Xót xa trước ước mơ của người mẹ có con liệt sỹ hy sinh ở đảo Gạc Ma
- 10:33 15-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tròn 29 năm (14/3/1988 - 14/3/2017), 64 chiến sỹ hải quân đã anh dũng hy sinh tại đảo Gạc Ma, nhưng phần lớn thi thể các anh vẫn còn nằm lại chiến trường biển sâu, khiến người thân xót xa.
Nỗi đau khoắc khoải 29 năm vẫn không thể nào nguôi
Chúng tôi tìm về ngôi nhà của mẹ Lưu Thị Mỹ (hay còn gọi là mẹ Linh, 87 tuổi), trú tại xóm 10, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vào đúng ngày mất của liệt sỹ Hồ Văn Nuôi, một trong 8 người con của Nghệ An hy sinh tại đảo Gạc Ma cách đây 29 năm. Nhìn thấy mẹ Mỹ một mình ngồi ở cửa nhìn ra như ngóng đợi ai, khiến chúng tôi quặn lòng.
“Ngày giỗ của thằng Nuôi là 27/1 âm lịch, nhưng vào đúng ngày 14/3 dương lịch, mẹ vẫn thắp hương cho nó. Mẹ già rồi, chẳng sống được bao lâu nữa, cố gắng hương khói cho con được ngày nào tốt ngày đó thôi”, mẹ Mỹ thì thầm bên tai tôi. Đôi tai mẹ đã lãng nên khi nói chuyện, phải ghé sát vì sợ người khác không nghe được.
Mẹ Mỹ có tất cả 7 người con, liệt sỹ Hồ Văn Nuôi là người con thứ 3 và cũng là người con trai đầu tiên. Vì vậy, liệt sỹ Nuôi sớm giúp bố mẹ lao động, chăm sóc các em ăn học. Năm 1985, liệt sỹ Nuôi đã vác ba lô theo tiếng gọi của đất nước, với mong muốn các em được sống trong khung cảnh hòa bình.
“Có anh ấy ở nhà, khi nào cũng như Tết, vì anh ấy hay làm trò tếu để dỗ các em khi bố mẹ vắng nhà. Đến khi anh ấy nhập ngũ, ngôi nhà buồn hẳn, mọi người phải mất một thời gian mới quen với việc anh ấy đã ra đi. Vẫn biết anh đi làm nhiệm vụ của Tổ quốc, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ mất anh mãi mãi…”, chị Hồ Thị Liên (SN 1969, em gái liệt sỹ Nuôi) nhớ lại.
Ngồi vuốt ve tấm ảnh của liệt sỹ Nuôi, mẹ Mỹ nghẹn ngào: “Không phải con mẹ thì mẹ khen đâu, nhưng Nuôi hồi xưa đẹp trai, lại chăm chỉ và có duyên nên nhiều bạn gái thích nó lắm. Chỉ tiếc nó chưa đưa con dâu về cho mẹ thì đã nhập ngũ, nó mất khi còn quá trẻ…”.
Thi thoảng nhớ con, mẹ Mỹ lại lấy chiếc túi đựng toàn bộ hồ sơ, giấy tờ báo tử ra xem, rồi lại cặm cụi lấy di ảnh con ra chùi. Mặc dù mỗi lần như vậy, trái tim của mẹ lại nhói đau, nhưng lại khiến mẹ có cảm giác gặp lại con.
“Hồi xưa, nhà đông người nên nghèo lắm, nhiều lúc gạo hết, vợ chồng mẹ lại bảo ăn rồi để nhường củ khoai, củ sắn cho các con. Thế mà thằng Nuôi biết, nó cũng bảo con ăn rồi và nhường cho các em. Giờ đây gạo nhiều rồi, vậy mà nó chẳng còn nữa, cứ nghĩ thế là nước mắt mẹ trào ra”, mẹ Mỹ khó khăn nói. Thời gian này, càng lúc sức khỏe của mẹ càng yếu đi, vì vậy mẹ lại càng nhớ về quá khứ, nhớ người con hy sinh vì đất nước mà mẹ yêu nhất.
Lần cuối cùng gặp mặt con trai
Trong suốt thời gian từ khi nhập ngũ, vào Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đóng quân đến khi hy sinh, liệt sỹ Hồ Văn Nuôi chỉ được nghỉ phép về quê một lần. Đó cũng là thời gian cuối cùng gia đình quây quần.
“Đầu năm 1986, anh tôi sau khi trải qua đợt huấn luyện, được về nhà mấy hôm. Mọi người vui lắm, nhìn thấy anh Nuôi khỏe hơn so với ngày còn ở nhà, ai cũng xúc động trào nước mắt. Thế mà anh ấy cứ tíu tít kể chuyện huấn luyện, kể về các đồng chí mới quen, bắt tay người kia, vỗ vai người này, khiến cả nhà chẳng khóc nổi”, chị Liên nhớ lại.
Mặc dù chỉ ở với gia đình có vài hôm, nhưng liệt sỹ Nuôi vẫn kịp sửa cho mẹ cái mái nhà bị giột, chỉ bảo các em học hành… Đến lúc chia tay để về đơn vị, ai cũng nghĩ một thời gian ngắn nữa liệt sỹ Nuôi sẽ trở về. Thế nhưng, chẳng ai ngờ rằng phải hơn một năm sau mọi người mới nghe được tin tức của liệt sỹ Nuôi, nhưng đó là tin báo tử.
“Lúc đó, tôi và bố đang đi làm ngoài đồng, khi đi qua nhà hàng xóm, nghe thấy đài đang đưa tin về trận Hải chiến Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong trận chiến đó, có 64 chiến sỹ hy sinh. Sau đó, họ đọc danh tính từng người, bất ngờ chúng tôi nghe thấy tên anh. Cứ nghĩ nghe nhầm, nhưng khi họ đọc lại lần nữa, đúng là anh thật”, chị Liên rớt nước mắt nói.
Tin này như sét đánh khiến mẹ ngất xỉu tại chỗ, vì thương nhớ con cùng với việc lao động nặng nhọc nên bố liệt sỹ Nuôi qua đời 3 năm sau đó. Một mình mẹ Mỹ nuôi các con thơ dại và gắng chịu nỗi đau mất chồng, mất con.
“Nuôi nó hứa với mẹ sẽ giữ gìn sức khỏe, xuất ngũ về nhà làm ruộng cùng mẹ để nuôi các em. Thế mà nó chẳng giữ lời hứa, mẹ giận nó lắm…”, mẹ Mỹ khóc.
Mong ước thi thể con được tìm thấy nguyên vẹn
Trong trận hải chiến ngày 14/3/1988, có tất cả 64 chiến sỹ hy sinh, ngoài một số thi thể được đồng đội đưa về, còn 56 thi thể khác vẫn nằm ở biển sâu. Phải 20 năm sau, bộ Tư lệnh Hải quân mới xác định vị trí xác tàu và bước đầu lặn vớt, đưa được một số hài cốt các anh lên khỏi đáy biển.
Sau quá trình nghiên cứu, so sánh đối chiếu mẫu ADN, danh tính 8 liệt sỹ đã được xác định, trong đó có 2 người con của Nghệ An. Các anh là liệt sỹ Đậu Xuân Tư và liệt sỹ Hồ Văn Nuôi, đều ở huyện Nghi Lộc. Năm 2009, bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội tổ chức công bố kết quả giám định ADN và bàn giao hài cốt cho thân nhân.
“Lúc nghe tin tìm thấy thi thể Nuôi, mẹ mừng lắm, mấy đêm thức trắng. Nhưng khi biết đây chỉ là một phần cơ thể của con trai, mẹ cảm thấy xót xa lắm, vì một phần máu thịt của con vẫn đang chìm dưới đáy biển. Lúc sống không được sung sướng, đến khi mất đi cũng bị thiệt thòi”, mẹ Mỹ chia sẻ.
Tuy nhiên, nghĩ đến việc hàng chục người mẹ khác chưa được đưa con trở về quê hương, mẹ Mỹ lại nén đau chờ đợi với hy vọng một ngày nào đó tất cả những người còn lại đều được tìm thấy để trao trả cho gia đình.
“Mẹ nào chẳng thương con, dù biết con đã quá may mắn so với nhiều đồng đội của nó, nhưng cứ nghĩ cơ thể con chưa trọn vẹn là mẹ đau không chịu được. Ước gì trước lúc mẹ đi theo ông nhà thì phần còn lại của con được tìm thấy, để nhắm mắt xua tay”, mẹ Mỹ nắm lấy chúng tôi nói lên ước nguyện trước khi từ biệt.
Ông Hoàng Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến cho biết: “Liệt sỹ Hồ Văn Nuôi đã hy sinh vì độc lập đất nước. Vì vậy, chính quyền xã luôn trân trọng, biết ơn, đánh giá cao sự cống hiến, hy sinh to lớn của gia đình liệt sỹ. Nay, bà Lưu Thị Mỹ đã cao tuổi, nên chúng tôi luôn cố gắng chăm lo, để bà hưởng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước”.
Chúng tôi tìm về ngôi nhà của mẹ Lưu Thị Mỹ (hay còn gọi là mẹ Linh, 87 tuổi), trú tại xóm 10, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vào đúng ngày mất của liệt sỹ Hồ Văn Nuôi, một trong 8 người con của Nghệ An hy sinh tại đảo Gạc Ma cách đây 29 năm. Nhìn thấy mẹ Mỹ một mình ngồi ở cửa nhìn ra như ngóng đợi ai, khiến chúng tôi quặn lòng.
“Ngày giỗ của thằng Nuôi là 27/1 âm lịch, nhưng vào đúng ngày 14/3 dương lịch, mẹ vẫn thắp hương cho nó. Mẹ già rồi, chẳng sống được bao lâu nữa, cố gắng hương khói cho con được ngày nào tốt ngày đó thôi”, mẹ Mỹ thì thầm bên tai tôi. Đôi tai mẹ đã lãng nên khi nói chuyện, phải ghé sát vì sợ người khác không nghe được.
Mẹ Mỹ có tất cả 7 người con, liệt sỹ Hồ Văn Nuôi là người con thứ 3 và cũng là người con trai đầu tiên. Vì vậy, liệt sỹ Nuôi sớm giúp bố mẹ lao động, chăm sóc các em ăn học. Năm 1985, liệt sỹ Nuôi đã vác ba lô theo tiếng gọi của đất nước, với mong muốn các em được sống trong khung cảnh hòa bình.
“Có anh ấy ở nhà, khi nào cũng như Tết, vì anh ấy hay làm trò tếu để dỗ các em khi bố mẹ vắng nhà. Đến khi anh ấy nhập ngũ, ngôi nhà buồn hẳn, mọi người phải mất một thời gian mới quen với việc anh ấy đã ra đi. Vẫn biết anh đi làm nhiệm vụ của Tổ quốc, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ mất anh mãi mãi…”, chị Hồ Thị Liên (SN 1969, em gái liệt sỹ Nuôi) nhớ lại.
Ngồi vuốt ve tấm ảnh của liệt sỹ Nuôi, mẹ Mỹ nghẹn ngào: “Không phải con mẹ thì mẹ khen đâu, nhưng Nuôi hồi xưa đẹp trai, lại chăm chỉ và có duyên nên nhiều bạn gái thích nó lắm. Chỉ tiếc nó chưa đưa con dâu về cho mẹ thì đã nhập ngũ, nó mất khi còn quá trẻ…”.
Thi thoảng nhớ con, mẹ Mỹ lại lấy chiếc túi đựng toàn bộ hồ sơ, giấy tờ báo tử ra xem, rồi lại cặm cụi lấy di ảnh con ra chùi. Mặc dù mỗi lần như vậy, trái tim của mẹ lại nhói đau, nhưng lại khiến mẹ có cảm giác gặp lại con.
“Hồi xưa, nhà đông người nên nghèo lắm, nhiều lúc gạo hết, vợ chồng mẹ lại bảo ăn rồi để nhường củ khoai, củ sắn cho các con. Thế mà thằng Nuôi biết, nó cũng bảo con ăn rồi và nhường cho các em. Giờ đây gạo nhiều rồi, vậy mà nó chẳng còn nữa, cứ nghĩ thế là nước mắt mẹ trào ra”, mẹ Mỹ khó khăn nói. Thời gian này, càng lúc sức khỏe của mẹ càng yếu đi, vì vậy mẹ lại càng nhớ về quá khứ, nhớ người con hy sinh vì đất nước mà mẹ yêu nhất.
Lần cuối cùng gặp mặt con trai
Trong suốt thời gian từ khi nhập ngũ, vào Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đóng quân đến khi hy sinh, liệt sỹ Hồ Văn Nuôi chỉ được nghỉ phép về quê một lần. Đó cũng là thời gian cuối cùng gia đình quây quần.
“Đầu năm 1986, anh tôi sau khi trải qua đợt huấn luyện, được về nhà mấy hôm. Mọi người vui lắm, nhìn thấy anh Nuôi khỏe hơn so với ngày còn ở nhà, ai cũng xúc động trào nước mắt. Thế mà anh ấy cứ tíu tít kể chuyện huấn luyện, kể về các đồng chí mới quen, bắt tay người kia, vỗ vai người này, khiến cả nhà chẳng khóc nổi”, chị Liên nhớ lại.
Mặc dù chỉ ở với gia đình có vài hôm, nhưng liệt sỹ Nuôi vẫn kịp sửa cho mẹ cái mái nhà bị giột, chỉ bảo các em học hành… Đến lúc chia tay để về đơn vị, ai cũng nghĩ một thời gian ngắn nữa liệt sỹ Nuôi sẽ trở về. Thế nhưng, chẳng ai ngờ rằng phải hơn một năm sau mọi người mới nghe được tin tức của liệt sỹ Nuôi, nhưng đó là tin báo tử.
“Lúc đó, tôi và bố đang đi làm ngoài đồng, khi đi qua nhà hàng xóm, nghe thấy đài đang đưa tin về trận Hải chiến Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong trận chiến đó, có 64 chiến sỹ hy sinh. Sau đó, họ đọc danh tính từng người, bất ngờ chúng tôi nghe thấy tên anh. Cứ nghĩ nghe nhầm, nhưng khi họ đọc lại lần nữa, đúng là anh thật”, chị Liên rớt nước mắt nói.
Tin này như sét đánh khiến mẹ ngất xỉu tại chỗ, vì thương nhớ con cùng với việc lao động nặng nhọc nên bố liệt sỹ Nuôi qua đời 3 năm sau đó. Một mình mẹ Mỹ nuôi các con thơ dại và gắng chịu nỗi đau mất chồng, mất con.
“Nuôi nó hứa với mẹ sẽ giữ gìn sức khỏe, xuất ngũ về nhà làm ruộng cùng mẹ để nuôi các em. Thế mà nó chẳng giữ lời hứa, mẹ giận nó lắm…”, mẹ Mỹ khóc.
Mong ước thi thể con được tìm thấy nguyên vẹn
Trong trận hải chiến ngày 14/3/1988, có tất cả 64 chiến sỹ hy sinh, ngoài một số thi thể được đồng đội đưa về, còn 56 thi thể khác vẫn nằm ở biển sâu. Phải 20 năm sau, bộ Tư lệnh Hải quân mới xác định vị trí xác tàu và bước đầu lặn vớt, đưa được một số hài cốt các anh lên khỏi đáy biển.
Sau quá trình nghiên cứu, so sánh đối chiếu mẫu ADN, danh tính 8 liệt sỹ đã được xác định, trong đó có 2 người con của Nghệ An. Các anh là liệt sỹ Đậu Xuân Tư và liệt sỹ Hồ Văn Nuôi, đều ở huyện Nghi Lộc. Năm 2009, bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội tổ chức công bố kết quả giám định ADN và bàn giao hài cốt cho thân nhân.
“Lúc nghe tin tìm thấy thi thể Nuôi, mẹ mừng lắm, mấy đêm thức trắng. Nhưng khi biết đây chỉ là một phần cơ thể của con trai, mẹ cảm thấy xót xa lắm, vì một phần máu thịt của con vẫn đang chìm dưới đáy biển. Lúc sống không được sung sướng, đến khi mất đi cũng bị thiệt thòi”, mẹ Mỹ chia sẻ.
Tuy nhiên, nghĩ đến việc hàng chục người mẹ khác chưa được đưa con trở về quê hương, mẹ Mỹ lại nén đau chờ đợi với hy vọng một ngày nào đó tất cả những người còn lại đều được tìm thấy để trao trả cho gia đình.
“Mẹ nào chẳng thương con, dù biết con đã quá may mắn so với nhiều đồng đội của nó, nhưng cứ nghĩ cơ thể con chưa trọn vẹn là mẹ đau không chịu được. Ước gì trước lúc mẹ đi theo ông nhà thì phần còn lại của con được tìm thấy, để nhắm mắt xua tay”, mẹ Mỹ nắm lấy chúng tôi nói lên ước nguyện trước khi từ biệt.
Ông Hoàng Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến cho biết: “Liệt sỹ Hồ Văn Nuôi đã hy sinh vì độc lập đất nước. Vì vậy, chính quyền xã luôn trân trọng, biết ơn, đánh giá cao sự cống hiến, hy sinh to lớn của gia đình liệt sỹ. Nay, bà Lưu Thị Mỹ đã cao tuổi, nên chúng tôi luôn cố gắng chăm lo, để bà hưởng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước”.
Ngày 14/3/1988, tại 3 đảo đá ngầm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, trong lúc các lực lượng công binh Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam đang tiến hành tiếp cận xây dựng đảo, các tàu chiến trang bị vũ khí hạng nặng của quân Trung Quốc đã tấn công, bắn cháy và bắn chìm 3 tàu vận tải HQ604, HQ605 và HQ505. Cuộc chiến không cân sức đã khiến 64 chiến sĩ hải quân nước ta hy sinh và nhiều chiến sĩ khác bị thương. |
Tác giả bài viết: Anh Ngọc
Nguồn tin: