Người mẹ trẻ trở thành "cứu tinh" cho hơn 100 người mắc căn bệnh thế kỷ
- 09:09 11-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đau khổ cùng cực sau khi biết hai vợ chồng mắc bệnh HIV, chị Hồngtừng bước vượt qua mặc cảm, đứng lên xây dựng lại hạnh phúc cho mình và giúp đỡ những bệnh nhân khác của căn bệnh thế kỷ.
Vượt lên bi kịch gia đình
Loay hoay chuẩn bị cơm trưa cho chồng con, chị Mạc Thị Hồng (33 tuổi, trú bản Đình Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) vừa tranh thủ chỉ dạy cho con gái đầu hơn 7 tuổi cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh thế kỷ HIV. “Con hái rau giúp mẹ nhưng nhớ cẩn thận mấy con dao nhé. Cần cắt gì nhớ lấy cái kéo nhỏ của con để ở góc bàn đó”, chị Hồng nhỏ nhẹ khuyên nhủ con gái trong lúc 2 mẹ con cùng chuẩn bị cơm trưa.
Đưa mắt sang nhìn con gái, người mẹ 33 tuổi này rướm nước mắt kể, đó là đứa con đầu của chị với người cha quá cố đã qua đời vì căn bệnh HIV nhiều năm trước.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp nghành Dược một trường cao đẳng rồi về quê làm việc, chị Hồng bị một chàng trai trong bản bắt về làm vợ theo phong tục của người Thái. Cuộc sống hai vợ chồng gặp nhiều thuận lợi, lại được chồng hết mực yêu thương, thế nhưng 4 năm sau, người phụ nữ này bấn loạn phát hiện chồng mình đã mang căn bệnh HIV.
Loay hoay chuẩn bị cơm trưa cho chồng con, chị Mạc Thị Hồng (33 tuổi, trú bản Đình Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) vừa tranh thủ chỉ dạy cho con gái đầu hơn 7 tuổi cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh thế kỷ HIV. “Con hái rau giúp mẹ nhưng nhớ cẩn thận mấy con dao nhé. Cần cắt gì nhớ lấy cái kéo nhỏ của con để ở góc bàn đó”, chị Hồng nhỏ nhẹ khuyên nhủ con gái trong lúc 2 mẹ con cùng chuẩn bị cơm trưa.
Đưa mắt sang nhìn con gái, người mẹ 33 tuổi này rướm nước mắt kể, đó là đứa con đầu của chị với người cha quá cố đã qua đời vì căn bệnh HIV nhiều năm trước.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp nghành Dược một trường cao đẳng rồi về quê làm việc, chị Hồng bị một chàng trai trong bản bắt về làm vợ theo phong tục của người Thái. Cuộc sống hai vợ chồng gặp nhiều thuận lợi, lại được chồng hết mực yêu thương, thế nhưng 4 năm sau, người phụ nữ này bấn loạn phát hiện chồng mình đã mang căn bệnh HIV.
Chị Hồng cùng con gái lớn 7 tuổi hái rau, chuẩn bị cơm trưa
“Thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn, tôi khuyên chồng đi xét nghiệm HIV thì phát hiện anh ấy đã bị nhiễm căn bệnh này. Và tôi cũng bị lây nhiễm từ anh ấy”, chị Hồng nói và cho biết những ngày tháng sau đó cả gia đình rơi vào cảnh tuyệt vọng khi bị mòi người kỳ thị, dòm ngó.
Tủi thân nhưng không dám khóc trước mặt chồng, nhiều lần chị Hồng nghĩ đến phương án “giải thoát cho bản thân” nhưng rồi lại không dám. “Thấy chồng ngày một yếu dần, được một năm thì qua đời. Buồn đó nhưng còn con nữa. May là nó không bị nhiễm bệnh nên tôi quyết phải sống để chăm sóc cho con.
Chết chỉ có thể giải quyết được vấn đề trước mắt và mình có suy nghĩ hay khóc lóc thế nào thì cũng không tránh khỏi nó được. Chi bằng cứ đối mặt với nó, miễn sao sống thật ý nghĩa quãng đường còn lại. Cũng nhờ vậy mà những tháng ngày sau này tôi thấy thời gian nó quý giá, mọi việc đều trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều”, chị Hồng chia sẻ.
Để chung sống với con gái, chị Hồng bắt đầu học cách “cách ly”, phân chia đồ dùng riêng biệt để không lây nhiễm bệnh cho con của mình. Sự kỳ thị của người dân cũng là một trong những yếu tố đưa chị Hồng đến gần hơn với một người cùng cảnh ngộ. Cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm của anh Lim Văn Quang trú xã Châu Hạnh), người mẹ 33 tuổi này quyết định đi thêm bước nữa, cùng anh Lim về chung sống để chăm sóc cho nhau.
Xóa bỏ tệ nạn, “cứu tinh” của hàng trăm người bệnh
Nhanh chân về chuẩn bị cơm trưa cho chồng con sau buổi đi vận động 3 người trong xã đi xét nghiệm HIV, chị Hồng kể, nơi đây từng được xem là điểm nóng của các tệ nạn xã hội.
Chứng kiến cảnh nhiều người trong vùng lần lượt dẫn thân vào con đường nghiện ngập rồi chết vì ma túy, chị Hồng quyết định thành lập CLB Hy Vọng để kết nối những người cùng hoàn cảnh lại với nhau. Từ đó, hễ nghe tin ai có những biểu hiện nghi vấn của căn bệnh HIV, người phụ nữ này lại gác hết mọi công việc đi đến tận nhà khuyên nhủ, vận động đi xét nghiệm để sớm có cách điều trị, phòng tránh cho người thân…
“Thời gian đầu không đơn giản chi để làm việc này, khi đến vận động họ đi xét nghiệm, nhiều người còn đuổi tôi đi vì tầm bậy. Có cả những trường hợp xét nghiệm về, khi uống thuốc bị sốc thì từ bỏ việc điều trị vì cho rằng nhanh chết hơn nên tôi phải đi lại nhiều lần để thuyết phục”, chị Hồng cho biết.
Chị Hồng vui mừng khi có thêm một cháu trai khỏe mạnh, không bị lây nhiễm bệnh
Theo chị Hồng, không ít trường hợp khi phát hiện mình bị căn bệnh này đều tìm đến cái chết để tránh sự bàn tán của mọi người. Nhưng nhờ kịp thời phát hiện để làm công tác tư tưởng, ổn định tinh thần, nhiều trường hợp đã thoát chết trong gang tấc. Hơn 5 năm qua, chị Hồng đã giúp hơn 100 người trong xã Châu Hạnh đi xét nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm “sống chung” với HIV.
Để tạo thêm nghị lực, và kết nối các hoàn cảnh cùng cảnh ngộ lại với nhau, chị Hồng quyết định thành lập CLB mang tên Hy Vọng. Ngoài việc tư vấn cách uống thuốc để chống lại bệnh tật, các thành viên trong nhóm còn chia sẻ với nhau những cách để sống chung với căn bệnh HIV, thậm chí là những chuyện tế nhị trong sinh hoạt vợ chồng để hòa hợp bình thường với nhau… đều đặn hàng tháng.
Ôm lấy con trai hơn 5 tháng tuổi vào lòng, chị Hồng cho biết đứa con trai kháu khỉnh, không bị lây nhiễm bệnh từ bố mẹ chào đời không chỉ là sự mong mỏi và niềm vui của cả hai vợ chồng bấy lâu này. Mà cháu còn là mình chứng để tạo thêm sức mạnh cho những cặp vợ chồng cùng mắc HIV nhưng vẫn khát khao có con.
Ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh cho biết, đây từng là một nơi được xem là điểm nóng về các tệ nạn xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ khi có sự chung sức của chị Hồng, số lượng người bị mắc nhiếm HIV đã thuyên giảm đáng kể. CLB của chị Hồng hoạt động rất hiệu quả, giúp nhiều người lấy lại được niềm tin để tiếp tục vui sống.
Tác giả bài viết: Thành Trung
Nguồn tin: