỏi đến 43 năm sống chìm trong bóng tối, ông ngân ngấn nước mắt và chia sẻ thời khắc bom nổ là một bước ngoặt lớn thay đổi hoàn toàn con người của bác “Dù cháu có nhắm mắt thì cũng chỉ biết bóng tối trong giây phút đó thôi nhưng với 43 năm thì cháu không thể biết được hết những khó khăn đã trải qua”
Trong những ngày đầu bị mù, ông làm từ những việc nhỏ cho đến việc lớn. đầu tiên là quét nhà, rửa bát sau đó là bắt ốc vít, sửa điện, đi chăn trâu, nuôi gà, vịt, giúp hàng xóm cày cuốc ruộng vườn. Có những lúc làm không tốt, ông luôn tự dặn mình phải luôn cố gắng, động viên, người ta làm 5 phút, mình làm một tiếng cũng được vì mình bị thua thiệt.
Sự nỗ lực, cố gắng vượt lên và đạt được kết quả thần kì ấy khiến nhiều người nghi ngờ, không tin vào mắt mình. Có lần ông bị ngã vì có người đã cố ý để cuốc, xẻng, cái cày, cái bừa giữa đường để thử bác, rất đau nhưng cũng không biết làm gì cả. Không những bị đau về thân thể mà bác còn bị đưa ra làm trò đùa, mua vui cho những đứa con nít trong làng. Xô đẩy mỗi khi có con gái đi qua, hay dẫn đến những bãi phân trâu… là những gì bác đã từng trải qua.
Nhưng không hề hấn gì, bác vẫn vui vẻ, vô tư làm việc hăng say qua ngày. Bác cho biết mỗi ngày khi mới bị mù, bác đã phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để mò mẫm đường để ra đồng đi trâu, đi bò hay tập đi bộ ra cánh đồng vào buổi mọi người ăn cơm tập luyện. Mỗi lần bị ngã, mỗi lần bị đau đã khiến bác mạnh mẽ hơn và đi đường được thành thạo hơn. Chính bố mẹ, vợ con là một phần động lực để bác có thể vượt qua tất cả để đạt như ngày hôm nay, không chỉ tự lực kiếm sống trong bóng tối mà còn có thể phụ giúp gia đình, hàng xóm những công việc đơn giản.
Chuyện “cổ tích” giữa đời thường
Khi được hỏi về chuyện tình, bác vui vẻ, cười đùa “ Nếu nói về mối tình thì sẽ không bao giờ quên được dù chỉ là một dấu chấm phẩy”. Ngày ấy, khi mang trên mình một cơ thể không lành lặn, ông nghĩ sẽ không bao giờ lập gia đình vì sẽ mang nỗi khổ cho họ.Chính sự nhiệt tình, khéo léo của ông đã khiến những trái tim bao cô gái trong xóm rung động qua những lần mai mối của người thân. Nhưng sự đồng cảm ấy lại bị giết chết bởi sự kì thị, ngăn cản từ gia đình cô gái, điều này đã khiến cho bác không dám lại gần “đui què mẻ sứt thì thà ở vậy chứ không lấy làm chồng”.
Những câu bông đùa, hài hước của ông đã khiến nhiều người tình nguyện làm ông mối, bà mối. Tôi nhớ có lần khi đi chăn trâu vào buổi chiều tà cùng với ông bạn xóm bên, đang tán ngẫu vui vẻ thì tôi trêu “ có o mô không, làm mối cho một o”, khi nghe vậy ông ấy lắc đầu lia lịa không tin, nghĩ tôi lừa vì đã có vợ con. Sau một lúc, ông ấy mới tin và quả thật đã làm mối cho tôi một cô. Đó là lần đầu tiên tôi đi gặp người qua sự mai mối.
“Khi gặp, ngồi sát nhưng không biết nói gì, cứ gãi đầu gãi tai như gà mắc tóc vậy”. Bác tâm sự sau đó cô ấy dẫn tôi về nhà, tôi vui lắm vì lần đầu tiên được đến thăm nhà, nhưng khi được giới thiệu thì đa số gia đình phản đối, kì thị.
“Sau lần đó, tôi buồn, buồn cho số phận của mình. Khi về đến nhà, chia sẻ mọi chuyện cho” ông mối”, ông ấy hết lời động viên và làm mối cho tôi người khác và đó chính là vợ tôi hiện giờ” bác cho biết
Gia đình bà Nguyễn Thị Soa năm ấy cũng phản đối kịch liệt nhưng nhận thấy bác là người có tài thông qua sự hỏi thăm làng xóm đã quyết định gả. Một đám cưới nhỏ đong đầy hạnh phúc của hai con người đã được tổ chức dưới sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, người thân. “Vẫn biết trước mắt đang đầy rẫy những khó khăn nhưng chúng tôi lúc ấy tin chắc sẽ cùng nhau vượt qua, đúng như có câu nói xưa thuận vợ, thuận chồng tát Bể Đông cũng cạn” Bà Nguyễn Thị Soa (1954) chia sẻ.
Với căn nhà nhỏ, trong nhà cũng như ngoài trời, ngày mưa thì dột, ướt sũng từ trong ra ngoài, ngày nắng thì nóng như thiêu như đốt, hai vợ chồng lầm lũi, chắt chiu từng đồng để sống qua ngày. Vợ cần mẫn hái rau từ khi tờ mờ sáng để bán, chồng đi chăn trâu, nuôi gà, nuôi vịt để phụ giúp vợ. Tuy cuộc sống vất vả, kết hôn khi đã ở tuổi xế chiều nhưng trong nhà luôn rộn vang tiếng cười. Dù nay đã gần 60 tuổi nhưng hai vợ chồng bác vẫn được hàng xóm ví như đôi chim cu cu, không bao giờ xa rời.
Niềm hạnh phúc dâng trào hơn khi bé Nguyễn Sỹ Đoàn ( 1994) chào đời. Tiếng khóc, tiếng cười đùa của cháu là nguồn động viên, thôi thúc tôi vươn lên, cố gắng tạo dựng một cuộc sống no đủ cho gia đình.
Đến nay, mỗi năm bác thu hoa màu từ 5 sào ruộng, nuôi hơn 100 con gà , nuôi 20 con lợn theo diện hộ nghèo của hợp tác xã.. Khi có thời gian rảnh rỗi, bác còn đi làm cỏ thuê, làm nhưng công việc mà mọi người thuê để kiến them thu nhập cho gia đình. ước lượng mỗi năm, ông thu về 10 triệu đồng.
Nụ cười là liều thuốc bổ
Từ một con người mang trong mình những nỗi đau, sự mất mát trên thân thể để trở thành một trụ cột của gia đình là một quá trình gian nan đối với ông. Nhưng chính niềm tin, sự động viên của người thân đã tạo động lực cho ông vượt qua.
Dù lúc mới bắt đầu chập chững bước đi trong bóng tối hay đã đi thành thạo kể cả không dùng gậy thì họ luôn bên cạnh, an ủi mỗi khi tôi vấp ngã. Với tôi, gia đình là niềm vui, niềm kiêu hãnh mỗi khi có họ ở bên.
Là con người sống trong bóng tối hơn 43 năm, lại là trụ cột trong gia đình với những công việc như chăn trâu, nuôi gà, nuôi vịt, cày ruộng, làm cỏ thuê cho hàng xóm thì chiếc radio chính là “bạn” đối với bác. Bác cho biết nghe radio mỗi khi làm việc là niềm vui, là một trong những phương tiện giúp bác hiểu rõ về thế giới bên ngoài. “ Nhịn ăn thì nhịn được nhưng nhịn radio là không thể vì trong đó có tin tức hằng ngày, cách chăn nuôi, có thể áp dụng và rút kinh nghiệm”. Chính vì vậy, mỗi ngày ông đều có những niềm vui riêng, những nụ cười phần nào giúp ông khỏe, trẻ, yêu đời hơn.
Khi đã ở tuổi gần 60, ông mong muốn gia đình sẽ khỏe mạnh, người con duy nhất sẽ học tập tốt và có công việc ổn định, có mọi điều kiện thuận lợi để chăm sóc những đàn gà, đàn lợn, kiếm them thu nhập cho gia đình.
Không tin vào những lời đồn đại của thiên hạ, chúng tôi đã trực tiếp tìm và hỏi thăm nhà ông Nguyễn Sỹ Hải ( Hưng Dũng, Nghệ An) để làm rõ điều này.Chúng tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi chứng kiến một người đàn ông đi rất tự tin, thành thạo từ ngoài đường vào trong nhà. Nếu không biết từ trước thì ít ai biết tin bác là người bị mù hai mắt.
Biết có người lạ đến thăm nhà, ông mời chúng tôi vào nhà và rót nước mời khách. Một căn nhà vững chãi, ấm áp, sung túc là điều mà chúng tôi ấn tượng đầu tiên. Bác chia sẻ “ Giờ cháu đến nhà bác, cháu thấy như thế này chắc cháu cũng ngạc nhiên nhưng đây là cơ ngơi mà ông bà cho khi bán một mảnh đất vườn. Nếu bác làm nông nghiệp mà không có khoản tiền đó chắc làm không đủ ăn chứ nói gì đến việc có nhà như thế này được”
Ông sinh ra trong một gia đình thuần nông. Trước đây bố ông đi lính thuộc công binh. Chính sự tò mò, hiếu động của một người con trai, ông đã nhìn trộm bố mở bom và đã mở trộm thành công được hơn 100 quả bom các loại. Và cũng từ đây, bi kịch cuộc đời ông bắt đầu.
Vào năm 1972, khi các bạn đang nô đùa, ném nhau một quả bom sau buổi đi nơm cá cuối ngày. Thấy tình hình nguy hiểm, bác liền hét to, cảnh báo “Đừng ném nữa, nổ thì chết, đưa đây tao giữ cho”. Chắc mẩm với thành tích đã đạt được, bác bắt đầu một công cuộc phá bom như những lần trước. Nhưng không may, bác sơ ý làm rơi quả bom xuống thanh gỗ sau khi chia đôi nên một tiếng nổ lớn phát ra và bác đã bay ra xa cách đó vài mét.
Khi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ đã tuyên bố một câu xanh rờn như một bản tử hình với gia đình “ thôi để hắn chết chứ nó không sống được nữa mô”. Những giọt nước mắt trên gò má gầy gò của mẹ, tiếng khóc thét của anh chị em đã khiến tôi nỗ lực gắng gượng để được tiếp tục ra Hà Nội chữa trị với mong muốn còn nước còn tát.
Sau hai tháng dưỡng bệnh cùng sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ và các y bác sĩ, sức khỏe của ông đã dần dần ổn định, cuộc giành giật sự sống kết thúc.Tuy nhiên, di chứng thì vẫn còn đó, vẫn đeo đẳng suốt cuộc đời ông,đôi mắt sáng đã bị cướp đi, để lại nơi ông một màn đêm u ám, cánh tay phải cần mẫn làm việc ngày ấy giờ đã không còn.
Những tưởng rằng nỗi bất hạnh ấy đã dừng lại nhưng ai ngờ đâu vào năm 17 tuổi, vì mắt mù nên sơ ý bị ngã trong quá trình tập luyện, ông bị bể xương khớp trái và gây tật ở tay trái. Một đôi mắt bị mù, hai cánh tay đều bị tật,dường như bác đã bị cướp đi tất cả. Nhưng người con trai thời ấy không những không tự ti, dè bỉu bản thân mà bác còn mạnh dạn rèn luyện, kiên trì do dẫm từng bước chân trên mọi ngóc ngách trong nhà và những con đường phía trước.
Khi được hỏi đến 43 năm sống chìm trong bóng tối, ông ngân ngấn nước mắt và chia sẻ thời khắc bom nổ là một bước ngoặt lớn thay đổi hoàn toàn con người của bác “Dù cháu có nhắm mắt thì cũng chỉ biết bóng tối trong giây phút đó thôi nhưng với 43 năm thì cháu không thể biết được hết những khó khăn đã trải qua”
Trong những ngày đầu bị mù, ông làm từ những việc nhỏ cho đến việc lớn. đầu tiên là quét nhà, rửa bát sau đó là bắt ốc vít, sửa điện, đi chăn trâu, nuôi gà, vịt, giúp hàng xóm cày cuốc ruộng vườn. Có những lúc làm không tốt, ông luôn tự dặn mình phải luôn cố gắng, động viên, người ta làm 5 phút, mình làm một tiếng cũng được vì mình bị thua thiệt.
Sự nỗ lực, cố gắng vượt lên và đạt được kết quả thần kì ấy khiến nhiều người nghi ngờ, không tin vào mắt mình. Có lần ông bị ngã vì có người đã cố ý để cuốc, xẻng, cái cày, cái bừa giữa đường để thử bác, rất đau nhưng cũng không biết làm gì cả. Không những bị đau về thân thể mà bác còn bị đưa ra làm trò đùa, mua vui cho những đứa con nít trong làng. Xô đẩy mỗi khi có con gái đi qua, hay dẫn đến những bãi phân trâu… là những gì bác đã từng trải qua.
Nhưng không hề hấn gì, bác vẫn vui vẻ, vô tư làm việc hăng say qua ngày. Bác cho biết mỗi ngày khi mới bị mù, bác đã phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để mò mẫm đường để ra đồng đi trâu, đi bò hay tập đi bộ ra cánh đồng vào buổi mọi người ăn cơm tập luyện. Mỗi lần bị ngã, mỗi lần bị đau đã khiến bác mạnh mẽ hơn và đi đường được thành thạo hơn. Chính bố mẹ, vợ con là một phần động lực để bác có thể vượt qua tất cả để đạt như ngày hôm nay, không chỉ tự lực kiếm sống trong bóng tối mà còn có thể phụ giúp gia đình, hàng xóm những công việc đơn giản.
Chuyện “cổ tích” giữa đời thường
Khi được hỏi về chuyện tình, bác vui vẻ, cười đùa “ Nếu nói về mối tình thì sẽ không bao giờ quên được dù chỉ là một dấu chấm phẩy”. Ngày ấy, khi mang trên mình một cơ thể không lành lặn, ông nghĩ sẽ không bao giờ lập gia đình vì sẽ mang nỗi khổ cho họ.Chính sự nhiệt tình, khéo léo của ông đã khiến những trái tim bao cô gái trong xóm rung động qua những lần mai mối của người thân. Nhưng sự đồng cảm ấy lại bị giết chết bởi sự kì thị, ngăn cản từ gia đình cô gái, điều này đã khiến cho bác không dám lại gần “đui què mẻ sứt thì thà ở vậy chứ không lấy làm chồng”.
Những câu bông đùa, hài hước của ông đã khiến nhiều người tình nguyện làm ông mối, bà mối. Tôi nhớ có lần khi đi chăn trâu vào buổi chiều tà cùng với ông bạn xóm bên, đang tán ngẫu vui vẻ thì tôi trêu “ có o mô không, làm mối cho một o”, khi nghe vậy ông ấy lắc đầu lia lịa không tin, nghĩ tôi lừa vì đã có vợ con. Sau một lúc, ông ấy mới tin và quả thật đã làm mối cho tôi một cô. Đó là lần đầu tiên tôi đi gặp người qua sự mai mối.
“Khi gặp, ngồi sát nhưng không biết nói gì, cứ gãi đầu gãi tai như gà mắc tóc vậy”. Bác tâm sự sau đó cô ấy dẫn tôi về nhà, tôi vui lắm vì lần đầu tiên được đến thăm nhà, nhưng khi được giới thiệu thì đa số gia đình phản đối, kì thị.
“Sau lần đó, tôi buồn, buồn cho số phận của mình. Khi về đến nhà, chia sẻ mọi chuyện cho” ông mối”, ông ấy hết lời động viên và làm mối cho tôi người khác và đó chính là vợ tôi hiện giờ” bác cho biết
Gia đình bà Nguyễn Thị Soa năm ấy cũng phản đối kịch liệt nhưng nhận thấy bác là người có tài thông qua sự hỏi thăm làng xóm đã quyết định gả. Một đám cưới nhỏ đong đầy hạnh phúc của hai con người đã được tổ chức dưới sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, người thân. “Vẫn biết trước mắt đang đầy rẫy những khó khăn nhưng chúng tôi lúc ấy tin chắc sẽ cùng nhau vượt qua, đúng như có câu nói xưa thuận vợ, thuận chồng tát Bể Đông cũng cạn” Bà Nguyễn Thị Soa (1954) chia sẻ.
Với căn nhà nhỏ, trong nhà cũng như ngoài trời, ngày mưa thì dột, ướt sũng từ trong ra ngoài, ngày nắng thì nóng như thiêu như đốt, hai vợ chồng lầm lũi, chắt chiu từng đồng để sống qua ngày. Vợ cần mẫn hái rau từ khi tờ mờ sáng để bán, chồng đi chăn trâu, nuôi gà, nuôi vịt để phụ giúp vợ. Tuy cuộc sống vất vả, kết hôn khi đã ở tuổi xế chiều nhưng trong nhà luôn rộn vang tiếng cười. Dù nay đã gần 60 tuổi nhưng hai vợ chồng bác vẫn được hàng xóm ví như đôi chim cu cu, không bao giờ xa rời.
Niềm hạnh phúc dâng trào hơn khi bé Nguyễn Sỹ Đoàn ( 1994) chào đời. Tiếng khóc, tiếng cười đùa của cháu là nguồn động viên, thôi thúc tôi vươn lên, cố gắng tạo dựng một cuộc sống no đủ cho gia đình.
Đến nay, mỗi năm bác thu hoa màu từ 5 sào ruộng, nuôi hơn 100 con gà , nuôi 20 con lợn theo diện hộ nghèo của hợp tác xã.. Khi có thời gian rảnh rỗi, bác còn đi làm cỏ thuê, làm nhưng công việc mà mọi người thuê để kiến them thu nhập cho gia đình. ước lượng mỗi năm, ông thu về 10 triệu đồng.
Nụ cười là liều thuốc bổ
Từ một con người mang trong mình những nỗi đau, sự mất mát trên thân thể để trở thành một trụ cột của gia đình là một quá trình gian nan đối với ông. Nhưng chính niềm tin, sự động viên của người thân đã tạo động lực cho ông vượt qua.
Dù lúc mới bắt đầu chập chững bước đi trong bóng tối hay đã đi thành thạo kể cả không dùng gậy thì họ luôn bên cạnh, an ủi mỗi khi tôi vấp ngã. Với tôi, gia đình là niềm vui, niềm kiêu hãnh mỗi khi có họ ở bên.
Là con người sống trong bóng tối hơn 43 năm, lại là trụ cột trong gia đình với những công việc như chăn trâu, nuôi gà, nuôi vịt, cày ruộng, làm cỏ thuê cho hàng xóm thì chiếc radio chính là “bạn” đối với bác. Bác cho biết nghe radio mỗi khi làm việc là niềm vui, là một trong những phương tiện giúp bác hiểu rõ về thế giới bên ngoài. “ Nhịn ăn thì nhịn được nhưng nhịn radio là không thể vì trong đó có tin tức hằng ngày, cách chăn nuôi, có thể áp dụng và rút kinh nghiệm”. Chính vì vậy, mỗi ngày ông đều có những niềm vui riêng, những nụ cười phần nào giúp ông khỏe, trẻ, yêu đời hơn.
Khi đã ở tuổi gần 60, ông mong muốn gia đình sẽ khỏe mạnh, người con duy nhất sẽ học tập tốt và có công việc ổn định, có mọi điều kiện thuận lợi để chăm sóc những đàn gà, đàn lợn, kiếm them thu nhập cho gia đình.
Tác giả bài viết: Lê Thúy/phununews.vn