Cô rất buồn, Cô đã không thể làm khác!
- 11:01 14-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi chợt nghĩ ngay, cái khoảnh khắc tôi giơ cao cây thước phạt roi em nếu ai đó tình cờ quay được hình ảnh ấy tung lên mạng thì tôi chết chắc.
LTS: Là một giáo viên tiểu học, cô giáo Phan Tuyết cũng như bao thầy cô khác luôn cố gắng giữ gìn phẩm chất đạo đức của một giáo viên.
Để giáo dục những em học sinh cá biệt, cô Phan Tuyết không chỉ dùng những lời ngọt ngào, hết sức tâm lý với học sinh mà thậm chí có lúc cô đã từng phải dùng đến đòn roi.
Bài viết dưới đây là những dòng tâm sự lo lắng cho học trò của cô và những cảm xúc khi phạt học trò khi không thể làm gì khác để học sinh ngoan hiền hơn.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Dù mới học lớp 2 nhưng em nổi tiếng lì lợm. Trong trường, bất cứ thầy cô giáo nào vào dạy lớp em cũng đều than rằng em quậy phá không nghe lời.
Em đã không chú ý học còn phá bĩnh các bạn xung quanh. Một số học sinh trong lớp nhiều khi cũng bắt chước em nổi loạn theo kiểu dây chuyền. Vì thế, tiết học không ít lần phải dừng giữa chừng để thầy cô nhắc nhở, ổn định.
Nhiều hôm, tới lớp thấy khuôn mặt em nham nhở những vết cào xước, máu còn rịn ra. Tôi hỏi thì được biết đó là vết tích của những trận đòn mà mẹ em cũng không thể chịu nổi khi em không nghe lời.
Có lần, tôi đã kéo em vào lòng nhỏ nhẹ hỏi: “Mẹ đánh thế con có sợ không?” Nhìn em trả lời một cách lạnh lùng, tôi bỗng thấy chờn chợn: “Con không sợ, con tức quá còn đánh lại mẹ con nữa”.
Để giáo dục những em học sinh cá biệt, cô Phan Tuyết không chỉ dùng những lời ngọt ngào, hết sức tâm lý với học sinh mà thậm chí có lúc cô đã từng phải dùng đến đòn roi.
Bài viết dưới đây là những dòng tâm sự lo lắng cho học trò của cô và những cảm xúc khi phạt học trò khi không thể làm gì khác để học sinh ngoan hiền hơn.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Dù mới học lớp 2 nhưng em nổi tiếng lì lợm. Trong trường, bất cứ thầy cô giáo nào vào dạy lớp em cũng đều than rằng em quậy phá không nghe lời.
Em đã không chú ý học còn phá bĩnh các bạn xung quanh. Một số học sinh trong lớp nhiều khi cũng bắt chước em nổi loạn theo kiểu dây chuyền. Vì thế, tiết học không ít lần phải dừng giữa chừng để thầy cô nhắc nhở, ổn định.
Nhiều hôm, tới lớp thấy khuôn mặt em nham nhở những vết cào xước, máu còn rịn ra. Tôi hỏi thì được biết đó là vết tích của những trận đòn mà mẹ em cũng không thể chịu nổi khi em không nghe lời.
Có lần, tôi đã kéo em vào lòng nhỏ nhẹ hỏi: “Mẹ đánh thế con có sợ không?” Nhìn em trả lời một cách lạnh lùng, tôi bỗng thấy chờn chợn: “Con không sợ, con tức quá còn đánh lại mẹ con nữa”.
Thầy cô phải dùng đến roi vọt cũng là yêu thương học sinh nhưng bởi không còn cách nào khác. (Ảnh minh họa: Tuoitre.vn)
Nghe em nói thế, tôi chợt khuyên: “Như thế là chưa ngoan, là bất hiếu đấy con ạ”. Nét mặt em đanh lại, em đáp thẳng thừng: “Ai bảo mẹ đánh con làm chi? Con ghét mẹ con lắm”.
Tôi chỉ biết buông tiếng thở dài ngao ngán.
Rồi tôi nghĩ “Đòn roi đối với em chẳng có tác dụng gì”, nên bao giờ cũng thế trước khi vào tiết học, tôi thường dành vài phút để trò chuyện với em:
- Bảo có thương cô không?
- Thương chứ
- Con phải trả lời tròn câu nghe chưa?
- Dạ. Thương ạ
- Thương cô, Bảo phải ngồi học ngoan để cô dạy các bạn.
Nghe thế, cậu bé nhoẻn miệng cười đáp nhỏ nhẹ: “Vâng ạ”.
Tôi còn dùng động tác giữ lời hứa bằng cách cùng em đưa ngón tay trỏ và tay út lên chạm vào nhau như kiểu mấy đứa bé thể hiện lời thề.
Thế nhưng cố gắng lắm em cũng chỉ ngồi yên được khoảng dăm phút.
Trước là đập bạn cùng bàn, sau là tới thẳng bàn khác khi cô đang lui hui chấm sửa bài cho các nhóm.
Em hết giật sách bạn này, giật bút, giật thước kẻ của bạn kia, lúc lại thẳng tay đánh hết bạn này đến bạn khác… lớp học bỗng trở nên náo động khác thường khi tiếng bạn này thưa cô, tiếng bạn kia phản ứng lại…
Tôi đã phải làm mặt giận để nạt em về chỗ… Cứ thế, một tiết học phải dừng lại không biết bao nhiêu lần.
Hôm nay, tôi đã phải dùng cây thước phạt em vài roi, vừa phạt tôi vừa nói lớn: “Con quậy phá như thế nói hoài không nghe, giờ cô phải phạt con”.
Phải nói em bớt lì hẳn nên ngồi học có vẻ nghiêm túc hơn. Dù thế, tôi biết mình đang vi phạm điều cam kết mà bất cứ giáo viên nào cũng không được làm, nói nặng hơn là tôi đang vi phạm đạo đức nhà giáo.
Tôi chợt nghĩ ngay, cái khoảnh khắc tôi giơ cao cây thước phạt roi em nếu ai đó tình cờ quay được hình ảnh ấy tung lên mạng như nhiều người vẫn làm thì tôi chết chắc.
Tôi sẽ phải hứng biết bao gạch đá của cộng đồng mạng.
Phải lãnh biết bao lời sỉ vả nặng nề rằng cô giáo không tim, rằng cô là đồ ác độc, máu lạnh, không xứng đáng đứng trên bục giảng… như nhiều lời chửi rủa mà một vài đồng nghiệp của tôi cũng đã từng gánh chịu khi bất đắc dĩ phải dùng hình phạt nghiêm khắc với trò.
Và có thể nặng hơn chính tôi sẽ bị sa thải khỏi ngành trước sức ép của dư luận.
Bởi tôi chẳng thể nào thanh minh rằng lúc ấy tôi phạt roi em bằng tình thương của một người mẹ.
Tôi đang giúp em trở nên ngoan hiền hơn. Tôi đang giúp tất cả học trò trong lớp hôm ấy được học trọn tiết học thật đúng nghĩa…
Suốt ngày hôm ấy, tôi cũng sống trong tâm trạng bất an, thấp thỏm.
Bởi tôi sợ bất thình lình phụ huynh của em có thể xuất hiện cùng những tờ đơn tố cáo giáo viên đã bạo hành con họ như một số phụ huynh đã từng làm.
Nhưng tôi đã nhầm, vị phụ huynh cũng đến lớp nhưng không phải là để kiện cáo hay xỉ vả giáo viên. Chị đến để cám ơn tôi vì nhờ sự nghiêm khắc ấy, cậu bé đã chăm học, lễ phép và bớt lì lợm hơn.
Đâu phải đòn roi lúc nào cũng đáng trách phải không mọi người?
Tác giả bài viết: Phan Tuyết
Nguồn tin: