"Chắc em ở lại trên này thôi"
- 16:37 08-03-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đầu tháng 2, Thanh Hiếu vừa từ biệt gia đình lên dạy học ở Trường Tiểu học Nậm He (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), cách quê gần 500 cây số. Thế nhưng, đó gần như không phải là một quyết định khó khăn với Hiếu.
"Chắc em ở lại trên này thôi"
Trần Thị Thanh Hiếu, 24 tuổi, tốt nghiệp Khoa Giáo dục Tiểu học và mầm non của Trường ĐH Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ). Sau một thời gian làm công việc tại bệnh viện tỉnh, Hiếu quyết định thi tuyển lên làm giáo viên tại Mường Chà. Ngày 1/2, Hiếu nhận quyết định về công tác tại Nậm He.
Từ khi ra trường, Hiếu chưa từng đi dạy học nhưng vì mình đã chọn học nghề giáo nên muốn theo tiếp công việc này:
"Lúc trước, xem qua tivi, thấy học sinh trên này rất nghèo, quần áo không có đủ mặc nên em cũng muốn lên đây để dạy học. Khi lên trên này rồi, càng thấy các em nghèo nên càng muốn ở đây dạy học" .
Nhà có 4 anh chị em, chẳng ai theo nghề giáo. Bố mẹ cũng không làm công việc liên quan tới nghề này. Thành ra, quyết định lên Nậm He dạy học của Hiếu không nhận được sự đồng thuận của gia đình.
Hôm nhận quyết định công tác, bố đưa lên trường nhưng thấy quá xa nhà, điều kiện vật chất lại khó khăn, thương con gái nên bảo: "Thôi đi về, không ở đây nữa!". Biết bố thương mình, nhưng Hiếu vẫn quyết định ở lại.
"Mọi người cứ nghĩ vậy thôi chứ thực ra bây giờ đường xá trên này đi lại cũng thuận tiện hơn nhiều. Cơ sở vật chất thì có khó khăn hơn một chút nhưng em vẫn có thể thích nghi được".
Các cô giáo nhà ở xa như Hiếu được nhà trường sắp xếp ở cùng nhau ngay tại khu nhà cạnh khu bán trú của học sinh. Nhà làm bằng vách nứa, phủ bạt dứa, lợp mái fro-ximăng, giống phòng bán trú của học sinh. Cứ năm cô một phòng.
Hiếu cũng không tính được căn phòng rộng bao nhiêu mét vuông, chỉ biết là rất bé. Các cô trải đệm rồi nằm chung. Những cô mới lên, mang nhiều đồ quá, không có chỗ để phải gửi ở nhà của anh bảo vệ.
Cuộc sống sinh hoạt gần như thay đổi hoàn toàn so với khi còn ở dưới xuôi, thế nhưng, Hiếu cảm thấy thích hơn, vui hơn.
"Chắc em xác định ở đây thôi. Em chủ yếu lên đây kiếm anh nào trên này thôi mà" - Hiếu đùa.
Vì trường cách xa nhà tới 500 cây số nên chỉ có dịp nghỉ Tết và nghỉ hè dài ngày mới về quê được, còn bình thường Hiếu ở lại luôn trên trường. Một tháng nhận công tác mới, đã 3 lần lên các lớp học ở các điểm bản của trường, nhưng Hiếu chưa tính tới chuyện về quê.
Rời tư vấn bán hàng sang làm cô giáo
Cũng giống như Hiếu, Lò Thị Minh là cô giáo mới của Nậm He, mới nhận công tác từ ngày 1/2. Minh nhỏ hơn Hiếu 1 tuổi, là người Thái, nhà ở bản Bó Hóng, xã Thanh Xương, thành phố Điện Biên Phủ.
Minh tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Điện Biên, ngành sư phạm mỹ thuật năm 2015. Ra trường, cô gái trẻ từng có 1 năm làm nhân viên tư vấn bán hàng; đến cuối năm 2016 mới thi tuyển lên làm giáo viên ở Nậm He.
Nói về lý do từ bỏ cuộc sống ở Điện Biên để lên Nậm He dạy học, Minh nói: "Em biết làm ở đâu cũng là cống hiến nhưng một số nơi cần mình hơn".
Cuộc sống ở Nậm He cũng không khác gì nhiều so với cuộc sống của em ở quê nhà, nhất là quê nội. Cảnh núi rừng, sông suối ở Nậm He khiến Minh nhớ tới ông nội, người đã từng rất thân thiết khi còn nhỏ.
Các em học sinh ở đây rất thân thiện. Niềm vui đối với Minh là mỗi khi lên lớp dạy môn Mỹ thuật thì học sinh đều rất thích.
Là cô giáo dạy môn Mỹ thuật nên Minh phải dạy các em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi lớp 1 tuần một tiết.
Khó khăn lớn nhất của một cô giáo mới có lẽ là làm quen với học sinh. Các em chủ yếu là dân tộc Mông, khá ngại ngần khi giao tiếp với người lạ.
Trường TH Nậm He là trường dân tộc bán trú; các em từ lớp 3 đến lớp 5 sẽ ở lại trường và chỉ về nhà vào cuối tuần. Mỗi tuần, mỗi cô giáo được phân công một ngày gọi dậy sớm, đôn đốc các em gấp chăn màn, đánh răng rửa mặt.
Ngoài ra, trong tuần cũng sẽ có một buổi tối, các thầy cô giáo phụ trách các em buông màn và đi ngủ sau giờ học buổi tối.Các em sẽ học cả ngày với 3 ca học. Các cô phân công nhau lên lớp cả buổi tối.
Tôi liên lạc lại với 2 cô giáo trẻ của Nậm He vào chiều tối ngày 7/3.
Hiếu và Minh đang chuẩn bị cho hoạt động liên hoan 8/3 vào sáng hôm sau.
Đây sẽ là dịp lễ đầu tiên của hai cô ở Nậm He.
"Các chị ở đây bảo, những ngày như thế này, chúng em sẽ nhận được một bó hoa dại học sinh tự hái. Hôm nay em bị ốm, chưa lên lớp nên chưa được nhận" - Minh chia sẻ.
Trong khi đó, Hiếu vừa cùng các cô giáo khác đi hái rau cho buổi liên hoan ngày mai.
"Các chị em đang bảo nhau tranh thủ trồng lại luống rau mới cho trường" - Hiếu nói với vui vẻ và đầy háo hức.
Với các cô giáo trẻ ở Nậm He, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.
Nhưng niềm vui mà các cô tìm thấy ở những đứa trẻ và cuộc sống nơi bản vùng cao Tây Bắc hy vọng sẽ giúp các cô vượt qua được những khó khăn ấy.
Trần Thị Thanh Hiếu, 24 tuổi, tốt nghiệp Khoa Giáo dục Tiểu học và mầm non của Trường ĐH Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ). Sau một thời gian làm công việc tại bệnh viện tỉnh, Hiếu quyết định thi tuyển lên làm giáo viên tại Mường Chà. Ngày 1/2, Hiếu nhận quyết định về công tác tại Nậm He.
Từ khi ra trường, Hiếu chưa từng đi dạy học nhưng vì mình đã chọn học nghề giáo nên muốn theo tiếp công việc này:
"Lúc trước, xem qua tivi, thấy học sinh trên này rất nghèo, quần áo không có đủ mặc nên em cũng muốn lên đây để dạy học. Khi lên trên này rồi, càng thấy các em nghèo nên càng muốn ở đây dạy học" .
Nhà có 4 anh chị em, chẳng ai theo nghề giáo. Bố mẹ cũng không làm công việc liên quan tới nghề này. Thành ra, quyết định lên Nậm He dạy học của Hiếu không nhận được sự đồng thuận của gia đình.
Hôm nhận quyết định công tác, bố đưa lên trường nhưng thấy quá xa nhà, điều kiện vật chất lại khó khăn, thương con gái nên bảo: "Thôi đi về, không ở đây nữa!". Biết bố thương mình, nhưng Hiếu vẫn quyết định ở lại.
"Mọi người cứ nghĩ vậy thôi chứ thực ra bây giờ đường xá trên này đi lại cũng thuận tiện hơn nhiều. Cơ sở vật chất thì có khó khăn hơn một chút nhưng em vẫn có thể thích nghi được".
Các cô giáo nhà ở xa như Hiếu được nhà trường sắp xếp ở cùng nhau ngay tại khu nhà cạnh khu bán trú của học sinh. Nhà làm bằng vách nứa, phủ bạt dứa, lợp mái fro-ximăng, giống phòng bán trú của học sinh. Cứ năm cô một phòng.
Hiếu cũng không tính được căn phòng rộng bao nhiêu mét vuông, chỉ biết là rất bé. Các cô trải đệm rồi nằm chung. Những cô mới lên, mang nhiều đồ quá, không có chỗ để phải gửi ở nhà của anh bảo vệ.
Cuộc sống sinh hoạt gần như thay đổi hoàn toàn so với khi còn ở dưới xuôi, thế nhưng, Hiếu cảm thấy thích hơn, vui hơn.
"Chắc em xác định ở đây thôi. Em chủ yếu lên đây kiếm anh nào trên này thôi mà" - Hiếu đùa.
Vì trường cách xa nhà tới 500 cây số nên chỉ có dịp nghỉ Tết và nghỉ hè dài ngày mới về quê được, còn bình thường Hiếu ở lại luôn trên trường. Một tháng nhận công tác mới, đã 3 lần lên các lớp học ở các điểm bản của trường, nhưng Hiếu chưa tính tới chuyện về quê.
Rời tư vấn bán hàng sang làm cô giáo
Cũng giống như Hiếu, Lò Thị Minh là cô giáo mới của Nậm He, mới nhận công tác từ ngày 1/2. Minh nhỏ hơn Hiếu 1 tuổi, là người Thái, nhà ở bản Bó Hóng, xã Thanh Xương, thành phố Điện Biên Phủ.
Minh tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Điện Biên, ngành sư phạm mỹ thuật năm 2015. Ra trường, cô gái trẻ từng có 1 năm làm nhân viên tư vấn bán hàng; đến cuối năm 2016 mới thi tuyển lên làm giáo viên ở Nậm He.
Nói về lý do từ bỏ cuộc sống ở Điện Biên để lên Nậm He dạy học, Minh nói: "Em biết làm ở đâu cũng là cống hiến nhưng một số nơi cần mình hơn".
Cuộc sống ở Nậm He cũng không khác gì nhiều so với cuộc sống của em ở quê nhà, nhất là quê nội. Cảnh núi rừng, sông suối ở Nậm He khiến Minh nhớ tới ông nội, người đã từng rất thân thiết khi còn nhỏ.
Các em học sinh ở đây rất thân thiện. Niềm vui đối với Minh là mỗi khi lên lớp dạy môn Mỹ thuật thì học sinh đều rất thích.
Là cô giáo dạy môn Mỹ thuật nên Minh phải dạy các em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi lớp 1 tuần một tiết.
Khó khăn lớn nhất của một cô giáo mới có lẽ là làm quen với học sinh. Các em chủ yếu là dân tộc Mông, khá ngại ngần khi giao tiếp với người lạ.
Trường TH Nậm He là trường dân tộc bán trú; các em từ lớp 3 đến lớp 5 sẽ ở lại trường và chỉ về nhà vào cuối tuần. Mỗi tuần, mỗi cô giáo được phân công một ngày gọi dậy sớm, đôn đốc các em gấp chăn màn, đánh răng rửa mặt.
Ngoài ra, trong tuần cũng sẽ có một buổi tối, các thầy cô giáo phụ trách các em buông màn và đi ngủ sau giờ học buổi tối.Các em sẽ học cả ngày với 3 ca học. Các cô phân công nhau lên lớp cả buổi tối.
Tôi liên lạc lại với 2 cô giáo trẻ của Nậm He vào chiều tối ngày 7/3.
Hiếu và Minh đang chuẩn bị cho hoạt động liên hoan 8/3 vào sáng hôm sau.
Đây sẽ là dịp lễ đầu tiên của hai cô ở Nậm He.
"Các chị ở đây bảo, những ngày như thế này, chúng em sẽ nhận được một bó hoa dại học sinh tự hái. Hôm nay em bị ốm, chưa lên lớp nên chưa được nhận" - Minh chia sẻ.
Trong khi đó, Hiếu vừa cùng các cô giáo khác đi hái rau cho buổi liên hoan ngày mai.
"Các chị em đang bảo nhau tranh thủ trồng lại luống rau mới cho trường" - Hiếu nói với vui vẻ và đầy háo hức.
Với các cô giáo trẻ ở Nậm He, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.
Nhưng niềm vui mà các cô tìm thấy ở những đứa trẻ và cuộc sống nơi bản vùng cao Tây Bắc hy vọng sẽ giúp các cô vượt qua được những khó khăn ấy.
Tác giả bài viết: Lê Văn
Nguồn tin: