Làm giáo viên mà sợ dự giờ, góp ý của đồng nghiệp?
- 10:08 13-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Làm nghề dạy học mà luôn sợ soạn giáo án, sợ dự giờ, sợ đồng nghiệp dự giờ và góp ý cho mình nhiều thì có xứng đáng là thầy, cô giáo hay không?
LTS: Bàn về vấn đề dự giờ giáo viên, tác giả Sông Trà cho rằng đây là hoạt động có ý nghĩa tốt, giúp giáo viên trau dồi kiến thức và năng lực giảng dạy.
Tuy nhiên, theo tác giả, sự quan tâm về vấn đề này của một số Ban giám hiệu, Tổ trưởng… còn nhiều hạn chế.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Về dự giờ, Thông tư số: 12/2009/TT-BGDĐT, ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định:
“Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/ giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/ giáo viên;
Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.”
Tuy nhiên, theo tác giả, sự quan tâm về vấn đề này của một số Ban giám hiệu, Tổ trưởng… còn nhiều hạn chế.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Về dự giờ, Thông tư số: 12/2009/TT-BGDĐT, ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định:
“Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/ giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/ giáo viên;
Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.”
Việc dự giờ thăm lớp mang lại nhiều ý nghĩa cho giáo viên. (Ảnh: Zing.vn)
Tôi cho rằng, quy định cụ thể như thế vừa để thấy tầm quan trọng, tính cần thiết của việc dự giờ vừa để các địa phương, nhà trường đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai, thực hiện; tránh tình trạng nơi ít, nơi nhiều, khó khăn cho kiểm tra, đánh giá của cấp trên.
Có thể nói, dự giờ, thao giảng là một hoạt động đặc biệt quan trọng đối với tất cả giáo viên chúng ta.
Bởi vì, thông qua hoạt động này giúp giáo viên rất nhiều trong phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyên môn, nhất là trong bối cảnh đổi mới dạy học hiện nay.
Về phía người dạy, dự giờ, thao giảng sẽ giúp cho thầy, cô giáo chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình.
Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm có tác dụng và ý nghĩa thiết thực đối với từng thầy, cô giáo.
Thực tế, khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh ở mọi bậc học.
Việc làm này khi đã thành ý thức, thành thường xuyên thì không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học.
Trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót, hạn chế trong quá trình dạy học.
Tầm quan trọng và tính cần thiết của hoạt động dự giờ là vậy nhưng quá trình thực hiện của các nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn, các giáo viên vẫn chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Nhận thức và sự quan tâm của một số Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng, khối trưởng còn hạn chế.
Do bận giải quyết sự vụ, họp hành, viết báo cáo triền miên nên nhiều Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/ giáo viên, thậm chí có Hiệu trưởng cả năm học chẳng dự tiết nào.
Các thầy, cô giáo thường chỉ dự giờ, thao giảng mang tính phong trào, tập trung vào các ngày lễ, sự kiện chính trong năm học.
Giáo viên đang mất dần tính tự giác, không còn tích cực, mặn mà với hoạt động dự giờ, khiến nhiều nhà trường “đau đầu”, chất lượng chuyên môn bị ảnh hưởng, đe dọa.
Để hoạt động dự giờ đi vào quy củ, thực hiện đúng quy định của cấp trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường, tôi cho rằng vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, ý thức nghề nghiệp của giáo viên phải được đặt lên hàng đầu.
Muốn cho nhà trường mạnh lên, chất lượng chuyên môn của thầy, cô cải thiện thì Ban giám hiệu, các tổ trưởng, nhóm trưởng, khối trưởng cần gương mẫu, đi đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và đi dự giờ giáo viên đúng quy định.
Là người quản lý, anh không quan tâm, không chia sẻ cùng mọi người thì làm sao đồng nghiệp, giáo viên trong trường, tổ, nhóm, khối nghiêm túc thực hiện?
Muốn có tính tự giác thì trước hết phải có bắt buộc, quy định cụ thể.
Người quản lý thỉnh thoảng nên giải thích, phân tích lại cho các giáo viên thấy, dự giờ, thăm lớp là một hoạt động bình thường, thường xuyên ở trường học, mọi tiết dự giờ, thao giảng đều được góp ý xây dựng một cách công tâm, khách quan, qua đó rất tốt cho người dự, người dạy và học sinh.
Bởi hiện nay, không ít giáo viên có tâm lý nặng nề đối với việc dự giờ, coi đó là kiểm tra đồng nghiệp, gây áp lực, căng thẳng cho người dạy và học sinh.
Làm nghề dạy học mà luôn sợ soạn giáo án, sợ dự giờ, sợ đồng nghiệp dự giờ và góp ý cho mình nhiều thì có xứng đáng là thầy, cô giáo hay không?
Tác giả bài viết: Sông Trà
Nguồn tin: