Không chuyên nghiệp từ tấm áo
- 07:41 12-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trang phục thi đấu là một trong những chi tiết quan trọng để thấy sự chuyên nghiệp của các đội bóng. Nói cách khác, càng chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ, một CLB sẽ càng được đánh giá cao. Thế nhưng, nhiều đội ở V-League bây giờ vẫn chưa thật sự coi trọng chiếc áo đấu dù giải đã chuyên nghiệp được 17 năm.
Trong suốt nhiều năm tồn tại kể từ khi lên chuyên nghiệp, V-League ngập tràn áo đấu hàng nhái, hàng “chợ” - đó là một sự thật không thể chối cãi. Thậm chí, ngay cả ở thời điểm này, khi giải bóng đá số 1 quốc gia đã có nhiều tiến bộ, các CLB đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc sử dụng những chiếc áo đấu chính hãng, thì hàng nhái vẫn cứ nhan nhản.
Sự thật
Trong bối cảnh nhiều đội bóng đã được sử dụng áo chính hãng từ rất lâu (Hà Nội FC gắn bó với Kappa đã sang năm thứ 7) thì Quảng Nam vẫn “trung thành” với áo nhái. Nói là áo nhái bởi nó thực sự là “hàng fake” chứ không phải một mẫu thiết kế nào riêng biệt.
Nhìn vào áo đấu của Quảng Nam, có thể dễ dàng nhận thấy họa tiết 3 sọc vốn đã làm nên thương hiệu của Adidas. Nhưng có một sự thật 100% là Adidas chưa bao giờ tài trợ cho bất cứ đội bóng nào ở Việt Nam.
Thực tế, theo tìm hiểu của chúng tôi, những bộ quần áo này được gia công ở các xưởng may nhỏ với giá chỉ gần 200.000 đồng/bộ. Tương tự, một đội bóng lớn như SHB Đà Nẵng lúc này cũng đang phải dùng hàng nhái Adidas, với 3 sọc ở cầu vai. Trước khi ký hợp đồng với Kappa, Bình Dương một thời gian dài cũng tương tự, mặc đồ nhái của Adidas.
Mấy năm trước CLB Hải Phòng từng có chuyện áo đấu thì không có logo, quần thì logo của Puma nhưng tất lại có… logo Adidas. Sự cẩu thả đã khiến cho các cầu thủ trở nên rất nghiệp dư ở trên sân bóng. Lúc này, Hải Phòng đã có trang phục chính hãng (do Mitre cung cấp), nhưng phần nửa V-League vẫn đang dùng hàng nhái.
Có thể kể ra đây như Khánh Hòa, SLNA, Cần Thơ, Sài Gòn FC hay TP.HCM. Thậm chí, một đội bóng danh tiếng như HAGL cũng chưa có áo chính hãng để dùng, mà toàn đặt may gia công.
Chuyện không chỉ vì “tiền”
Một câu hỏi được đặt ra là các đội bóng có thiếu tiền đến mức không thể trang bị cho các cầu thủ một bộ quần áo chính hãng? Hoàn toàn không. Đơn cử như HAGL, lứa trẻ trong tay bầu Đức như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn… thừa sức trở thành thỏi nam châm thu hút tài trợ. Nhưng bao năm nay đội bóng phố Núi vẫn dùng quần áo hàng chợ. Liệu có phải họ… thích thế, hoặc HAGL chưa tìm được đối tác nào xứng tầm và vẫn chấp nhận để các cầu thủ của mình thi đấu dưới màu áo không chính hãng.
Thông thường, do thị trường hạn hẹp và hàng nhái ngập tràn, nên các đội bóng ở Việt Nam, nếu muốn sử dụng đồ chính hãng, không thể thỏa hiệp với các hãng lớn, mà phải thông qua những đơn vị phân phối trong nước.
Ở Việt Nam, đơn cử có cái tên lớn là Hoàng Phúc International (phân phối hàng Kappa) và Tập đoàn Động lực (nhượng quyền của Mitre). Việc này là tốt, nhưng tất nhiên cũng có nhiều hạn chế do đây chỉ là những hợp đồng nhỏ, có giá trị chỉ khoảng 1-2 tỷ đồng/năm.
Nói vậy để thấy Than Quảng Ninh là CLB thành công nhất cho đến nay khi kêu gọi được Joma tài trợ chính hãng. Đơn giản bởi Joma đánh giá đúng tiềm lực của đội bóng đất Mỏ, với CĐV nhiệt tình. Hầu hết CĐV ở đây đều mua áo chính hãng thay vì áo fake như nhiều nơi khác. Từ đó, doanh số của Joma cũng ít nhiều tăng theo.
Ông Bùi Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Phúc International thừa nhận, hàng nhái chính là rào cản để thương hiệu Kappa của ông đến với đông đảo các đội bóng ở V-League. “Chúng tôi từng tài trợ cho SLNA, nhưng sau đó ở Nghệ An xuất hiện quá nhiều áo nhái, nên công ty mẹ của Kappa ở Italia đã quyết định dừng lại”. Đây thực sự là bài toán nan giải mà không ai khác, chính các CĐV cũng có thể giúp CLB của mình giải bằng cách ủng hộ hàng chính hãng.
Với nhiều đội bóng, mặc trang phục xịn có ý nghĩa rất lớn. Họ không chỉ có trang phục chất lượng cao để tập luyện, thi đấu, mà còn có ít nhiều nguồn thu từ đó. Nhưng quan trọng hơn, là sau khi mặc đồ xịn lên người, các cầu thủ sẽ chuyên nghiệp, tự tin hơn khi ra sân thi đấu.
Mặt khác, những vấn đề liên quan đến hình ảnh, thương hiệu để đáp ứng tiêu chí của nhà tài trợ, cũng sẽ giúp các đội bóng có thêm kinh nghiệm và động lực để kiếm ra những khoản tiền mang tính vĩ mô. Bóng đá chuyên nghiệp không cần quá cao xa, mà đôi khi chỉ cần bắt đầu ở những chi tiết nhỏ nhặt như chuyện tấm áo.
Sự thật
Trong bối cảnh nhiều đội bóng đã được sử dụng áo chính hãng từ rất lâu (Hà Nội FC gắn bó với Kappa đã sang năm thứ 7) thì Quảng Nam vẫn “trung thành” với áo nhái. Nói là áo nhái bởi nó thực sự là “hàng fake” chứ không phải một mẫu thiết kế nào riêng biệt.
Nhìn vào áo đấu của Quảng Nam, có thể dễ dàng nhận thấy họa tiết 3 sọc vốn đã làm nên thương hiệu của Adidas. Nhưng có một sự thật 100% là Adidas chưa bao giờ tài trợ cho bất cứ đội bóng nào ở Việt Nam.
Thực tế, theo tìm hiểu của chúng tôi, những bộ quần áo này được gia công ở các xưởng may nhỏ với giá chỉ gần 200.000 đồng/bộ. Tương tự, một đội bóng lớn như SHB Đà Nẵng lúc này cũng đang phải dùng hàng nhái Adidas, với 3 sọc ở cầu vai. Trước khi ký hợp đồng với Kappa, Bình Dương một thời gian dài cũng tương tự, mặc đồ nhái của Adidas.
Mấy năm trước CLB Hải Phòng từng có chuyện áo đấu thì không có logo, quần thì logo của Puma nhưng tất lại có… logo Adidas. Sự cẩu thả đã khiến cho các cầu thủ trở nên rất nghiệp dư ở trên sân bóng. Lúc này, Hải Phòng đã có trang phục chính hãng (do Mitre cung cấp), nhưng phần nửa V-League vẫn đang dùng hàng nhái.
Có thể kể ra đây như Khánh Hòa, SLNA, Cần Thơ, Sài Gòn FC hay TP.HCM. Thậm chí, một đội bóng danh tiếng như HAGL cũng chưa có áo chính hãng để dùng, mà toàn đặt may gia công.
Chuyện không chỉ vì “tiền”
Một câu hỏi được đặt ra là các đội bóng có thiếu tiền đến mức không thể trang bị cho các cầu thủ một bộ quần áo chính hãng? Hoàn toàn không. Đơn cử như HAGL, lứa trẻ trong tay bầu Đức như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn… thừa sức trở thành thỏi nam châm thu hút tài trợ. Nhưng bao năm nay đội bóng phố Núi vẫn dùng quần áo hàng chợ. Liệu có phải họ… thích thế, hoặc HAGL chưa tìm được đối tác nào xứng tầm và vẫn chấp nhận để các cầu thủ của mình thi đấu dưới màu áo không chính hãng.
Thông thường, do thị trường hạn hẹp và hàng nhái ngập tràn, nên các đội bóng ở Việt Nam, nếu muốn sử dụng đồ chính hãng, không thể thỏa hiệp với các hãng lớn, mà phải thông qua những đơn vị phân phối trong nước.
Ở Việt Nam, đơn cử có cái tên lớn là Hoàng Phúc International (phân phối hàng Kappa) và Tập đoàn Động lực (nhượng quyền của Mitre). Việc này là tốt, nhưng tất nhiên cũng có nhiều hạn chế do đây chỉ là những hợp đồng nhỏ, có giá trị chỉ khoảng 1-2 tỷ đồng/năm.
Nói vậy để thấy Than Quảng Ninh là CLB thành công nhất cho đến nay khi kêu gọi được Joma tài trợ chính hãng. Đơn giản bởi Joma đánh giá đúng tiềm lực của đội bóng đất Mỏ, với CĐV nhiệt tình. Hầu hết CĐV ở đây đều mua áo chính hãng thay vì áo fake như nhiều nơi khác. Từ đó, doanh số của Joma cũng ít nhiều tăng theo.
Ông Bùi Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Phúc International thừa nhận, hàng nhái chính là rào cản để thương hiệu Kappa của ông đến với đông đảo các đội bóng ở V-League. “Chúng tôi từng tài trợ cho SLNA, nhưng sau đó ở Nghệ An xuất hiện quá nhiều áo nhái, nên công ty mẹ của Kappa ở Italia đã quyết định dừng lại”. Đây thực sự là bài toán nan giải mà không ai khác, chính các CĐV cũng có thể giúp CLB của mình giải bằng cách ủng hộ hàng chính hãng.
Với nhiều đội bóng, mặc trang phục xịn có ý nghĩa rất lớn. Họ không chỉ có trang phục chất lượng cao để tập luyện, thi đấu, mà còn có ít nhiều nguồn thu từ đó. Nhưng quan trọng hơn, là sau khi mặc đồ xịn lên người, các cầu thủ sẽ chuyên nghiệp, tự tin hơn khi ra sân thi đấu.
Mặt khác, những vấn đề liên quan đến hình ảnh, thương hiệu để đáp ứng tiêu chí của nhà tài trợ, cũng sẽ giúp các đội bóng có thêm kinh nghiệm và động lực để kiếm ra những khoản tiền mang tính vĩ mô. Bóng đá chuyên nghiệp không cần quá cao xa, mà đôi khi chỉ cần bắt đầu ở những chi tiết nhỏ nhặt như chuyện tấm áo.
Tác giả bài viết: Phi Điệp
Nguồn tin: