TP.HCM: Thêm 2 người chết vì sốt xuất huyết
- 09:15 16-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến ngày 2-3 vẫn còn 20/24 quận, huyện báo động có số ca mắc SXH cao hoặc liên tục nhiều tuần.
“Trước thực trạng trên, Sở Y tế TP.HCM sẽ sớm làm việc với quận 12 về hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn” - BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói sáng 13-3.
Nhập viện lần hai cũng không qua khỏi
Ngày 4-3, bé N. (chín tháng tuổi, ở khu phố 1A, phường Đông Hưng Thuận) tử vong tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết (SXH) nặng và suy đa tạng. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trước đó bé sốt liên tục, có lúc nhiệt độ lên tới 39,5°C nên được đưa tới BV Nhi đồng 2.
Khi đưa vào BV bé vẫn tỉnh, môi hồng, chi ấm, mạch rõ, thóp phồng, tim đều rõ, phổi không ran, họng sạch, không dấu thần kinh định vị. Với các biểu hiện trên, BV chẩn đoán theo dõi viêm màng não. Hôm sau, khi làm các xét nghiệm, BV Nhi đồng 2 ghi nhận chưa thấy bất thường nên cho bé xuất viện với chẩn đoán nhiễm siêu vi.
Tuy nhiên, sau khi về nhà bé tiếp tục sốt cao, từ 39°C đến 40°C, tiêu lỏng mỗi ngày sáu lần, ói ra sữa, tiểu ít nên được đưa vô lại BV Nhi đồng 2. BV chẩn đoán bé bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Đồng thời theo dõi sốc SXH nhũ nhi.
Sau đó, diễn tiến bệnh càng xấu. Bé rơi vào tình trạng sốc nặng, xuất huyết thái dương phải, không đáp ứng truyền máu và tiểu cầu nên đã tử vong.
Hai BV điều trị cũng đành bất lực
Trước đó, bệnh nhân NTNT (nữ, 36 tuổi, ở khu phố 7, phường Hiệp Thành) cũng đã tử vong do SXH vào ngày 27-2. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận bệnh nhân bị sốt cao liên tục nên tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, do không hết sốt, lại mệt mỏi, tức ngực nên bệnh nhân đến khám tại BV Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM). Sau đó bệnh nhân phải nhập viện với chẩn đoán SXH ngày thứ hai. Đồng thời theo dõi đái tháo đường và viêm phế quản.
Vài ngày sau bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc với các triệu chứng bứt rứt, vã mồ hôi lạnh, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, xuất hiện dấu chấm xuất huyết… nên được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh tình không cải thiện nên BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho bệnh nhân xuất viện theo yêu cầu của gia đình với chẩn đoán cuối cùng là SXH nặng thể sốc. Sau đó bệnh nhân đã tử vong.
20 quận, huyện có ca SXH cao
Kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy khu phố nơi bệnh nhân NT cư trú liên tục có người mắc SXH kéo dài trong nhiều tuần liền. Chưa hết, vẫn còn nhiều vật dụng chứa lăng quăng nên dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Riêng nơi cư trú của bệnh nhi N., Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận vẫn còn vật chứa nước có lăng quăng tại các hộ dân. Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy đến ngày 2-3 vẫn còn 20/24 quận, huyện báo động có số ca mắc SXH cao hoặc liên tục nhiều tuần.
Nhập viện lần hai cũng không qua khỏi
Ngày 4-3, bé N. (chín tháng tuổi, ở khu phố 1A, phường Đông Hưng Thuận) tử vong tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết (SXH) nặng và suy đa tạng. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trước đó bé sốt liên tục, có lúc nhiệt độ lên tới 39,5°C nên được đưa tới BV Nhi đồng 2.
Khi đưa vào BV bé vẫn tỉnh, môi hồng, chi ấm, mạch rõ, thóp phồng, tim đều rõ, phổi không ran, họng sạch, không dấu thần kinh định vị. Với các biểu hiện trên, BV chẩn đoán theo dõi viêm màng não. Hôm sau, khi làm các xét nghiệm, BV Nhi đồng 2 ghi nhận chưa thấy bất thường nên cho bé xuất viện với chẩn đoán nhiễm siêu vi.
Tuy nhiên, sau khi về nhà bé tiếp tục sốt cao, từ 39°C đến 40°C, tiêu lỏng mỗi ngày sáu lần, ói ra sữa, tiểu ít nên được đưa vô lại BV Nhi đồng 2. BV chẩn đoán bé bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Đồng thời theo dõi sốc SXH nhũ nhi.
Sau đó, diễn tiến bệnh càng xấu. Bé rơi vào tình trạng sốc nặng, xuất huyết thái dương phải, không đáp ứng truyền máu và tiểu cầu nên đã tử vong.
Hai BV điều trị cũng đành bất lực
Trước đó, bệnh nhân NTNT (nữ, 36 tuổi, ở khu phố 7, phường Hiệp Thành) cũng đã tử vong do SXH vào ngày 27-2. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận bệnh nhân bị sốt cao liên tục nên tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, do không hết sốt, lại mệt mỏi, tức ngực nên bệnh nhân đến khám tại BV Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM). Sau đó bệnh nhân phải nhập viện với chẩn đoán SXH ngày thứ hai. Đồng thời theo dõi đái tháo đường và viêm phế quản.
Vài ngày sau bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc với các triệu chứng bứt rứt, vã mồ hôi lạnh, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, xuất hiện dấu chấm xuất huyết… nên được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh tình không cải thiện nên BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho bệnh nhân xuất viện theo yêu cầu của gia đình với chẩn đoán cuối cùng là SXH nặng thể sốc. Sau đó bệnh nhân đã tử vong.
20 quận, huyện có ca SXH cao
Kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy khu phố nơi bệnh nhân NT cư trú liên tục có người mắc SXH kéo dài trong nhiều tuần liền. Chưa hết, vẫn còn nhiều vật dụng chứa lăng quăng nên dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Riêng nơi cư trú của bệnh nhi N., Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận vẫn còn vật chứa nước có lăng quăng tại các hộ dân. Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy đến ngày 2-3 vẫn còn 20/24 quận, huyện báo động có số ca mắc SXH cao hoặc liên tục nhiều tuần.
Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hoạt động giám sát các điểm nguy cơ bùng phát dịch bệnh SHX của các địa phương vẫn còn nhiều điều đáng nói. Điển hình là xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Mặc dù xã này đã triển khai giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa lên kế hoạch giám sát cho từng điểm nguy cơ. Bên cạnh đó, khi kiểm tra thực tế ở khu nhà trọ, nhà dân, bãi đất trống vẫn phát hiện nhiều lăng quăng. “Chưa hết, phường 16 (quận 4) và phường 17 (quận Bình Thạnh) vẫn chưa triển khai thực hiện hoạt động giám sát điểm nguy cơ” - BS Dũng cho biết. Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cơ quan này đã đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng quận 4 và quận Bình Thạnh tập huấn các phường và tiến hành triển khai hoạt động giám sát tại những điểm nguy cơ. Đối với xã Phước Kiển, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè lập lại danh sách các điểm nguy cơ, lên kế hoạch giám sát, thực hiện giám sát định kỳ và có phiếu giám sát điểm nguy cơ. BS Trần Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè, cho biết trung tâm đã mời các ban, ngành để tập huấn hoạt động giám sát và lập lại danh sách các điểm nguy cơ cao trên địa bàn xã Phước Kiển. ___________________________ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM vừa phát hiện thêm một ổ dịch thủy đậu và ba ổ dịch quai bị. Ổ dịch thủy đậu xảy ra tại một công ty trên địa bàn quận 7, TP.HCM khiến 43 người mắc. Ba ổ dịch quai bị xảy ra tại ba trường học trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP.HCM với tổng số học sinh mắc là 21 em. |
Tác giả bài viết: TRẦN NGỌC
Nguồn tin: