Mỹ tuyên bố hết ‘kiên nhẫn chiến lược’ với Triều Tiên
- 18:07 17-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 17.3 tuyên bố tại Hàn Quốc rằng chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với CHDCND Triều Tiên đã chấm dứt, đồng thời khẳng định Washington không loại trừ hành động quân sự nếu Bình Nhưỡng leo thang đe dọa, theo Reuters.
Ông Tillerson bắt đầu chuyến công du châu Á tại Nhật Bản hôm 15.3 và sẽ đến Trung Quốc vào ngày 18.3 với trọng tâm là tìm một “cách tiếp cận mới” về Triều Tiên sau 20 năm nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà không đạt được kết quả.
“Hãy để tôi nói rõ: chính sách kiên nhẫn chiến lược (với Triều Tiên - NV) đã chấm dứt. Chúng tôi đang thăm dò một loạt biện pháp ngoại giao và an ninh mới. Mọi lựa chọn đều đang ở trên bàn”, ông Tillerson phát biểu tại một cuộc họp báo ở Seoul.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng bất kỳ hành động nào của Triều Tiên nhằm đe dọa Hàn Quốc sẽ được đáp lại bằng “một phản ứng thỏa đáng”. “Nếu họ gia tăng mối đe dọa từ chương trình vũ khí của họ lên tầm mức mà chúng tôi tin cần phải hành động, lựa chọn đó đang nằm trên bàn”, ông Tillerson nói khi được hỏi về hành động quân sự nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Ông Tillerson cũng kêu gọi Trung Quốc thực thi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, đồng thời nói rằng Bắc Kinh không cần phải trừng phạt Hàn Quốc vì đã cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm đối phó Bình Nhưỡng.
Trung Quốc cực lực phản đối triển khai THAAD do hệ thống này có dàn radar cực mạnh quét sâu vào lãnh thổ nước này.
“Chúng tôi tin những hành động này là không cần thiết và gây rắc rối”, ông Tillerson nói, ý đề cập điều mà Hàn Quốc coi là đòn trả đũa của Trung Quốc dưới hình thức những hạn chế về kinh doanh. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng tin đây không phải là cách mà một cường quốc khu vực giúp giải quyết một mối đe dọa nghiêm trọng đối với mọi người. Vì thế chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm về việc trừng phạt Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc với chúng tôi để rút ra lý do cần đến THAAD”.
Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử hạt nhân và một loạt vụ phóng tên lửa kể từ đầu năm ngoái. Tuần trước, nước này phóng thử thêm 4 tên lửa và đang nỗ lực chế tạo các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn đến lãnh thổ Mỹ.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói tại cuộc họp báo rằng hệ thống THAAD chỉ để phòng thủ trước Triều Tiên chứ không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Trước đó, Ngoại trưởng Tillerson đã đi thăm giới tuyến phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên và gặp gỡ một số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
“Hãy để tôi nói rõ: chính sách kiên nhẫn chiến lược (với Triều Tiên - NV) đã chấm dứt. Chúng tôi đang thăm dò một loạt biện pháp ngoại giao và an ninh mới. Mọi lựa chọn đều đang ở trên bàn”, ông Tillerson phát biểu tại một cuộc họp báo ở Seoul.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng bất kỳ hành động nào của Triều Tiên nhằm đe dọa Hàn Quốc sẽ được đáp lại bằng “một phản ứng thỏa đáng”. “Nếu họ gia tăng mối đe dọa từ chương trình vũ khí của họ lên tầm mức mà chúng tôi tin cần phải hành động, lựa chọn đó đang nằm trên bàn”, ông Tillerson nói khi được hỏi về hành động quân sự nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Ông Tillerson cũng kêu gọi Trung Quốc thực thi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, đồng thời nói rằng Bắc Kinh không cần phải trừng phạt Hàn Quốc vì đã cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm đối phó Bình Nhưỡng.
Trung Quốc cực lực phản đối triển khai THAAD do hệ thống này có dàn radar cực mạnh quét sâu vào lãnh thổ nước này.
“Chúng tôi tin những hành động này là không cần thiết và gây rắc rối”, ông Tillerson nói, ý đề cập điều mà Hàn Quốc coi là đòn trả đũa của Trung Quốc dưới hình thức những hạn chế về kinh doanh. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng tin đây không phải là cách mà một cường quốc khu vực giúp giải quyết một mối đe dọa nghiêm trọng đối với mọi người. Vì thế chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm về việc trừng phạt Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc với chúng tôi để rút ra lý do cần đến THAAD”.
Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử hạt nhân và một loạt vụ phóng tên lửa kể từ đầu năm ngoái. Tuần trước, nước này phóng thử thêm 4 tên lửa và đang nỗ lực chế tạo các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn đến lãnh thổ Mỹ.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói tại cuộc họp báo rằng hệ thống THAAD chỉ để phòng thủ trước Triều Tiên chứ không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Trước đó, Ngoại trưởng Tillerson đã đi thăm giới tuyến phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên và gặp gỡ một số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
Tác giả bài viết: Trùng Quang
Nguồn tin: